Bị sâu răng có niềng răng được hay không?
Bạn đang có ý định niềng răng hô, móm, lệch lạc hay khớp cắn ngược… nhưng lại không biết bị sâu răng có niềng răng được hay không? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Sâu răng với ý niệm của các bạn là ở 2 dạng, sâu răng có những lỗ khuyết hổng màu đen và sâu răng đến mức cụt cả phần thân. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc đó.
Trường hợp đầu tiên sâu răng có những lỗ mất khoáng màu đen
Bạn có thể nhận biết sâu răng bằng cách soi gương vào trong khoang miệng và nhìn thấy những đốm màu đen hoặc thậm chí sâu có lỗ trên bề mặt răng. Đừng lo lắng niềng răng là việc di chuyển răng dựa vào việc gắn các mắc cài, khí cụ. Chân răng bên dưới sẽ di chuyển theo sự tác động lực của nha sĩ nhằm sắp cả hàm chạy đến vị trí kế hoạch. Trước khi niềng nha sĩ sẽ có kế hoạch trám lại những chiếc răng sâu cho bạn. Nếu chiếc răng đó sâu vào tủy thì nha sĩ điều trị tủy răng để răng hết hoàn toàn viêm nhiễm.
Nhiều bạn tồn tại cùng lúc nhiều lỗ sâu trong miệng và khá lo lắng khi có ý định niềng răng nhưng không sao cả, nha sĩ sẽ dần dần đánh giá và trám phục hồi lại.
Trám sâu răng thì có tốn tiền và đau đớn gì không?
Trám sâu răng cực kỳ nhẹ nhàng, nó chỉ đơn giản là nha sĩ làm sạch đi phần màu đen xấu xí rồi đắp lại bằng chất hàn. Không hề gây đau. Với lỗ sâu nghiêm trọng nha sĩ phải dùng thuốc tê, nên bạn cũng sẽ không cảm thấy đau khi thực hiện. Chi phí hàn răng cũng không cao từ 100 – 300.000đ cho một lỗ sâu. Thỉnh thoảng trong những đợt khuyến mãi nha sĩ sẽ miễn phí cho bạn và chỉ tính tiền chỉnh nha.
Vậy nên khi sâu răng bạn vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên cũng cần nhắc nhở các bạn rằng, khi bạn đã có sâu răng thì phải rất cẩn thận, nguyên nhân sâu răng thì nhiều nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là sự tích tụ mảng bám và lên men acid phá hủy bề mặt men. Niềng răng lại gắn nhiều dây dợ vào nên dễ đọng thức ăn, khó làm sạch. Bởi vậy trong quá trình niềng bạn phải vệ sinh thực sự tốt, tránh sâu răng bùng phát.
Hiệu quả ngăn chặn sâu răng phụ thuộc vào chính bản thân các bạn niềng răng cộng với sự hỗ trợ của nha sĩ. Nha sĩ ngoài trám lại các lỗ sâu sẽ vệ sinh răng miệng định kỳ giúp bạn. Còn bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh không được lơ là chải răng. Trên kênh youtube Nha Khoa Thùy Anh có làm các số hướng dẫn về chế độ chăm sóc răng dành riêng cho người đeo niềng. Các bạn có thể tìm để tham khảo.
>>>> Niềng răng trả góp chỉ từ 500k/tháng lãi suất 0% TÌM HIỂU TẠI ĐÂY
Trường hợp thứ 2, khi sâu răng phá cụt cả thân răng, chỉ còn chân thôi
Sâu răng không điều trị kịp thời bạn sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ chân răng, nếu tiên lượng không thể giữ lại chiếc răng này nha sĩ sẽ nhổ bỏ đi để bạn tránh được những cơn đau dai dẳng, tránh ổ nhiễm trùng trong miệng và phục vụ kế hoạch chỉnh nha. Tin vui là nếu nha sĩ cần khoảng trống, như kiểu bạn bị khấp khểnh nặng, hô, móm nha sĩ có thể dùng khoảng trống để lại sau nhổ răng này nhằm phục vụ kế hoạch điều trị.
Hoặc khi bạn mất răng hàm mà răng khôn vẫn còn tốt nha sĩ cũng có thể kéo răng khôn tiến ra trước dồn các răng bên cạnh khoảng trống lấp đầy vị trí răng mất. Đây gọi là giải pháp thay răng mất bằng răng thật rất độc đáo.
Nói chung, dù bạn bị sâu cụt răng bạn vẫn có thể niềng bình thường không hề ảnh hưởng gì. Và sau khi niềng răng nha sĩ có thể chỉ định bạn trồng lại mất bằng cách cấy chân implant. Đây là giải pháp tốt nếu khoảng trống nhổ răng vẫn tồn tại sau chỉnh nha.
Có một thắc mắc mà nhiều bạn muốn tìm câu trả lời, đó là khi sâu răng rồi thì nên niềng hay bọc sứ? Các bạn chú ý, niềng răng chỉ thay đổi vị trí răng chứ không thể thay đổi hình thể, ngược lại bọc sứ thay đổi được hình thể nhưng không điều chỉnh được vị trí răng ở biên độ rộng. Bởi vậy:
+ Nếu bạn chỉ có những lệch lạc rất nhỏ, thưa răng, đường cười chưa cân xứng mà kết hợp với sâu răng cửa thì có thể chọn bọc hay dán sứ. Đó là với sâu răng cửa, còn với sâu răng hàm thì không ảnh hưởng gì đến quyết định nên niềng hay bọc sứ.
+ Nếu bạn có lệch lạc lớn, hô, móm, cắn sâu, cắn hở… Kết hợp răng cửa bị sâu thì vẫn nên niềng răng, niềng đều rồi thì bạn muốn phục hồi lại bằng bọc sứ hay trám gì cũng được. Bác sĩ luôn không khuyến khích phương án mài răng lấy tủy bọc sứ. Nhất là thời đại càng ngày càng phát triển, điều trị cần hướng đến những can thiệp ít ảnh hưởng sinh học nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết sẽ trả lời được cho các bạn câu hỏi “sâu răng có niềng răng được không”. Sâu răng vẫn niềng được và hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên trong quá trình niềng phải tuân thủ các chế độ ăn, chải răng sạch, dùng chỉ nha khoa, tăm nước và trang bị cho mình những kiến thức giảm đau hữu hiệu.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh