Bạn buộc phải chọn nhổ răng khi gặp những tình trạng này – nha khoa Thùy Anh

Nhiều bạn có tâm lý sợ phải đi nhổ răng, đến khi xuất hiện các cơn đau, sưng mặt,… thì lúc đó răng vẫn phải nhổ và kèm theo là rất nhiều vấn đề khác. Vậy thì những trường hợp nào răng cần phải nhổ bỏ? Nếu bạn sợ nhổ răng và đang phân vân không biết liệu răng của mình có phải nhổ hay không thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những trường hợp răng cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Những trường hợp không thể giữ được răng

Răng sâu, vỡ lớn

Nếu bạn có một chiếc răng sâu vỡ lớn và đang không biết có thể giữ lại được hay không thì có thể quan sát hình ảnh sau:

Chiếc răng sâu khá lớn, tuy nhiên sâu chủ yếu nằm ở giữa, mô răng xung quanh vẫn tốt, đủ độ vững chắc nên chúng ta có thể giữ lại bằng cách hàn thông thường hoặc nếu sâu đã vào tủy thì cần lấy tủy và bọc sứ để bảo vệ.
Răng vỡ chỉ còn lại một chút mô răng phía ngoài, các thành khác đều bị sâu vỡ hết, tủy răng hoại tử gây đau,... nhưng vẫn có thể giữ lại bằng cách lấy tủy + cắm chốt + làm bọc răng sứ phía trên.
Tuy nhiên nếu răng đã bị nứt đôi thành các chân khác nhau hoặc có lợi bò vào bên trong như thế này thì sẽ không thể giữ được mà cần phải nhổ bỏ, trồng lại răng mới bằng phương pháp cấy chân răng nhân tạo implant hoặc làm cầu răng nhằm phục hồi chức năng ăn nhai cũng như tránh các nguy cơ viêm nhiễm xung quanh chân răng này.

Răng lung lay mức độ nặng cũng cần nhổ bỏ sớm  

Để phát hiện răng lung lay bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay giữ chặt và lắc theo chiều ngoài trong. Răng càng lung lay nhiều thì khả năng phải nhổ sẽ càng cao. Nguyên nhân là khi cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày không loại bỏ sẽ gây viêm lợi, viêm nha chu dẫn tới tụt lợi, tiêu xương quanh răng,… khiến cho răng lung lay. Xương ổ răng một khi đã tiêu thì rất khó để có thể phục hồi lại. 

Cần lưu ý, trong trường hợp răng lung lay nhiều do sang chấn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, áp xe quanh răng cấp,… thì vẫn có thể giữ lại răng bằng cách cố định, giảm tại lực khớp cắn tạm thời từ vài tuần đến vài tháng. Nha sĩ sẽ là người khám và đưa ra chỉ định liệu có giữ lại răng được hay không.

Răng khôn 

Nhổ răng khôn thời gian gần đây đã rất phổ biến. Nếu răng khôn mọc lên và không gây bất kỳ vấn đề khó chịu nào thì có thể giữ lại. Tuy nhiên phần lớn răng khôn đều có vấn đề khó chịu và gây biến chứng

Tiếp theo là 1 chiếc răng khôn lợi trùm: Hình ảnh các bạn có thể quan sát thấy là phần lợi bao phủ lên mặt nhai phía xa chiếc răng khôn và tạo thành 1 khe lợi sâu ở vị trí này. Trong quá trình ăn nhai, vụn thức ăn sẽ chui vào và không thể nào làm sạch được, từ đây vi khuẩn sẽ phát triển và gây viêm, đau nhức. Nếu tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ chuyển sang viêm quanh thân răng, có mủ và tệ hơn nữa là viêm mô tế bào gây sưng mặt.
Tiếp theo là 1 chiếc răng khôn lợi trùm: Hình ảnh các bạn có thể quan sát thấy là phần lợi bao phủ lên mặt nhai phía xa chiếc răng khôn và tạo thành 1 khe lợi sâu ở vị trí này. Trong quá trình ăn nhai, vụn thức ăn sẽ chui vào và không thể nào làm sạch được, từ đây vi khuẩn sẽ phát triển và gây viêm, đau nhức. Nếu tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ chuyển sang viêm quanh thân răng, có mủ và tệ hơn nữa là viêm mô tế bào gây sưng mặt.

Răng mọc lệch lạc

Trường hợp răng mọc lệch vào phía trong cung hàm. 3 chiếc răng đứng cạnh nhau này tạo thành tam giác và có 1 lỗ nhỏ ở chính giữa. Vụn thức ăn chui vào sẽ rất khó để loại bỏ sạch hoàn toàn bằng phương pháp vệ sinh thông thường. Sâu răng sẽ diễn ra âm thầm mà bạn không hề hay biết do không thể quan sát được. Phần lớn bệnh nhân đến khám khi đã có triệu chứng ê buốt, đau do sâu đã vào đến tủy. Nếu phát hiện tình trạng răng mọc như thế này bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để có kế hoạch nhổ bỏ hoặc chỉnh nha nếu có thể.

Răng thừa, răng kẹ

Vùng răng cửa là vùng răng thẩm mỹ, vì vậy nếu bạn có 1 chiếc răng thừa, răng kẹ thì cũng cần loại bỏ, kết hợp với niềng răng hoặc làm răng sứ thẩm mỹ để có một nụ cười đẹp và quyến rũ hơn.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-thanh-toan-tra-gop-0/

Đây là một trường hợp đến khám tại Nha khoa Thùy Anh với một chiếc răng kẹ nhỏ giữa hai chiếc răng cửa khiến cho nụ cười rất mất thẩm mỹ. Bạn nam đã lựa chọn phương pháp nhổ bỏ kết hợp niềng răng khép khe hở. Và kết quả sau cùng, chiếc răng kẹ đã được nhổ bỏ và khép khoảng lại hoàn toàn, bệnh nhân rất hài lòng với nụ cười mới.

Vậy nếu phải nhổ răng thì giải pháp sau khi nhổ là gì?

Việc trồng lại răng sớm để phục hồi lại sức ăn nhai, thẩm mỹ sau nhổ là rất cần thiết. Nếu để mất răng quá lâu sẽ dẫn tới tiêu xương, xô lệch răng bên cạnh, trồi răng đối diện,… khiến việc phục hồi lại răng sau này gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hồi lại răng đã mất như: Làm hàm tháo lắp, làm cầu răng, trồng chân răng nhân tạo implant, niềng răng,… Mỗi phương pháp lại có một ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng người. Bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa để được nha sĩ tư vấn đầy đủ nhất về phương pháp cũng như liệu trình điều trị.

Hy vọng qua video chia sẻ của tôi ngày hôm nay giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về răng miệng. Đồng thời hình dung liệu chiếc răng của mình có thể cứu chữa được không hay cần phải nhổ bỏ. Từ đấy giúp các bạn có thêm động lực đi khám răng, sớm phát hiện các vấn đề cần khắc phục, nâng cao sức khỏe răng miệng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục