Hậu Quả Khớp Cắn Sâu – Chẩn đoán cắn sâu dựa vào những yếu tố nào?
Cắn sâu là chủ đề ít được quan tâm trong nha khoa thường thức vì vấn đề nhận diện tương đối khó khăn, các bạn bệnh nhân khó phát hiện ra cũng như ít động lực để đi niềng vì đôi khi bạn bị khớp cắn sâu nhưng răng vẫn đều đặn, những người xung quanh không ai nói rằng bạn bất thường cả. Tuy nhiên việc giải khớp cắn sâu ngoài cải thiện thẩm mỹ còn liên quan rất nhiều đến gia tăng chất lượng cuộc sống. Khớp cắn sâu có tỷ lệ liên quan đến các tình trạng rối loạn Thái Dương Hàm, đau đầu, vai gáy cũng như ù tai rất nhiều. Khi bạn ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi đó cũng có thể là hậu quả của khớp cắn sâu gây nên tình trạng căng tức khớp và co cơ..
Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp phần nào về khớp cắn sâu – chẩn đoán dựa vào những yếu tố nào?
Đầu tiên làm thế nào bạn biết mình đang bị cắn sâu?
Khớp cắn sâu là tình trạng khá thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành, theo nghiên cứu của tác giả Proffit and Fields (2007) độ cắn sâu lớn hơn 5mm gặp ở khoảng 20% số trẻ em và 13% người lớn được khảo sát ngẫu nhiên.
Bạn hãy quan sát hình ảnh sau đây, hình ảnh minh họa cho bệnh nhân thì khớp cắn như vậy là hoàn hảo. Ngoài các tiêu chí khác mà chúng tôi chưa đề cập đến trong bài viết này, chúng ta thấy răng hàm trên phủ khoảng 2mm răng cửa hàm dưới. Răng hàm dưới lộ ra khoảng ¾, và chỉ bị che phủ ¼ ở trạng thái cắn chặt hàm.
Khớp cắn sâu định nghĩa đơn giản là sự trùm lên của răng cửa hàm trên khoảng 4mm – 10mm khi cắn chặt hàm. Nếu độ chùm từ 1-3mm thì được coi như bình thường. Nếu độ chùm 0mm gọi là cắn đối đầu cũng là 1 dạng khớp cắn cần được điều trị. Và nếu độ chùm âm tức là răng cửa trên nằm phía trong răng cửa dưới thì như các bạn đã biết tình trạng này gọi là khớp cắn ngược.
Thực ra con số 3mm hay 4mm chỉ mang tính định nghĩa và ước lượng tượng trưng, chưa có một nghiên cứu thuyết phục nào chứng minh nên là 3 hay 4mm. Vậy nên nhiều tác giả dùng ước lượng về tỷ lệ phần trăm răng cửa trên che lấp răng cửa dưới để nhận diện khớp cắn sâu. Theo đó khi răng cửa hàm trên trùm trên 40% (khoảng hơn 1/3) răng cửa hàm dưới trạng thái cắn chặt hàm được coi là sâu.
Một ví dụ nổi tiếng cho việc không thống nhất con số về độ cắn phủ over bite, đó là trường phái Bioesthetic Occlusion, được phát triển bởi các quy luật khớp cắn phỏng sinh học, khi Dr.Lee tiến hành đo đạc trên những mẫu hàm đạt chuẩn của người bình thường thấy rằng overbite 3-5mm thì coi như bình thường.
Từ vấn đề định nghĩa khớp cắn sâu còn nhiều tranh cãi, theo chúng tôi bất cứ khi nào có thể bác sĩ chỉnh nha nên kết thúc ca ở độ cắn phủ 1-3 mm để đạt được độ mở khớp tối ưu.
Đây chính là một trong những vấn đề thuộc về tiêu chí để cho các bạn đang niềng răng biết được rằng ca của mình đã kết thúc được hay chưa, việc sắp đều răng và đôi khi đã giải quyết hết hô, hay khấp khểnh là chưa đủ, đánh giá tiêu chuẩn kết thúc ca dựa vào độ cắn sâu rất quan trọng. Chúng tôi lấy ví dụ một số trường hợp sau đây:
>>>> Tìm hiểu phương pháp niềng răng điều trị khớp cắn sâu TẠI ĐÂY
Tình trạng ban đầu bệnh nhân có khấp khểnh nặng, nha sĩ đã hoàn tất việc dàn đều răng, tuy nhiên ca này chưa tháo được vì độ cắn sâu vẫn còn lớn, bạn thấy răng cửa hàm trên che hơn một nửa răng cửa hàm dưới.
Như vậy bạn đã nhận diện được khớp cắn sâu cũng như biết thêm về 1 tiêu chí quan trọng để kết thúc ca niềng răng.
Ngoài yếu tố đánh giá quan trọng nhất mà chúng tôi nói ở trên, còn có một số tiêu chí nhận diện nữa có thể kể đến như:
+ Đường cong cắn khớp không phẳng
+ Góc môi cằm sâu – Cằm bị lẹm
+ Răng cửa hàm dưới cắn vào vùng lợi răng cửa hàm trên, răng cửa hàm trên cũng có thể trồi và xuất hiện cười hở lợi.
+ Tầng mặt dưới ngắn, gương mặt tròn, 2 bên góc hàm tức là phần má bị bành ra, những người cắn sâu vì vậy có gương mặt hơi già trước tuổi một chút.
Chúng tôi sẽ phân tích một chút về đặc điểm lẹm cằm trường hợp khớp cắn sâu:
Các bạn để ý góc môi cằm bị tù, lõm vào trong, dù bệnh nhân có hô nhưng kết hợp cắn sâu và lõm cằm, đây là dạng khớp cắn rất khó điều trị. Các bạn cùng xem hình ảnh hàm răng trong miệng bệnh nhân.
Nếu tham gia một số diễn đàn niềng răng cộng đồng hẳn các bạn cũng từng nghe đến than phiền niềng răng xong bị quặp, nguyên nhân một phần cũng là do chưa giải được khớp cắn sâu mà đã kết thúc ca.
Trường hợp thứ 2: Các bạn thấy bệnh nhân có lõm cằm rất rõ
Rất điển hình của khớp cắn sâu, chúng ta cùng quan sát hình ảnh trong miệng.
Răng cửa trên che khuất hơn 50% răng cửa hàm dưới, nhìn cận cảnh thậm chí hàm dưới cắn vào gót răng cửa hàm trên
Vậy nguy cơ và hậu quả của khớp cắn sâu là gì?
Đầu tiên, phải nói đến vấn đề thẩm mỹ, thẩm mỹ răng nằm trong tổng thể thẩm mỹ khuôn mặt, có những trường hợp khuôn mặt bù trừ tốt thì khớp cắn sâu vẫn không gây ra bất cứ một khuyếm khuyết nào, ví dụ như diễn viên Bảo Thanh, bạn ấy có cắn sâu và góc môi cằm tương đối sâu, tuy nhiên gương mặt và hàm răng vẫn đều đặn, rạng ngời.
Tuy nhiên những dạng cắn sâu điển hình, thấy rõ khuôn mặt bệnh nhân có thể bị ngắn tầng mặt dưới, mặt tròn, má bị bành và cằm lẹm. Mặt khác khớp cắn sâu nếu kết hợp với răng khấp khểnh thì lúc này nụ cười sẽ có khuyết điểm, một vài trường hợp cắn sâu do xương, xương hàm trên phát triển quá mức xuống dưới gây nên cười hở lợi và mất tính cân đối của đường cười. Các bạn cùng tham khảo một số ca sau đây:
Tình huống này răng cửa hàm trên che lấp hoàn toàn răng cửa hàm dưới. Quan sát gương mặt nhìn nghiêng tầng mặt dưới ngắn và gói môi cằn bị lẹm.
Kết hợp với khấp khểnh răng, khiến nụ cười bệnh nhân có khiếm khuyết và ảnh hưởng thẩm mỹ cả khuôn mặt, ngoài ra 2 bên má cũng bành ra do cường cơ cắn.
Hậu quả thứ hai là răng cửa dưới có thể cắn vào vùng lợi răng cửa hàm trên, điều này cản trở quá trình ăn nhai thỉnh thoảng vùng lợi sang chấn sưng và cực kỳ khó chịu.
Đây là một trường hợp như vậy: Bệnh nhân đến với chúng tôi vì hàm răng lệch lạc, ngoài ra răng cửa dưới cắn vào lợi gót răng cửa trên, cứ khoảng 2-3 tháng thì lại bị sưng đau 1 lần, mỗi lần sưng đau không thể ăn được bất cứ đồ dai cứng nào. Khi bệnh nhân đi nha sĩ do không chấp nhận điều trị toàn diện, nha sĩ chỉ định mài răng cửa dưới đi 1 chút để tránh cắn vào lợi. Quá trình này kéo dài, càng mài răng dưới càng mọc trồi lên. Và khi chúng tôi thăm khám thì thấy rằng chỉnh nha là cách điều trị triệt để duy nhất, sau 2 năm tất cả các vấn đề đều giải quyết xong, không những răng đều đặn mà còn hết hoàn toàn cắn sâu, răng cửa dưới không cắn vào lợi răng trên nữa.
Một lý do nữa mà các bạn nên điều trị cắn sâu liên quan đến vấn đề về bệnh lý khớp thái dương hàm. Hiện nay nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng bệnh lý Thái Dương Hàm chưa rõ ràng tuy nhiên một vài nghiên cứu xác nhận được mối liên quan giữa bệnh lý thái dương hàm và khớp cắn sâu. Tỷ lệ những người bị khớp cắn sâu có vấn đề về khớp là cực kỳ cao. Ví dụ tác giả Costa và cộng sự xác nhận rằng, có sự liên hệ giữa bệnh lý TMD, khớp cắn sâu và lệch lạc khớp cắn loại 2. Dù chưa thể tìm ra mối quan hệ nguyên nhân – kết quả rõ ràng.
Có nhiều giả thuyết về hậu quả khớp cắn sâu gây ra TMD, phổ biến nhất là 2 giả thuyết. Các bạn cùng xem bức hình dưới đây:
Khi bạn nghiến hàm ra phía trước, răng cửa hàm dưới chà vào gót răng cửa hàm trên gọi là hướng dẫn ra trước của răng cửa. Tuy nhiên trường hợp khớp cắn sâu hướng dẫn này quá dài dẫn đến nguy cơ căng, mỏi cơ hơn các loại khớp cắn khác.
Giả thuyết thứ 2 là do khớp cắn sâu khiến vùng khớp phía sau bị nén, vùng mô sau đĩa chứa mạch máu thần kinh bị nén dẫn đến hẹp khe khớp sau. Dù là bất cứ nguyên nhân nào, thì việc điều trị giải khớp cắn sâu cũng là rất cần thiết.
Khớp cắn sâu bệnh nhân khó để ý cũng như tìm đến nha sĩ điều trị, tuy nhiên nó lại là loại khớp cắn gây hại nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nhận diện cũng như hiểu được về tác hại cắn sâu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng này, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh