Bác sĩ nha khoa chia sẻ dấu hiệu cho biết lấy tủy răng thất bại
Điều trị tủy (hút tủy, diệt tủy) bản chất là làm chiếc răng chết đi, làm sạch mạch máu – thần kinh trong răng từ đó mà ngăn chặn viêm nhiễm, với mục đích cuối cùng là giữ chiếc răng ăn nhai không đau được lâu nhất có thể trước khi nghĩ đến thay răng mới.
Điều trị tủy là điều trị khó trong nha khoa, khó không phải vì ít người làm được, mà khó ở chỗ nha sĩ sẽ giữ chiếc răng được bao nhiêu lâu. Một điều trị tủy tốt có thể giữ răng trên 10 năm thậm chí 20 năm. Tuy nhiên điều trị tủy không tốt thì dễ dẫn tới thất bại.
Sau điều trị mà cơn đau vẫn xuất hiện hoặc lỗ rò mủ không hết là những dấu hiệu phổ biến cho biết việc lấy tủy răng thất bại.
Thất bại có thất bại đến sớm như là đau dai dẳng hàng tuần trời mà không hết. Thất bại đến muộn là đau xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như là: lỗ dò mủ ở lợi tương ứng răng nguyên nhân, đáp ứng với thuốc kháng sinh, tuy nhiên, chỉ một thời gian sau mọc trở lại. Hay các triệu chứng lung lay răng và dấu hiệu cuối cùng là hình ảnh tổn thương thấu quang có màu đen trên phim X-quang ở răng đã điều trị tủy.
Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Huy – trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình răng miệng tại nha khoa Thùy Anh sẽ phân tích những dấu hiệu chỉ điểm việc lấy tủy răng thất bại một cách dễ hiểu nhất.
Dấu hiệu cho biết ca điều trị tủy răng thất bại
Trường hợp thất bại đến sớm
Những cơn đau vẫn kéo dài dù không còn dữ dội như ban đầu nhưng nó cứ âm ỉ trong tất cả mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày, rất khó chịu. Nguyên nhân đau ngay sau điều trị tủy là do bác sĩ không làm sạch được hệ vi khuẩn nội tủy, hệ vi khuẩn này gây viêm dai dẳng đặc biệt là tạo áp lực nội tủy hoặc xâm lấn vào dây chẳng nha chu quanh răng.
Nguyên nhân tiếp theo là do bác sỹ bị chẩn đoán nhầm, những răng nứt, vỡ dọc không thể giữ nhưng vẫn cố gắng bảo tồn thì cơn đau cũng không hết ngay được. Đứng trước tình huống đau dai dẳng sau nội nha, bác sỹ cần cân nhắc thiết lập lại quá trình điều trị tủy hoặc nhổ răng để trồng implant sớm tránh vị mất thêm xương do viêm nhiễm mãn tính.
Trường hợp thất bại đến muộn
Cơn đau xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm. Sau khi kết thúc điều trị bạn sẽ hết đau nhưng bất chợt bạn đau trở lại có thể dữ dội, có thể âm ỉ và thường kèm theo các triệu chứng khác như là răng bị lung lay, áp xe mủ ngoài lợi.
Nguyên nhân hiện tượng này thường là do ống tủy tồn tại ổ viêm tiềm tàng, thời gian đầu vi khuẩn bị nhốt chưa lan ra được, tuy nhiên sau vài năm thì lan mạnh xuống chóp và phá hủy xương. Tại nha khoa Thùy Anh đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân sau điều trị tủy không phục hình răng kín khít như làm overlay, chụp sứ dẫn đến xâm nhiễm nước bọt vi khuẩn vào ống tủy, răng bị nứt vỡ gây đau nhức trở lại.
Lỗ dò ngoài lợi
Lỗ dò bản chất là chỉ điểm của 1 ổ viêm thông thương ra ngoài xương hàm, xuất hiện có thể kèm theo đau hoặc không đau, tái đi tái lại nhiều lần. Nổi lên một thời gian rồi lại tự xẹp dù có điều trị hay không điều trị, thường gây mùi hôi cho hơi thở. Lỗ dò sẽ khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, tuy nhiên chỉ cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết tốt là sẽ biến mất.
Hình ảnh vùng viêm nhiễm lan rộng trên phim x-quang.
Hình ảnh này có màu đen trên phim có thể đến từ việc hàn chưa hết ống tủy, thừa chất hàn hoặc có ống tủy phụ vùng chóp. Một số trường hợp ban đầu đã có hình ảnh thấu quang trên phim rồi. Nếu chưa bị lung lay nha sĩ sẽ cố gắng điều trị tủy mục tiêu giữ lại chiếc răng đó. Tuy nhiên, sau thời gian theo dõi 3 tháng, 6 tháng ổ viêm không thu nhỏ thì điều này là dấu hiệu điều trị tủy cũng không thành công.
Các trường hợp điển hình
Trường hợp bệnh nhân đến nha khoa Thùy Anh trong tình trạng đau nhức nhiều răng số 6 hàm trên có lỗ dò ổ áp xe ngoài lợi. Chiếc răng này trước đó đã điều trị tủy được 1 năm. Bạn lưu ý, lỗ dò không phải bao giờ cũng nằm vị trí tương ứng với răng bị bệnh. Một vài tình huống dò mủ cách răng bệnh với khoảng cách khá xa. Nếu không xác định đúng nguyên nhân có thể dẫn đến điều trị nhầm. Trên lâm sàng, bác sỹ thường sẽ luồn một vật liệu cản quang vào lỗ dò, đến khi không thể luồn được nữa, bị kịch đường đi thì chụp phim kiểm tra. Vị trí cuối cùng vật liệu cản quang chỉ điểm chính là răng nguyên nhân.
Với bất cứ một thất bại nội nha nào, nha sĩ luôn buộc phải chụp phim x-quang kiểm tra. Sau đây là một vài hình ảnh minh họa điển hình.
Khi tìm được tất cả các ống tủy và ổ viêm đáp ứng với điều trị tốt thì chiếc răng này có thể tồn tại lại rất lâu.
Qua hình ảnh X – quang, bạn có thể phát hiện ra được phim với chất lượng hàn tủy không tốt như: hàn thiếu, hàn thừa chiều dài ống tủy.
Qua những thông tin bác sĩ Huy phân tích, hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn được các kiến thức liên quan đến dấu hiệu nhận biết điều trị tủy thất bại và những ví dụ để các bạn có thể hiển rõ hơn vấn đề này. Tìm đến một nha khoa uy tín và trao đổi thật kỹ về tình trạng cũng như đặc điểm chiếc răng trước điều trị là rất quan trọng để hướng tới một kết quả điều trị nội nha thành công. Hiện tại điều trị nội nha ở Việt Nam vẫn chưa được coi trọng khi chi phí đang là khá thấp. Tuy nhiên theo chúng tôi, việc cứu một chiếc răng ý nghĩa hơn là trồng mới, chỉ đến khi không thể cứu chữa thì mới nên nghĩ đến răng giả mà thôi. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lay-tuy-rang-may-lan-thi-het-dau-nha-khoa-thuy-anh/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh