Tình trạng thiếu răng bẩm sinh và cách điều trị

Khoảng 6.9% dân số trên thế giới xuất hiện tình trạng thiếu răng bẩm sinh, nghĩa là họ không đủ 28 răng như bình thường. Và trong rất nhiều trường hợp nó còn là sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng này có tên gọi là Hypodontia: một tình trạng thiếu một hay nhiều răng, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mĩ khuôn mặt.

Các trường hợp thiếu răng bẩm sinh 

Hypodontia – tình trạng thiếu răng bẩm sinh trong đó có răng không phát triển, thiếu một hoặc nhiều răng. Số lượng răng thiếu bẩm sinh có thể từ 1 chiếc đến rất nhiều chiếc gây ảnh hưởng tới chức năng ăn uống, tính thẩm mỹ của nụ cười. 

Thiếu răng bẩm sinh thường gặp nhiều nhất ở răng hàm thứ 2 của người trưởng thành và răng cửa hàm trên. 

Nguyên nhân nào gây tình trạng thiếu răng bẩm sinh?

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đưa ra giả thuyết dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh chủ yếu là do các khía cạnh di truyền và môi trường cũng như ảnh hưởng của cả 2 yếu tố này.

Nguyên nhân thiếu răng bẩm sinh có thể là do bệnh lý bẩm sinh hoặc di truyền. Nó có thể được kế thừa từ một hoặc cả hai bố mẹ, hoặc do các đột biến gen. Bên cạnh đó, cũng có thể xuất hiện do yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thai nhi, chẳng hạn như thuốc lá, rượu, hoặc các loại thuốc.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng. Mức độ ảnh hưởng lên từng cá nhân của các yếu tố nguyên nhân vẫn còn được tranh luận rộng rãi.

Dấu hiệu của thiếu răng bẩm sinh là gì?

Sẽ tùy vào số lượng răng thiếu mà triệu chứng lâm sàng khác nhau. Có thể đơn giản chỉ thiếu một răng, cũng có những trường hợp nặng thiếu rất nhiều răng. Ngoài ra có thể có một số dấu hiệu khác đi kèm giúp bạn nhận ra bất thường như:

    • Khoảng trống giữa răng lớn hơn bình thường.
    • Răng bị lệch hoặc hỗn loạn do không đủ không gian để phát triển.
    • Răng bị chệch hướng, khó khăn trong việc cắn hoặc nhai thức ăn.
    • Mắc các vấn đề liên quan đến tâm lý và thẩm mỹ, như tự ti về hình dáng răng miệng.

Một cách đơn giản để phát hiện bạn thiếu răng đó là bạn đếm số lượng răng trên hàm. Nếu tính cả răng khôn (răng hàm lớn thứ 3) mỗi người sẽ có 32 răng, nếu không tính răng khôn tức là chỉ đếm 2 răng hàm lớn trong cùng thì người bình thường có 28 cái. Khi đếm không đủ và theo kèm khe thưa, lệch đường giữa, khớp cắn sâu… thì khả năng cao bạn bị thiếu răng bẩm sinh. Việc chụp phim X – quang và thăm khám nha sĩ sẽ xác nhận lại chính xác vấn đề. 

Phương pháp điều trị thiếu răng bẩm sinh là gì?                                                  

 Những phương án điều trị thiếu răng bẩm sinh đã và đang được áp dụng trên lâm sàng bao gồm:

    1. Sử dụng hàm giả tháo lắp

Đây là phương án với chi phí rẻ và đã từng được phổ biến trong quá khứ. Tuy nhiên phương pháp chỉ được coi như một biện pháp tạm thời và rất ít được chỉ định ở thời điểm hiện tại bởi sự phát triển của những kĩ thuật khác. Ngày nay hàm giả tháo lắp được cân nhắc chỉ định cho các bé thiếu răng bẩm sinh mà nha sĩ cần giữ khoảng trống ổn định chờ đến tuổi trưởng thành thì cấy implant.                                                           

2. Cầu răng

Đây là biện pháp phục hình răng cố định. Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là phải mài nhỏ các răng kế cận cũng như tình trạng tiêu xương ở vùng mất răng không được giải quyết. Hiện nay cầu răng chỉ còn áp dụng cho ca thiếu răng bẩm sinh mà xương hàm tiêu nhiều kết hợp bệnh nhân không phù hợp với một ca ghép xương cấy chân răng nhân tạo chuyên sâu.  

    1. Cấy chân răng nhân tạo implant

Sự ra đời của implant mở ra một kỉ nguyên mới cho điều trị phục hồi các răng đã mất. Implant cho phép tái tạo những răng đã mất mà không ảnh hưởng đến răng bên cạnh, giúp bệnh nhân có được hàm răng ổn định chức năng và thẩm mỹ tốt. Hiện nay trồng răng implant là giải pháp thay thế răng thiếu khuyết phổ biến và tốt nhất.      

    1. Chỉnh nha (niềng răng)

Chỉnh nha sử dụng để mở rộng khoảng trống giữa các răng và tạo không gian cho răng giả hoặc cấy ghép răng. Hoặc nha sĩ có thể thu hẹp khoảng trống giữa các răng bù khoảng răng mất. Tùy tình trạng răng trên từng bệnh nhân mà việc lựa chọn phương án sẽ khác nhau. Thông thường việc điều trị một ca thiếu răng bẩm sinh sẽ kết hợp giữa chỉnh nha và cấy ghép implant. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/mat-rang-co-nieng-rang-duoc-khong-nha-khoa-thuy-anh/

Bệnh nhân bị thiếu 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Và khoảng trống giữa các răng cũng là quá nhỏ để có thể thực hiện cấy implant. Thêm vào đó bệnh nhân còn có tình trạng khấp khểnh, cung cười hẹp và nụ cười thiếu thẩm mỹ.  Bác sĩ chỉ định chỉnh nha 2 hàm với mục đích vừa mở khoảng răng thiếu bẩm sinh vừa khắc phục những khiếm khuyết trên nụ cười.

Bệnh nhân bị thiếu 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Và khoảng trống giữa các răng cũng là quá nhỏ để có thể thực hiện cấy implant. Thêm vào đó bệnh nhân còn có tình trạng khấp khểnh, cung cười hẹp và nụ cười thiếu thẩm mỹ. Bác sĩ chỉ định chỉnh nha 2 hàm với mục đích vừa mở khoảng răng thiếu bẩm sinh vừa khắc phục những khiếm khuyết trên nụ cười.

Khi bạn gặp phải tình trạng thiếu răng bẩm sinh, phổ biến gây khe thưa, lệch đường cười, nhồi nhét thức ăn, nghiêng đổ răng thì việc kết hợp chỉnh nha và cấy chân răng nhân tạo sẽ khắc phục hoàn toàn vấn đề. Đương nhiên chi phí điều trị sẽ cao hơn so với 1 ca chỉnh nha hay cấy implant thông thường tuy nhiên đổi lại bạn sở hữu hàm răng khỏe đẹp và an toàn. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background