Dấu hiệu tụt lợi là như thế nào? Bệnh tụt lợi có tự khỏi được không?
Tụt lợi là bệnh lý nha khoa đặc trưng bởi tình trạng co lợi về phía cuống răng làm hở chân răng gây ảnh hưởng tới các vùng răng ở phía trước. Nhận biết rõ dấu hiệu của bệnh tụt lợi qua bài viết dưới đây để có giải pháp điều trị cũng như phòng tránh bệnh từ sớm.
Dấu hiệu tụt lợi
Bệnh tụt lợi do nhiều nguyên nhân gây nên như các yếu tố di truyền, thói quen chăm sóc răng miệng sai cách, bệnh về nha chu, thay đổi nội tiết tố hay hút thuốc lá thường xuyên… Các dấu hiệu tụt lợi được ghi nhận:
– Phần lợi sưng đỏ, có cảm giác đau nhức, khó chịu
– Hơi thở có mùi khó chịu mặc dù đã vệ sinh răng miệng cần thận
– Sau khi sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng thì xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.
– Nướu lợi bị rút, răng trở nên yếu hơn và lung lay
– Lộ chân răng màu trắng ngà
Tụt lợi có tự khỏi không?
Lợi (nướu) không có khả năng tự bồi đắp như ban đầu nên bệnh tụt lợi sẽ không thể tự khỏi được. Bệnh lý răng miệng này khá thường gặp, việc không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chữa tụt lợi trong phần tiếp theo của bài viết.
Cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả
Trước đây, khi gặp phải những dấu hiệu tụt lợi kể trên thì phương pháp xử lý thường là hàn răng để che đi phần chân răng đó. Nhưng hiện nay khi ngành nha khoa hiện đại đã có nhiều bước phát triển vượt bậc thì phương pháp kéo lợi mọc trở lại đã được áp dụng và thực hiện rất thành công. Đảm bảo an toàn, thẩm mỹ lâu dài sau điều trị.
Ghép lợi là một thủ thuật tạo hình lấy lợi ở 1 vị trí được gọi là vùng cho như mặt trong khẩu cái, lồi củ hàm trên, sau đó đưa đến ghép và cố định vào vị trí bị thiếu gọi là vùng nhận. Hiện nay có 2 kỹ thuật ghép lợi chính:
+ Thứ 1 là kỹ thuật ghép mô liên kết
Phương pháp này thường được chỉ định trong điều trị tụt lợi, kết hợp với kỹ thuật kéo vạt về phía thân răng khi mà vùng vạt lợi được kéo lên bị mỏng và thiếu niêm mạc sừng hóa.
1 dải mô lợi được lấy từ phía vòm miệng sau đó lạng bớt phần biểu mô phía trên rồi khâu cố định vào vị trí bị tụt, sau đó vạt lợi sẽ được giảm căng và và kéo lên che phủ phần mô liên kết phía dưới này. Miếng mô liên kết sẽ đóng vai trò như một lớp đệm để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi trở lại sau khi lành thương. Tại vị trí lấy mô, vùng khuyết hổng sẽ được che phủ bằng một miếng collagen để ngăn chặn các kích thích trong quá trình ăn uống và sẽ lành hoàn toàn chỉ sau từ 1 – 2 tuần.
+ Thứ 2 là kỹ thuật ghép lợi tự do
Được áp dụng trong các trường hợp ghép lợi ở vùng mất răng. Phần mô lợi được ghép thêm vào sẽ có tác dụng bao bọc phần chân răng giả tránh các tác động có hại trong các chuyển động của mô mềm như môi, má, lưỡi. Một dải lợi sẽ được lấy từ vòm miệng rồi ghép trực tiếp lên trên bề mặt vị trí nhận tương ứng vị trí mất răng mà không cần lạng bỏ phần biểu mô phía trên. Đây là một thủ thuật nên thực hiện nếu bạn muốn có một chiếc răng giả ổn định và ăn nhai lâu dài.
Cách phòng tránh bệnh tụt lợi
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dù sao khi phải điều trị bất cứ vấn đề gì cũng sẽ gây tốn kém chi phí và thời gian điều trị. Bởi vậy bạn hãy tham khảo những cách phòng tránh tụt lợi dưới đây nhé:
+ Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
– Đánh răng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng bàn chải đánh răng đầu lông tròn, mềm mượt. Thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng. Máy tăm nước, chỉ tơ nha khoa cũng là những trợ thủ đắc lực giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
– Thao tác đánh răng nhẹ nhàng, không nên chải quá mạnh gây tổn thương vùng nướu và mô mềm.
– Sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch súc miệng để sát khuẩn, làm sạch các mảng máng còn tồn đọng trong miệng.
+ Từ bỏ các thói quen xấu
– Hạn chế tối đa hoặc bỏ hút thuốc.
– Không nên nghiến, siết răng.
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho răng và lợi như các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, bánh kẹo ngọt, nước có gas, bia rượu,…
+ Khám răng định kỳ
6 tháng 1 lần bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra răng miệng. Nếu có vấn đề bệnh lý phát sinh sẽ sớm có giải pháp điều trị kịp thời. Đồng thời bác sĩ sẽ lấy cao răng giúp răng của bạn sạch khỏe để phòng ngừa các bệnh răng miệng tốt hơn.
Việc điều trị tụt lợi cần được tiến hành thực hiện bởi bác sĩ chuyên gia về nha chu để sau điều trị chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng được đảm bảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự hãy liên hệ với nha khoa Thùy Anh với trên 10 năm kinh nghiệm trong điều trị tụt lợi để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất. Hi vọng thông tin bài viết về dấu hiệu bị tụt lợi sẽ hữu ích với bạn đọc.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh