Niềng răng móm có đau không? Cách hạn chế đau khi niềng
Niềng răng móm có đau không? Đây thường là một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm khi nghĩ đến quá trình niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu xem niềng răng móm có thực sự đau không và làm thế nào để giảm đau trong quá trình điều trị.
Niềng răng móm có đau không?
Với câu hỏi niềng răng móm có đau không thì trong giai đoạn ban đầu bạn có thể trải qua cảm giác không thoải mái và bị vướng víu một chút do cơ thể chưa quen với các khí cụ niềng răng.
Về bản chất niềng răng là phương pháp không xâm lấn, không cần sử dụng dao kéo nên sẽ không có những cơn đau xảy ra như bạn tưởng tượng. Nhưng nếu quy trình niềng răng không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây ra cảm giác đau nhức không mong muốn.
Trong thực tế, quá trình niềng răng móm không gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, có những giai đoạn trong quá trình này mà bạn có thể cảm thấy một số khó chịu và đau nhức nhất định.
Các giai đoạn bị đau khi niềng răng móm
1. Đau khi niềng răng do đặt thun tách kẽ
Trong giai đoạn đầu, việc đặt thun tách kẽ có thể gây ra cảm giác không thoải mái và vướng víu, đặc biệt nếu hàm răng chưa thích nghi với lực nén lên các răng. Điều này có thể gây ra cơn đau gây khó chịu. Đặc biệt, đối với những người có cung hàm hẹp, việc chèn thun tách kẽ có thể gây đau và khó ngủ.
2. Đau do khí cụ nong hàm
Khí cụ nong hàm thường được đặt ở vùng khẩu cái để mở rộng cung răng, tạo ra không gian để sắp xếp răng đều đặn. Mặc dù hiệu quả trong việc giảm thiểu việc mài hoặc nhổ răng. Nhưng khí cụ này có thể gây ra cảm giác cồng kềnh và vướng viu, đặc biệt khi ăn uống hoặc phát âm.
3. Đau sau khi tăng lực siết dây cung
Mỗi lần tái khám, bác sĩ có thể tăng cường cỡ dây cung hoặc siết thun tăng lực để tăng tốc độ di chuyển của răng. Đây là một cảm giác nhẹ nhàng hơn so với những cơn đau khác, thường chỉ tồn tại trong vài ngày và dần tan biến.
4. Đau do cọ xát và dây cung đâm vào môi
Mức độ đau này khá nhẹ và có thể kiểm soát bằng sáp nha khoa. Các dây cung thừa cần phải được cắt bỏ, và sau một thời gian, môi đã quen với sự hiện diện của các bộ mắc cài và dây cung sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu nữa.
5. Đau do nhổ răng
Cảm giác đau sau khi nhổ răng thường phụ thuộc vào độ phức tạp của răng cần nhổ. Răng đơn giản thường không gây ra cảm giác đau lớn, trong khi răng phức tạp có thể gây ra cơn đau và sưng nhẹ.
6. Đau do đặt vis
Thủ thuật đặt vis thường không gây ra cảm giác đau nhiều, và mức độ đau thường rất thấp hoặc không đáng kể.
Cảm giác đau khi niềng răng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và quy trình điều trị cụ thể. Và những cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau vài ngày khi cơ thể quen với các khí cụ niềng răng.
Cách giảm đau khi niềng răng móm
Không phải tất cả mọi người khi niềng răng móm đều có thể làm quen ngay được với các khí cụ niềng răng. Vì vậy cảm giác đau nhức khó chịu là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số phương pháp giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi niềng răng.
1. Trường hợp nhiệt miệng do cọ xát
- Sử dụng sáp nha khoa.
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng có chứa Chlorhexidine.
- Bổ sung vitamin, ăn uống nhẹ nhàng và cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn.
- Bôi thuốc như Sindolor, metrogyl.
2. Trường hợp đau, ê nhức răng
- Massage nướu răng.
- Chườm lạnh bằng cách ăn sữa chua/kem, ngậm đá, hoặc sử dụng túi chườm.
- Sử dụng thuốc giảm đau như Efferalgan, Alaxan…
Quan trọng nhất, sau khi gắn mắc cài, là việc giữ gìn sức khỏe răng miệng của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hướng dẫn về phương pháp làm sạch răng để giảm thiểu nguy cơ gây viêm nhiễm và các vấn đề khác như tiêu xương, tụt lợi, sâu răng. Và cung cấp các phương pháp vệ sinh răng miệng như:
- Sử dụng máy tăm nước hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa.
- Sử dụng bàn chải kẽ và nước súc miệng.
Nếu gặp phải các vấn đề sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân cần liên hệ với nha sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự hỗ trợ, bao gồm:
- Đau nhói hoặc đau buốt.
- Khí cụ, dây cung gây đau.
- Chảy máu hoặc viêm nhiễm không cải thiện.
- Mắc cài bị bung, rơi, hoặc lỏng.
- Tăng nhạy cảm với kích thích nhiệt hoặc lạnh.
Mặc dù có thể có những giai đoạn khó chịu trong quá trình niềng răng móm. Nhưng các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để vượt qua những giai đoạn này một cách dễ dàng. Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào. hi vọng thông tin bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng móm có đau không cũng như cách giảm đau khi niềng răng.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mom-bao-nhieu-tien-co-hieu-qua-khong-nha-khoa-thuy-anh/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh