Trường hợp nào không nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ? Nha khoa Thùy Anh

Bọc răng sứ là giải pháp hiện đại giúp khắc phục các khuyết điểm của răng, mang tới giải pháp tốt nhất về tính thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai. Thời gian thực hiện bọc răng sứ khá nhanh, chỉ mất từ 2 – 3 ngày bạn đã có hàm răng mới, đều đẹp, trắng sáng và chắc khỏe hơn. Bởi vậy, đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện bọc răng sứ.

Trường hợp nào tuyệt đối không nên làm răng sứ?

►Khớp cắn sai lệch nghiêm trọng 

Tình trạng này bạn không nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ bởi phương pháp này chỉ thực hiện để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ. Trường hợp răng bị hô, móm, khấp khểnh, chen chúc, xô lệch nhẹ thì có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với trường hợp quá nặng thì bắt buộc bạn cần tiến hành niềng răng trước khi bọc sứ. Vì việc mài răng nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng toàn cơ thể. 

► Răng bị hô, vổ, vẩu, móm do xương hàm

Với những tình trạng này thì chắc chắn bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không mang tới kết quả khả quan. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật, can thiệp tác động trực tiếp tới xương hàm bằng cách phẫu thuật, điều chỉnh xương hàm về vị trí chuẩn, cố định chắc chắn lại. 

► Răng bị sâu hỏng nghiêm trọng, chân răng quá yếu

Bọc răng sứ cho răng sâu là phương pháp bảo tồn răng gốc, khôi phục lại răng bởi hậu quả do răng sâu mang lại. Nhưng với trường hợp răng bị sâu hỏng nghiêm trọng, răng đã chết tủy, chân răng quá yếu, lỗ hổng lớn hay khoảng sinh học có vấn đề nghiêm trọng… thì bạn sẽ cần phải nhổ bỏ răng, tái tạo lại khoảng sinh học khỏe mạnh và phục hình cố định bằng phương pháp cấy ghép implant thay vì bọc sứ để có kết quả tốt nhất. 

► Răng bị gãy vỡ chỉ còn chân răng

Với trường hợp này thì không thể thực hiện bọc răng sứ vì mô răng không còn đủ để làm trụ chống đỡ cho mão sứ. Phương pháp thích hợp lúc này là làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant. 

► Răng quá nhạy cảm

Nếu răng bạn thường xuyên bị đau nhức – ê buốt khi có kích thích từ môi trường  như khi ăn nhai, chải răng… thì cũng không nên bọc răng sứ. Vì, bọc răng sứ sẽ phải thực hiện thao tác mài cùi răng khiến bệnh lý của bạn thêm nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và trang bị các kiến thức về bọc răng sứ để tránh gặp phải tình huống tiền mất tật mang.

► Đang mắc các bệnh lý toàn thân

Với trường hợp mắc phải những căn bệnh như động kinh, tim mạch, máu khó đông… thì tuyệt đối không nên bọc sứ. Bởi vì, việc gây thuốc tê và thao tác mài răng thành cùi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

► Không nên bọc răng sứ cho trẻ em (dưới 17 tuổi)

Nếu như trẻ em có răng thưa, răng hô vẩu, móm, lệch lạc khá nhiều nhưng còn quá nhỏ, dưới 17 tuổi thì bạn nên tìm hiểu phương pháp niềng răng. Tuyệt đối, không nên bọc răng sứ thẩm mỹ bởi lúc quá trình mài răng sẽ tác động đến buồng tủy và có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/7-tieu-chuan-lam-rang-su-dep-mang-toi-nu-cuoi-tu-tin-toa-sang/

Hậu quả của việc bọc răng sứ sai cách?

Bọc răng sứ có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu chỉ định sai cách từ bác sĩ và chọn nhầm các cơ sở nha khoa thiếu uy tín. Hiện nay, biến chứng do hậu quả của bọc răng sứ không hề ít và ngày càng phổ biến, do bác sĩ làm việc không có tâm, chỉ định sai phương pháp gây nên các hậu quả như: 

❎ Thay đổi cấu trúc răng vĩnh viễn

Răng của chúng ta được cấu tạo từ nhiều lớp cứng chắc nhưng không có khả năng tái tạo nếu bị tổn thương. Bởi vậy, khi bọc sứ và mài mòn phần răng thật thì răng bạn sẽ không thể hồi phục như cũ được. Bởi vậy bạn nên cân nhắc và trao đổi kỹ với bác sĩ xem tình trạng của mình có phù hợp để bọc sứ hay không? 

❎ Viêm tủy răng

Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của việc bọc răng sứ sai cách, nó sẽ làm chết răng vĩnh viễn. Ngoài ra, do liên quan tới dây thần kinh tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt hơn khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.  

❎ Răng bị nứt vỡ

Bọc răng sứ đòi hỏi phải trải qua công đoạn mài răng và lắp răng tạm thời. Tuy nhiên, nếu mài răng quá mức cho phép hoặc sử dụng răng lắp tạm kém chất lượng sẽ tổn thương đến răng, dẫn đến răng bị nứt vỡ sau một thời gian ăn nhai. Do đó, bạn cần phải tìm đến các bác sĩ có tay nghề cao và cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Ngoài ra, những người bẩm sinh răng không được tốt, men răng yếu, nếu không có lý do khẩn cấp thì không nên làm vì quá trình bọc răng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng khiến răng dễ nứt gãy. 

❎ Răng rơi ra, bị đen

Men răng dưới lớp vỏ bị mòn không chỉ khiến răng sứ lung lay dẫn đến rơi hẳn ra mà còn tạo lỗ hổng cho vi khuẩn chui vào gây sâu răng. Răng sứ bị đen ở viền cũng là hiện tượng thường gặp do sử dụng chất liệu kém chất lượng, trộn sứ với kim loại. Điều này gây mất thẩm mỹ và tự tin cho người làm răng.

Hậu quả của việc bọc răng sứ thẩm mỹ sai chỉ định, không đúng trường hợp là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi vậy, việc bạn cần làm là tìm hiểu kỹ thông tin về phương pháp này, thực hiện tại các nha khoa uy tín, lắng nghe và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên vì mong muốn đẹp sớm mà thực hiện sai phương pháp.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục