Nên dán răng sứ hay bọc răng sứ để “thay áo mới” cho răng?

Bọc răng sứ và mặt dán sứ Veneer đều được sử dụng rộng rãi trong thẩm mỹ nụ cười, được chỉ định trong những trường hợp tương đối gần nhau. Tuy nhiên cũng có những điều đặc thù riêng, và nếu có lựa chọn đúng đắn bạn sẽ có 1 nụ cười hoàn hảo. Trong bài viết sau, bác sĩ Tùng trực thuộc nha khoa Thùy Anh sẽ giúp giải đáp vấn đề nên dán răng sứ hay bọc răng sứ để mang lại hiệu quả tốt nhất khi thực hiện thẩm mỹ răng sứ. 

Nên dán răng sứ hay bọc răng sứ?

Nên dán răng sứ hay bọc răng sứ?

Nên dán răng sứ hay bọc răng sứ là vấn đề mà rất nhiều khách hàng phân vân khi lựa chọn làm răng sứ thẩm mỹ để cải thiện khuyết điểm răng miệng. Vi cả 2 phương pháp này đều giúp mang hàm răng trắng sáng, đều đẹp. 

Thực tế thì không thể quyết định chính xác được nên dán sứ hay bọc sứ. Vì mức độ hiệu quả của 2 phương pháp này sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người cũng như nhu cầu điều trị của người sử dụng. 

Để lựa chọn được giải pháp phù hợp cho trường hợp của bạn nên dán sứ hay bọc sứ thì bạn cần tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám tổng quát về tình trạng răng miệng và đưa ra phương án điều trị cụ thể. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định dán sứ để khôi phục tính thẩm mỹ cho trường hợp răng sứt mẻ, thưa, xỉn màu nhẹ. Còn bọc sứ sẽ với các tình trạng năng hơn hoặc răng hư hỏng nặng.

Một số gợi ý về lựa chọn giữa 2 phương pháp bọc sứ hay dán sứ bạn có thể tham khảo: 

– Với những răng cần chịu lực nhai lớn, thực hiện chức năng với cường độ cao thì bọc răng sứ sẽ tốt hơn.

– Những bạn có tật nghiến răng, thói quen siết chặt răng thì chụp sứ sẽ đảm bảo an toàn hơn.

– Răng có các lỗ sâu lớn, tiến triển nặng thì thường sẽ chỉ định bọc sứ vì mão sứ ôm toàn bộ thân răng khít sát sẽ có sức kháng với sâu răng tốt hơn. Còn lỗi sâu nhỏ thì có thể dán sứ. 

– Những trường hợp cần thay đổi khớp cắn để tối ưu hơn, tăng hiệu quả ăn nhai và đồng vận cơ khớp, tăng kích thước dọc thì bọc răng sứ là chỉ định phù hợp.

– Răng bị mất men nhiều, phải cắm chốt, mất chất nặng cũng nên bọc sứ.

– Trường hợp cần ưu tiên bảo tồn mô răng thật, khuyết điểm răng ở mức vừa phải thì có thể chọn dán sứ veneer.  

Sự khác nhau giữa phương pháp dán sứ và bọc sứ

Để biết nên dán răng sứ hay bọc răng sứ thì bạn cũng cần hiểu rõ bản chất của 2 phương pháp này: 

– Bọc răng sứ nghĩa là bạn sẽ phải mài khoảng 1 – 2 mm của răng và làm sứ lên đó. Chụp sứ có thể phục hồi chức năng của răng vì vậy chỉ định trong những trường hợp cần khôi phục chức năng như mất răng, răng điều trị tủy, vỡ mẻ lớn, cắn hở…. Hiện nay chụp răng cũng đã sử dụng công nghệ dán từ đó không còn mài nhiều như trước đây.

– Dán sứ veneer thì bác sĩ chỉ tiến hành mài mặt ngoài khoảng 0.2 – 0.5 mm, không thay đổi về chức năng của răng mà chỉ thay đổi hình dạng, màu sắc. Mặt dán sứ sử dụng công nghệ dán. 

1. Về trường hợp thực hiện

Bọc răng sứ có chỉ định rộng hơn dán sứ, bọc sứ áp dụng cho răng sâu, vỡ, mẻ, nhiễm màu nặng, răng hô, khấp khểnh nhẹ, mòn răng. 

Còn dán sứ veneer thường được áp dụng cho răng nhiễm màu nhẹ, răng thưa nhẹ, vỡ ở mức độ tương đối (không quá 1/3 thân răng). 

2. Về chi phí điều trị

Chi phí dán sứ veneer thường cao hơn so với bọc sứ. Điều này là do phương pháp dán sứ veneer yêu cầu cao hơn về vật liệu điều trị, trình độ chuyên mô của bác sĩ cũng như kỹ thuật dán sứ bảo tồn răng thật tốt hơn kỹ thuật dán sứ. 

Mặt khác vật liệu phục hình của sứ veneer là toàn sứ còn bọc răng sứ có thể là răng toàn sứ hoặc sứ titan nên chi phí cũng sẽ khác nhau. 

3. Về chức năng ăn nhai

– Mặt dán sứ veneer đảm bảo khả năng nhai và cảm nhận vị ngon của thức ăn tương tự như răng thật. 

– Mão răng sứ có khả năng chịu lực rất lớn nên bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không cần phải kiêng khem nhiều. 

4. Về tuổi thọ

Cả 2 phương pháp đều có sử dụng từ 15 năm cho tới trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 

Tóm lại, sự khác biệt của 2 phương pháp dán sứ và bọc sứ nằm ở bảng sau:

 Dán sứ veneer
Bọc răng sứ
Chỉ định điều trị 

Dán sứ veneer thường được áp dụng cho răng nhiễm màu nhẹ, răng thưa nhẹ, vỡ ở mức độ tương đối (không quá 1/3 thân răng). Và không kèm sai lệch.

Bọc răng sứ có chỉ định rộng hơn dán sứ, bọc sứ áp dụng cho răng sâu, vỡ, mẻ, nhiễm màu nặng, răng hô, khấp khểnh nhẹ, mòn răng. 

Vật liệuSử dụng răng toàn sứ 100%Sử dụng răng toàn sứ hoặc sứ kim loại
Kỹ thuật điều trị Có thể không mài hoặc mài trám nhẹ mặt ngoài răng <0.5mm Mài từ 0.6m – 2mm toàn bộ bề mặt răng 
Chi phíTừ 7.000.000VNĐ – 10.000.000 VNĐ/răngTừ 3.000.000VNĐ – 14.000.000 VNĐ/răng với răng toàn sứ. Răng sứ kim loại từ 1.000.000VNĐ – 2.500.000 VNĐ/răng
Thời gian sử dụngTừ 15 năm cho tới trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 

Từ 15 năm cho tới trọn đời nếu được chăm sóc tốt với răng toàn sứ. Còn răng sứ kim loại là từ 7 – 10 năm. 

Răng sâu nặng nên thực hiện bọc sứ thay vì dán sứ

Trường hợp nên bọc sứ thay dán sứ

Đa phần bệnh nhân đều sợ phải mài răng khi làm chụp, vì lo sợ cùi răng nhỏ sẽ yếu, dễ gãy. Hiện nay chụp răng cũng đã sử dụng công nghệ dán từ đó không còn mài nhiều như trước đây. Do veneer sứ cần mài rất ít mô răng, khu trú mặt ngoài nên thường chỉ thay đổi được về hình dạng, màu sắc răng ở mức độ giới hạn, không thay đổi về chức năng. Trong khi đó, chụp sứ có thể phục hồi cả hình dạng, màu sắc và chức năng răng. Dưới đây là những trường hợp bọc răng sứ tốt hơn dán sứ:

1. Hội chứng nứt răng

Hội chứng nứt răng xảy ra khi răng của bạn có vết nứt nhỏ mà mắt thường hoặc chụp X – quang không thể phát hiện được. Nó có thể nằm dưới nướu và rất khó chẩn đoán. Nếu vết nứt ở thân răng kéo dài tới chân răng, thường khó điều trị, có thể phải nhổ răng. Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng này với cảm giác khó chịu hoặc ê nhức khi cắn vào thức ăn hoặc ăn đồ nóng lạnh, mặc dù răng không hề có tổn thương sâu răng hay bị mòn. Việc bọc sứ lên chiếc răng bị nứt giúp hấp thụ áp lực cắn, ngăn đường nứt tách ra do đó có sẽ bảo vệ cấu trúc răng khỏe mạnh còn lại và ngăn ngừa những tổn thương nghiêm trọng hơn. 

2. Răng sâu vỡ lớn

Với các lỗ sâu lớn, tiến triển nặng thì thường sẽ chỉ định chụp sứ, chụp sứ ôm toàn bộ thân răng khít sát sẽ có sức kháng với sâu răng tốt hơn. 

Một số trường hợp răng đã có sẵn mối hàn răng bằng composite, mối hàn còn tốt và không sâu tái phát, liệu chúng ta có thể dán sứ lên răng thật và miếng trám đó không? Một số tác giả đã báo cáo tỷ lệ thất bại cao hơn trên lâm sàng khi mặt dán sứ được liên kết một phần với phục hình composite bên dưới. Việc dán qua nhiều lớp (sứ- chất gắn- composite- bond- răng) có thể làm giảm độ bền liên kết của phức hợp răng- veneer sứ.

3. Răng đã điều trị tủy

Răng đã điều trị tủy thường giống một cái cây khô, giòn và dễ gãy vỡ. Nếu kèm theo tổn thương mất chất lớn cần cắm chốt, hoặc răng sậm màu sau điều trị tủy, chụp sứ sẽ là lựa chọn tốt hơn cho phục hồi chức năng răng, chống gãy vỡ.

4. Không đủ men răng để dán veneer

Mặc dù kết quả của hệ thống dán ngà răng thế hệ mới nhất rất hứa hẹn nhưng veneer dán trên men sẽ chắc hơn dán trên ngà, nên khi bề mặt răng sau khi sửa soạn hơn 50% ngà răng, thì sự dán dính sẽ không đảm bảo, mặt dán dễ bong. Những răng chất lượng men răng kém, thiểu sản men; răng trước hàm dưới thường có men răng rất mỏng, khiến tỉ lệ men răng còn lại sau khi sửa soạn cùi răng không đảm bảo cho dán sứ, nên chụp răng là lựa chọn điều trị tốt hơn. Nếu mặt trong răng bị mòn đến ngà hoặc sâu răng thì cũng không nên chỉ định mặt dán veneer và nên làm chụp răng. 

5. Răng lệch lạc

Khi bạn cần thực hiện những thay đổi đáng kể về kích thước hoặc hình dạng của răng, chúng ta sẽ cần nhiều không gian hơn, chụp sứ sẽ dễ tùy chỉnh, đưa các răng về đều cung răng, đảm bảo sự tự nhiên và khớp cắn chức năng.

Những trường hợp lệch lạc nhẹ, có thể bù trừ bằng chụp sứ. Những trường hợp khấp khểnh nặng, nếu làm chụp sứ sẽ cần mài quá nhiều, ảnh hưởng tới độ bền cùi răng, bạn chắc chắn cần điều trị chỉnh nha để sắp đều răng trước khi muốn bọc sứ hoặc dán veneer phục vụ nhu cầu thẩm mỹ.

6. Vấn đề khớp cắn

Với những bạn có tật nghiến răng, thói quen siết chặt hàm thì chụp sứ sẽ đảm bảo an toàn hơn. Vì veneer rất mỏng, nên nếu có tình trạng nghiến răng rất dễ bị bong, mẻ sứ. Walls quan sát thấy số lượng gãy vỡ và/hoặc mất mặt dán sứ cao (14%) sau 5 năm hoạt động lâm sàng. Khớp cắn không thuận lợi dường như là yếu tố quyết định tỷ lệ thất bại cao của mặt dán sứ vì các phục hình được dùng để tái tạo thẩm mỹ và chức năng cho các răng trước bị gãy và mòn ở những bệnh nhân có tiền sử nghiến răng. Bề mặt ngà răng lộ ra lớn được dán ở những răng bị gãy và mòn này cũng có thể góp phần vào tỷ lệ thất bại cao.

Trường hợp cần thay đổi khớp cắn để tối ưu hơn, tăng hiệu quả ăn nhai và đồng vận cơ khớp, tăng kích thước dọc thì chụp răng sứ là chỉ định phù hợp vì dễ tùy biến.

7. Yêu cầu cao về thẩm mỹ

Màu sắc cuối cùng của mặt dán không chỉ phụ thuộc vào màu sắc, độ mờ và độ dày của sứ mà còn phụ thuộc vào màu cùi răng bên dưới cũng như màu sắc và độ dày chất gắn.Việc kết hợp màu sắc của một chiếc răng bị đổi màu bằng mặt dán sứ với các răng tự nhiên xung quanh được coi là khó khăn nhất. 

Không thể che đi màu răng quá sậm bằng một lớp sứ mỏng (0,3–0,7  mm). Giống như khi da bạn quá đen, mặc một chiếc áo mỏng, thì vẫn thấy màu da đen phản chiếu. Nếu muốn che màu, sứ phải có màu trắng đục, dẫn đến không thể đạt được độ trong như các răng tự nhiên xung quanh.

Những trường hợp răng quá sậm màu, nếu chúng ta quá ưu tiên điều trị xâm lấn tối thiểu, chúng ta sẽ chỉ biến một bộ răng xấu thành bộ răng không đẹp mà thôi. Làm chụp sứ sẽ tối ưu hóa được màu sắc trong và tự nhiên hơn.

8. Vấn đề kinh tế

Chi phí veneer sứ thường cao hơn chụp sứ do vật liệu chuyên biệt, kĩ thuật chế tác và quy trình tỉ mỉ, phức tạp hơn. Chụp sứ là sự lựa chọn kinh tế hơn, mà độ bền và tuổi thọ vẫn tương đương với veneer sứ.

Như vậy, veneer là lựa chọn tốt nhất trong những trường hợp cần sửa chữa những lỗi thẩm mỹ nhỏ, với điều kiện khớp cắn thuận lợi. Trong khi bọc răng sứ sẽ tốt hơn trong những trường hợp cần ưu tiên phương diện phục hồi, những trường hợp không đủ men răng cho dán sứ. Việc đưa ra quyết định liên quan đến điều trị nào là tốt nhất cho từng bệnh nhân cụ thể đòi hỏi phải xem xét nhiều đặc điểm lâm sàng và phân tích nhiều yếu tố.

Đa phần bệnh nhân đều sợ phải mài răng khi làm chụp, vì lo sợ cùi răng nhỏ sẽ yếu, dễ gãy. Hiện nay chụp răng cũng đã sử dụng công nghệ dán từ đó không còn mài nhiều như trước đây. Do veneer sứ cần mài rất ít mô răng, khu trú mặt ngoài nên thường chỉ thay đổi được về hình dạng, màu sắc răng ở mức độ giới hạn, không thay đổi về chức năng. Trong khi đó, chụp sứ có thể phục hồi cả hình dạng, màu sắc và chức năng răng. Dưới đây là những trường hợp bọc răng sứ tốt hơn dán sứ.

nên dán sứ hay bọc sứ thì yếu tố đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó chính là một địa chỉ nha khoa uy tín để việc thực hiện những phương pháp thẩm mỹ răng này đạt hiệu quả cao nhất.

Nha khoa Thùy Anh hiện đang là hệ thống nha khoa uy tín và chuyên sâu về các phương pháp răng sứ thẩm mỹ như dán sứ veneer, bọc răng sứ. Với trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hoàn thiện nụ cười cho trên 5.000 khách hàng. 

Quá trình làm răng sứ tại nha khoa Thùy Anh được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về răng sứ thẩm mỹ. Các bác sĩ hiểu rõ tình trạng riêng biệt của từng bệnh nhân, biết được gương mặt của bạn sẽ phù hợp với dáng răng nào, tình trạng răng như thế này thì nên dùng loại răng nào phù hợp. 

Chúng tôi trang bị máy móc hiện đại, phòng labo ngay tại phòng khám để mang tới cho bạn những chiếc răng mới nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Khi có vấn đề gì phát sinh, việc sửa chữa, bảo hành cũng sẽ diễn ra nhanh chóng. 

Thiết kế nụ cười chuẩn tỉ lệ vàng

Nếu bạn đang gặp phải những khuyết điểm như răng nhiễm màu, sứt mẻ, lệch lạc nhẹ… nhưng vẫn chưa biết nên dán răng sứ hay bọc răng sứ  thì hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tại Thùy Anh để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background