Quy trình thay thế cầu răng hỏng bằng chân răng nhân tạo implant trải qua những giai đoạn nào?
Bạn bị mất răng và muốn làm phục hình thay thế. Bạn đã làm cầu răng nhưng nó có vấn đề và muốn tìm hiểu xem liệu implant có tốt hơn cầu răng hiện tại không? Bạn thắc mắc rằng quy trình thay thế cầu răng bằng implant sẽ diễn ra như thế nào? Nếu bạn có những băn khoăn như trên thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nha khoa Thùy Anh nhé.
Chân răng implant có ưu điểm gì nổi bật so với cầu răng?
Đầu tiên, phải khẳng định rằng cầu răng là một phương án điều trị khi áp dụng đúng vẫn có thể sử dụng tốt trong nhiều trường hợp. So với phương án điều trị cố định khác thì cầu răng chi phí rẻ hơn, thời gian hoàn thiện cũng ngắn hơn chỉ mất khoảng 3 đến 4 ngày là bạn đã có thể trồng răng đảm bảo chức năng ăn nhai. Trước đây, khi bị mất răng thì cầu răng gần như là phương án phục hình cố định duy nhất. Ngày nay nhờ vào sự tiến bộ y học mà bệnh nhân mất răng đã có nhiều phương án lựa chọn hơn và implant là phương án tối ưu hơn hẳn trong tương quan so sánh với các loại phục hình cố định khác.
Những ưu điểm nổi bật của implant so với cầu răng:
+ Không phải mài răng
Để làm 1 cầu răng, bạn phải mài ít nhất 2 răng bên cạnh vị trí mất răng. Mô răng là một loại mô không hoàn nguyên nên chiếc răng khỏe mạnh khi đã mài nhỏ sẽ không bao giờ trở lại như trước nữa. Đây là điểm quan trọng nhất khẳng định implant hơn hẳn cầu răng. Với implant, bạn mất răng nào, bạn trồng lại răng đó, hoàn toàn đảm bảo tính toàn vẹn các răng còn lại. Vì vậy có thể nói trước đây còn có chỉ định cầu răng nhưng hiện nay gần như những người yêu cầu cao và có điều kiện một chút thì sẽ không còn ai lựa chọn cầu răng nữa. Chỉ định cầu răng tiến tới loại bỏ dần trong nha khoa, chỉ trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt mới áp dụng.
+ Mỗi chiếc răng đều có hệ số ăn nhai riêng
Tức là mỗi răng sẽ chịu được 1 lực nhai khác nhau do kích thước, hình dạng thân và chân răng khác nhau. Răng cửa sẽ khác với răng nanh, răng nanh khác răng hàm. Nếu 1 chiếc răng phải chịu quá tải lực ăn nhai lâu ngày dễ dẫn đến gãy vỡ, chấn thương và lung lay. Khi bạn lựa chọn cầu răng, 2 chiếc răng trụ sẽ phải chịu thêm lực nhai của cả chiếc răng bị mất. Về lâu về dài, hậu quả cũng tương tự với việc chiếc răng bị quá tải lực nhai. Điều này sẽ không xảy ra nếu bạn chỉ trồng lại 1 implant tại vị trí mất răng. Implant là thay thế răng mất bằng 1 răng mới – còn cầu răng thì chỉ là gá thêm chiếc răng bị mất nhờ vào 2 răng khỏe bên cạnh. Nó khác nhau về bản chất.
+ Giữ thể tích xương hàm nguyên vẹn
Implant sẽ giữ được thể tích xương hàm nguyên vẹn qua năm tháng, còn cầu răng vì chỉ treo lơ lửng trên sống hàm nên xương hàm sẽ tiếp tục bị tiêu, đây là điều rất quan trọng, khi xương hàm ngày càng tiêu, mặt có thể bị lệch, hóp má… Xương hàm rất quý, mất răng đồng nghĩa xương hàm sẽ bị teo đi theo thời gian, lựa chọn implant vì vậy không chỉ tốt cho chức năng nhai mà còn tốt cho sinh lý cơ thể.
Vậy khi dùng cầu răng một thời gian và gặp biến chứng như nhồi nhét thức ăn vùng gầm, hôi miệng, đau nhức, teo xương hàm, gãy vỡ thì việc thay thế cầu răng này bằng giải pháp implant có được hay không?
Câu trả lời là được. Bạn hoàn toàn có thể thay thế cầu răng đang sử dụng bằng chân răng nhân tạo implant.
Quy trình thay thế cầu răng hỏng bằng chân răng nhân tạo?
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện sẽ là tháo bỏ cầu răng, đánh giá tình trạng xương hàm cũng như chân răng trụ hiện tại. Quy trình tiếp theo sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những đánh giá này. Chính vì vậy, việc nhận định và đánh giá chính xác là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng trên miệng cũng như chỉ định các phim chụp Xquang cần thiết như phim cận chóp, phim toàn cảnh hoặc CT Cone Beam từ đó đưa ra kết luận. Thông thường, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp nếu răng trụ vẫn còn tốt
Khi đó, bác sĩ có thể giữ lại các răng cũ, tiến hành bọc chụp lại các răng trụ và cấy ghép implant tại vị trí mất răng, đây là trường hợp chiếm đa số. Nhiều bạn sẽ thắc mắc là tại sao ngay từ đầu, chúng ta lại phải tháo cả cầu răng mà không cắt bỏ chỉ nhịp cầu ở giữa, như vậy vừa không cần làm lại chụp bọc chân răng trụ, vừa có thể giảm chi phí điều trị. Nguyên nhân là do nếu chỉ cắt nhịp cầu ở giữa thì bề mặt của phục hình còn lại thường rất nham nhở mà đây chính là phần tiếp xúc sau này giữa phục hình cũ và phục hình trên implant. Khi bề mặt tiếp xúc không ổn định, không được láng mịn thì tình trạng dắt thức ăn, viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Điều này khiến cho implant kém vững ổn, dễ gây ra đau nhức, khó chịu khi sử dụng. Hơn nữa răng sứ ôm trụ cầu có thể bị hở, bị sâu do quá tải lực – viêm quanh răng, việc làm lại với thiết kế tối ưu hơn cho chịu lực từng răng độc lập là cần thiết.
+ Trường hợp phải nhổ bỏ răng trụ làm cầu trước
Rất nhiều bệnh nhân sau khi loại bỏ phục hình, mới thấy được tình trạng răng trụ bị tổn thương nghiêm trọng và không giữ được nữa. Các chân răng trụ của cầu răng sau 1 thời gian sử dụng thường bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân có thể do sự quá tải lực nhai hoặc do ngay từ đầu, phần thân răng còn lại đã không khỏe mạnh, càng sử dụng mô răng càng mủn dần. Trường hợp này bắt buộc phải nhổ bỏ chân răng làm trụ trước. Khi đó, kế hoạch sẽ là trồng lại implant thêm ở vị trí các chân răng trụ vừa nhổ nữa. Việc đặt chân răng nhân tạo có thể thực hiện luôn vào thời điểm nhổ bỏ răng cũ hoặc sẽ được tiến hành từ 3 – 4 tháng sau khi nhổ chân răng.
Nếu bạn tiến hành cấy ghép ngay sau nhổ răng thì thời gian điều trị có thể rút ngắn, không mất thêm thời gian chờ đợi huyệt ổ răng đầy lại. Tuy nhiên, bạn sẽ cần thêm chi phí ghép xương để đảm bảo implant vững ổn. Chi phí ghép xương sẽ là từ 5 – 10 triệu.
Trường hợp bạn chọn phương án cấy ghép sau 3 – 4 tháng thì khi đó huyệt ổ răng sẽ được xương tái sinh lấp đầy và bạn có thể sẽ không phải mất thêm chi phí ghép xương. Nhược điểm của phương án này chính là việc thời gian điều trị sẽ bị kéo dài hơn.
Tại Nha Khoa Thùy Anh bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cấy tức thì luôn sau nhổ răng trụ, vừa giữ xương tốt, vừa rút ngắn thời gian điều trị cũng như giảm sự đau đớn khi phải phẫu thuật quá nhiều. Bạn cũng yên tâm răng các bác sĩ tại Thùy Anh luôn cố gắng bảo tồn răng trụ còn lại cho bạn, vì quan điểm nha khoa hiện đại tại Thùy Anh là không có gì bằng răng thật, tỷ lệ những ca chúng tôi phải nhổ răng trụ là vô cùng ít. Chúng ta sẽ cố gắng để chỉ trồng implant vào vị trí răng mất trước đây, răng trụ hết sức bảo tồn dù nó tổn thương nặng đến đâu.
Sau khi tiến hành cấy ghép, bạn sẽ cần thời gian chờ đợi để chân răng implant tích hợp vào xương hàm. Tiếp đến là lấy dấu và làm phục hình lên trên như thông thường.
Như vậy quy trình thay thế cầu răng bằng chân răng implant cũng không quá phức tạp! Chỉ có lưu ý nhỏ là vùng xương tại vị trí răng mất thường bị tiêu đi trầm trọng do phải dùng cầu răng lâu năm, nên nếu ghép thêm xương nhân tạo vào đây sẽ rất tốt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được toàn bộ các thắc mắc về quy trình thay thế cầu răng hỏng bằng chân răng tạo implant từ đó giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh