Thông tin chi tiết về kỹ thuật điều trị cắn sâu trong chỉnh nha

Răng cửa trên phủ gần như hoàn toàn răng cửa dưới là biểu hiện của khớp cắn sâu, tuy thẩm mỹ răng vẫn đẹp không quá khấp khểnh, nhưng nếu không có những hiểu biết đầy đủ và can thiệp kịp thời thì chắc chắn tình trạng này sẽ âm thầm phá hỏng hàm răng của bạn. Vậy cắn sâu là gì, các kỹ thuật điều trị cắn sâu trong chỉnh nha là như thế nào? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Cắn sâu là gì?

Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là cắn sâu thông qua khái niệm: Độ cắn phủ (overbite). 

Theo AAO – Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kì: Độ cắn phủ là độ phủ của răng cửa trên so với răng cửa dưới khi 2 hàm cắn chặt. Như trên hình, khoảng cách giữa hai đường gạch đỏ là độ cắn phủ. Đơn vị đo có thể là mm hoặc tỷ lệ %. Trên thực hành lâm sàng, tỷ lệ % hay được sử dụng hơn, do chiều cao răng cửa dưới có thể khác nhau tùy trường hợp. Vậy giá trị như thế nào là bình thường?

Rất nhiều nhà nghiên cứu có các tiêu chuẩn khác nhau với giá trị này. Trên thực tế, các bạn có thể tham khảo định mốc của giáo sư Nanda hay được áp dụng trên điều trị thực tiễn: Một khớp cắn lý tưởng sẽ có độ cắn phủ từ 2 – 4mm tương đương với 5 – 25% che phủ chiều cao răng cửa dưới. Nếu giá trị này từ 25 – 40% nhưng không đi kèm với các rối loạn chức năng trong các vận động của khớp thái dương hàm thì vẫn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nếu độ cắn phủ >40%, thì được gọi là cắn sâu và cần có các biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây nên những hậu quả dưới đây. 

Hậu quả của cắn sâu?

Cắn sâu được xem là một dạng sai lệch khớp cắn đặc biệt khi đa phần không gây ra ảnh hưởng thẩm mỹ rõ rệt. Nếu như với cắn hở hay cắn ngược sẽ thực sự bất tiện khi hai hàm khép lại mà không đóng được khớp răng cửa hay kiểu hình gương mặt “lưỡi cày” do cắn ngược gây ra, nhìn thấy ngay. Ngược lại cắn sâu lại không thể phát hiện ra nếu không hiểu về chuyên môn nha khoa. 

Như trường hợp bạn khách hàng ở trên, các răng tương đối đều tuy nhiên có tình trạng cắn sâu khá nhiều. Việc tiếp xúc sai vùng răng cửa gây ra các hậu quả: mòn răng, tiêu xương, tụt lợi và đặc biệt là tổn thương khớp thái dương hàm. Các bạn có thể hiểu đơn giản, việc cắn sâu làm hàm dưới bị giam cầm bởi chính hàm trên, ép hàm dưới nằm trong và nằm sau hàm trên. Việc này làm hẹp cung răng hàm dưới, hạn chế chức năng và ngăn cản sự cử động của hàm dưới, làm nén và đau lồi cầu hai bên. 

Vậy điều trị cắn sâu được tiến hành như thế nào?

Đầu tiên, điều trị cắn sâu phải căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh và nhu cầu riêng của từng bệnh nhân. Một số căn nguyên thường gặp:

– Yếu tố do xương: xương hàm trên quá phát chiều đứng và chiều trước sau, xương hàm dưới xoay đóng và lên trên.

– Yếu tố do răng: răng cửa trên trồi thấp hoặc răng cửa dưới trồi cao thậm chí cắn vào lợi. 

Bên cạnh đó một số vấn đề như kiểu tăng trưởng theo chiều đứng, độ dốc mặt phẳng cắn, tương quan môi răng cửa, đường cười và tỷ lệ theo chiều đứng của gương mặt cũng cần được xem xét khi lên kế hoạch điều trị. 

Các cách điều trị cắn sâu

– Đánh lún tương đối: Đánh lún răng cửa và làm trồi các răng hàm phía sau.

– Đánh lún tuyệt đối: Đánh lún khối răng cửa vào trong xương ổ răng. 

Mỗi một phương pháp trên sẽ đi cùng với các khí cụ chỉnh nha đặc biệt được thiết kế riêng cho từng case. Mời bạn quan sát các case lâm sàng dưới đây để dễ dàng hình dung các phương pháp điều trị cắn sâu hay được áp dụng nhé!

Case lâm sàng thứ 1
Case lâm sàng thứ 1

Case lâm sàng thứ 1: Bạn khách hàng nam 20 tuổi đến với nha khoa chúng tôi trong tình trạng răng khấp khểnh chen chúc nặng, kèm cắn sâu 100% ở răng cửa trên bên phải. Sau khi sắp đều răng, tình trạng cắn sâu cần được giải quyết để tạo điều kiện đóng khoảng 2 hàm theo chiều trước sau. Như các bạn thấy trên ảnh ban đầu, bạn cười không hở lợi, cắn sâu chủ yếu do răng cửa dưới trồi. Chúng tôi sử dụng cung tiện ích UA 2 hàm để vừa đánh lún kèm kiểm soát trục răng.

Cung đánh lún UA sẽ được nha sĩ bẻ trực tiếp theo từng mẫu răng, khi kích hoạt vị trí của cung sẽ thấp hơn vị trí răng thật. Khi đặt vào vị trí răng, nhờ vào tính đàn hồi, nó sẽ làm lún các răng theo mong muốn của nha sĩ. 

Cung UA nói riêng cũng như các phương pháp bẻ dây nói chung có ưu điểm lớn trong việc vừa làm lún các răng đồng thời vẫn kiểm soát trục răng tốt, không cần can thiệp minivis. Tuy nhiên sẽ mất thời gian kích hoạt trong mỗi lần tái khám, đặc biệt cần sự kiểm soát và chuyên môn cao của bác sĩ chỉnh nha, bên cạnh đó đôi khi sẽ gây vướng víu trong miệng của bệnh nhân và cũng có sự giới hạn trong khả năng đánh lún. Tuy vậy hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn, như các bạn nhìn thấy qua ảnh sự khác biệt rõ rệt trong quá trình điều trị.

Một trường hợp khác, điều trị cắn sâu bằng việc bẻ các hệ thống dây cung:

Case lâm sàng thứ 2
Case lâm sàng thứ 2

Case lâm sàng thứ 2: Bạn khách hàng nam 23 tuổi cắn sâu 75%, chen chúc vùng răng trước, cung hàm hẹp và lệch đường giữa hai hàm. Khác với trường hợp trên, tình trạng cắn sâu có căn nguyên do xương, cụ thể là do xương hàm dưới xoay đóng và lên trên quá mức, gây ra cắn sâu và giảm chiều cao tầng mặt dưới. Chúng tôi sử dụng GEAW- kỹ thuật bẻ dây đa loop- để điều chỉnh vị trí hàm dưới theo các chiều, đặc biệt theo chiều đứng. Tình trạng được cải thiện rõ rệt chỉ bằng một hệ thống dây cung.

Case lâm sàng thứ 3
Case lâm sàng thứ 3

Case lâm sàng thứ 3: Bạn khách hàng nam 21 tuổi cắn sâu 80% do răng cửa dưới trồi, khấp khểnh nhẹ và răng xoay hàm trên, khấp khểnh trung bình hàm dưới. Bạn được chỉ định nhổ các răng khôn, di xa và nong rộng 2 hàm tạo khoảng sắp đều. Sau đó, bác sĩ gắn khí cụ Bite Turbo- nâng khớp răng cửa ở mặt trong răng cửa trên, từ đó tạo khoảng hở ở vùng răng sau. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đeo chun để tăng trồi đóng khớp vùng răng hàm. Đây là phương pháp điều trị đánh lún tương đối mà chuyên mục đã đề cập ở trên

Case lâm sàng thứ 4 là sử dụng minivis để điều trị cắn sâu. Minivis là một khí cụ mang lại hiệu quả lớn trong các case cần đánh lún mức độ lớn, đặc biệt trong các ca có kèm theo cười hở lợi.

Case lâm sàng thứ 4
Case lâm sàng thứ 4

Quan sát hình ảnh có thể thấy, tình trạng cắn sâu 90% ở bạn khách hàng nữ này là do răng cửa trên trồi nhiều gây cười hở lợi. Bạn được điều trị với kế hoạch 2 vis lún răng cửa trên, 2 vis lún răng cửa dưới và đồng thời thêm 2 vis hàm trên để hỗ trợ di xa giảm hô hàm trên cho bạn. Vis đã được cấy mang lại hiệu quả cao, đồng thời nếu được vệ sinh tốt, thì sẽ hạn chế gây ra sự viêm nhiễm.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dieu-tri-khop-can-sau-bang-phuong-phap-nao-hieu-qua-nhat-nha-khoa-thuy-anh/

Qua bài viết trên hi vọng bạn đã hiểu rõ về cắn sâu là gì? Nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp điều trị hay được sử dụng phổ biến hiện nay. Để có phương án tối ưu dành cho tình trạng của mình bạn cần tới sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực chỉnh nha. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

* Thông tin bài viết được cung cấp bởi bác sĩ  Trần Thùy Anh trưởng khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh.  

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background