Viêm lợi uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

Bệnh viêm lợi không chỉ gây đau nhức, hôi miệng mà còn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy bệnh viêm lợi uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Bệnh viêm lợi là gì?

Bệnh viêm lợi là tình trạng răng tích tụ các mảng bám chứa vi khuẩn gây viêm mô lợi. Đây là bệnh lý thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng có cảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. 

Nguyên nhân gây viêm lợi chân răng

Lợi là phần bao quanh giúp bảo vệ răng chắc khỏe. Tuy nhiên, khi sức đề kháng yếu cùng với việc vệ sinh răng miệng chưa chuẩn thì xảy ra hiện tượng viêm lợi. Viêm lợi là tín hiệu cho thấy bạn cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới răng.

Thông thường mô lợi sẽ săn chắc, có màu hồng nhạt, các gai lợi ở giữa các kẽ răng nhọn. Tuy nhiên khi lợi bị viêm thì mô lợi sẽ bị phù nề, chuyển dần từ màu đỏ tươi sang đỏ sẫm và các gai lợi ở giữa các kẽ răng sẽ tù, tròn không còn nhọn như bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi gồm gồm 2 nhóm lớn: 1 là mảng bám răng, 2 là các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn.

Nguyên nhân liên quan tới mảng bám răng

+ Cao răng: Cao răng được thành lập do sự vôi hóa của mảng bám răng. Bề mặt cao răng không trơn nhẵn như bề mặt răng nên vi khuẩn trong nước bọt dễ bám lên hơn.

+ Bất thường răng: Răng có cấu trúc phức tạp như các lồi men vùng cổ răng hay rãnh lõm vùng cổ răng hay răng lệch lạc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ, khó làm sạch.

+ Miếng trám răng hay răng giả sát hoặc dưới lợi: Khi không được làm nhẵn hoặc phồng ra so với răng ban đầu sẽ làm nhồi nhét thức ăn, khó khăn trong vệ sinh răng miệng tạo sự lưu giữ các mảng bám vi khuẩn. Thời gian miếng trám hay phục hình răng càng dài thì tổn thương vùng quanh răng càng nặng.

+ Mòn cổ răng dưới lợi: làm tích tụ mảng bám vi khuẩn và khó vệ sinh răng miệng

+ Phanh môi bám cao hoặc ngách tiền đình nông: gây co kéo bong lợi, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

Yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn

+ Do nội tiết: Thời kỳ thai nghén và dậy thì: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích của vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn gây viêm lợi. 

+ Do dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin A, B, C, D, canxi, fluor… khiến lợi nhạy cảm hơn với kích thích của vi khuẩn, niêm mạch dễ bị hoại tử và chất lượng mô răng kém đi nên dễ gây viêm lợi

+ Do bệnh toàn thân: DO bệnh tiểu đường, ung thư bạch cầu hay AIDS

+ Việc sử dụng thuốc: Các thuốc điều trị động kinh, chống loại tổ chức ghép hay thuốc giảm huyết áp dễ gây phì đại lợi. Với nguyên nhân này bạn cần gặp bác sĩ khám để rõ tình trạng của mình, từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp.

Triệu chứng viêm lợi răng

Triệu chứng của bệnh viêm lợi

Viêm lợi có các triệu chứng đặc thù riêng, bạn có thể tự đánh giá xem mình có bị viêm lợi không qua các triệu chứng sau: 

– Chảy máu lợi: Đó là khi bạn chải răng, hoặc có những va chạm ở lợi do nhai đồ ăn dai cứng thì chảy máu lẫn trong nước bọt. 

– Miệng có mùi lạ: Bạn có thể nhờ người thân đánh giá, hoặc thở vào bàn tay để hơi thở dội ngược lại mũi. 

– Vùng lợi đỏ bất thường: Bạn có thể tự soi gương và quan sát. 

Vậy bị viêm lợi uống thuốc gì? 

Các loại thuốc được sử dụng điều trị viêm lợi gồm: 

– Sử dụng nước súc miệng bằng các dung dịch có khả năng giảm đau, chống viêm có chlorhexidine như Pedentex, Kin…

Nếu tình trạng bệnh nặng, có biểu hiện sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều thì người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Vậy cụ thể viêm lợi uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?  

– Nhóm thuốc kháng sinh như metrogyl denta , macrolid, beta – lactam có tác dụng là giúp loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng, ở nướu răng để ngăn ngừa tình trạng viêm. Từ đó, làm giảm rõ rệt các triệu chứng do bệnh viêm lợi gây ra.

Thuốc trị viêm lợi màu hồng là loại thuốc kháng sinh trị viêm lợi phổ biến được người dân truyền tai nhau. Tên chính xác của loại thuốc này là Naphacogyl, với thành phần kháng sinh gồm Metronidazol và Spiramycin cùng hệ thống các tá dược. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để trị viêm lợi theo mức độ thông dụng gồm: 

  • Metronidazole;
  • Minocycline hoặc Doxycycline (kháng sinh nhóm tetracyclin);
  • Amoxicillin hoặc nếu bệnh nhân mẫn cảm với penicillin, nha sĩ có thể kê toa;
  • Clindamycin: dùng khi nhiễm khuẩn nặng;
  • Ciprofloxacin;
  • Azithromycin;

Lưu ý: Không sử dụng thức uống có cồn và đợi ít nhất 48 giờ sau khi điều trị Metronidazole để tránh tương tác nguy hiểm.

– Thuốc kháng viêm non-steroid như diclophenac, meloxicam, ibuprofen… giúp làm giảm các triệu chứng sưng, viêm ở lợi. 

  • Dòng thuốc Ibuprofen thường được ưu tiên sử dụng bởi có tác dụng giúp giảm viêm và giảm đau rất hiệu quả. Trường hợp người bệnh có tiền sử bị hen suyễn hoặc loét đường tiêu hóa cần thông báo cho bác sĩ biết khi kê đơn liên quan tới các thuốc NSAID.
  • Thuốc kháng viêm của NSAID có tác dụng giảm đau tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, do đó, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc kháng viêm NSAID cùng với thuốc giảm đau để giúp người bệnh dễ chịu hơn khi ăn hoặc chăm sóc răng miệng  khi bị viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).

– Nhóm thuốc corticosteroid bao gồm dexamethason, prednisolon… điều trị hiệu quả các tình trạng lợi bị sưng, đỏ, đau nhức ở nướu răng do có tính kháng viêm mạnh.

– Các loại thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) giúp giảm triệu chứng đau nhức do viêm lợi gây ra. Tuy nhiên, trường hợp mắc bệnh bị sôts xuất huyết hoặc gặp phải tình trạng ưa chảy máu thì không được dùng aspirin.

  • Paracetamol (acetaminophen): Loại thuốc giảm đau không kê đơn thông dụng và tương đối an toàn, thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau cơ, đau răng, đau đầu, cảm sốt…
  • Paracetamol có chứa Codein có tác dụng giảm đau mạnh hơn. Sự phối hợp giữa Codein và paracetamol giúp giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với 2 hoạt chất riêng lẻ, thời gian tác dụng cũng kéo dài. Những bạn bị mẫn cảm sẽ có tình trạng buồn nôn khi dùng loại thuốc này. 

Lưu ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh và chỉ định xem viêm lợi uống thuốc gì?

Tại nha khoa Thùy Anh, cùng việc sử dụng thuốc điều trị viêm lợi bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nguyên nhân và các kích thích tại chỗ, tạo môi trường sạch và không lây nhiễm trong miệng:

+ Loại bỏ cao răng, mảng bám trên và dưới lợi định kỳ.

+ Loại bỏ các yếu tố kích thích tại chỗ: trám hay sửa lại các phục hình không đúng, trám cổ răng bị mòn, cố định các răng lung lay, mài chỉnh khớp cắn.

+ Chỉnh nha chỉnh lại răng thẳng đều cũng là cách giúp dễ dàng vệ sinh răng miệng và ổn định khớp cắn.

+ Nếu lợi phì đại thì phẫu thuật cắt tạo hình lợi

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-loi-trum-co-mu-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri/

Trên đây là thông tin giải đáp vấn đề viêm lợi uống thuốc gì bạn có thể tham khảo, để có phương pháp điều trị tốt nhất, bạn hãy liên lạc với các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể hơn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Viêm lợi uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

  1. Pingback: Bị viêm lợi uống thuốc gì để mau khỏi?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background