Trả lời một số thắc mắc quan trọng bạn phải biết trước khi làm răng sứ thẩm mỹ

Hiện tại trên mạng xã hội có một số bài viết không phải do bác sĩ nha khoa thực hiện, gây ra những đáng giá sai lệch, phóng đại về răng sứ thẩm mỹ. Điều này khiến những người đã từng làm răng sứ cân nhắc nhiều hơn và đây là 1 tín hiệu tốt tuy nhiên song song với đó cũng khiến các bạn đã từng làm răng hoang mang, thậm chí buồn phiền dẫn tới stress. Vậy thực chất những vấn đề răng sứ thẩm mỹ và tuổi thọ cũng như tính tương thích sinh học của nó như thế nào. Chúng tôi sẽ trả lời các bạn trong bài viết ngay sau đây. 

Răng sứ thẩm mỹ có tốt bằng răng thật không? 

Chúng ta đánh giá qua 2 phương diện chính:

+ Về mặt chức năng ăn nhai, đặc tính tương thích với thực phẩm 

Nếu bộ răng của bạn vẫn đang ăn nhai tốt, hoàn toàn khỏe mạnh, không đau nhức hay viêm nhiễm gì thì không có loại răng giả nào trên đời tốt bằng răng thật. Bạn cần hiểu rất rõ điều này, nhiều quảng cáo trên mạng nói rằng răng sứ thẩm mỹ đã đạt đến trình độ cao và nó tốt hơn cả răng tự nhiên. Đây là kết luận hồ đồ, không có thứ gì trên đời tốt bằng cái tự nhiên của con người cả. Khi bạn quyết định làm răng sứ, bộ răng mới chắc chắn không thể ăn nhai thoải mái như răng thật. Tuy nhiên… 

Nếu bộ răng của bạn bị hỏng hóc xuống cấp, ăn nhai ê buốt và viêm nhiễm nhiều điểm thì lúc này răng thật không thể sử dụng được nữa, nó xuống cấp và gặp rất nhiều vấn đề thì lúc này bọc sứ chính là để bảo vệ răng thật, kéo dài thời gian tồn tại chân răng thật hoặc loại cho hết viêm nhiễm đau đớn trong miệng từ đó cung cấp lại khả năng ăn nhai bình thường. Răng sứ lúc đó là một giải pháp thay thế rất tốt. 

+ Về mặt thẩm mỹ

Răng sứ tạo ra màu sắc và hình thể tùy thích, nó có thể bù đắp cho những vỡ mẻ nhỏ, điều chỉnh vài chiếc răng xoay lệch lạc nhẹ vì vậy làm răng sứ sẽ để đẹp hơn răng gốc. Tuy nhiên, ngành công nghiệp răng sứ cũng nỗ lực cải tiến vật liệu mô phỏng cho xuất sắc nhất màu sắc răng tự nhiên. Điều đó nghĩa là chiếc răng tự nhiên đẹp nhất sẽ luôn đẹp hơn chiếc răng sứ đẹp nhất. 

Một vài người thích cái đẹp cường điệu, bạn tưởng tượng… giới nghệ sĩ, KOL, người làm việc trong ngành biểu diễn thích thiết kế các bộ răng cá nhân, trắng phi tự nhiên, hình thể không tuân thủ khớp cắn và đương nhiên cái đó nghiêng nhiều hơn về thẩm mỹ. Họ có đáng lên án không? Không. Họ có quyền chọn mọi can thiệp lên cơ thể họ. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên vì hiệu ứng đám đông, hiệu ứng hào quang mà nghĩ rằng lựa chọn của họ luôn đúng, bất chấp lý do. 

Lời khuyên chúng tôi dành cho bạn: 

Nếu răng bạn đang rất bình thường, màu sắc, hình thể tương đối ổn thì hãy cân nhắc tìm hiểu kỹ trước khi làm răng sứ, bạn có thể có nhiều giải pháp bổ sung tăng cường tính thẩm mỹ cho răng như tẩy trắng, xử lý đốm trắng bằng nhựa thẩm thấu, hàn trám răng vỡ mẻ, sứ dán bảo tồn răng gốc, và thậm chí làm răng sứ nhưng đã nắm rõ về ưu nhược điểm trên ca của bạn. 

Làm răng sứ có biến chứng gì không?

Bạn hãy đọc thật kỹ phần này. Tham gia giao thông có thể tai nạn và đi bơi có thể đuối nước. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không tham gia giao thông và không phải sợ các vụ đuối nước trên báo chí mà chúng ta không cho con mình tham gia bộ môn bơi lội ở trường. 

Bất cứ một điều trị y khoa nào đều có những biến chứng có thể xảy ra. Chính vì vậy y học dự phòng và chăm sóc cơ thể tốt để bạn đỡ phải gặp các bác sĩ can thiệp là ưu tiên hàng đầu. 

Ví dụ: 

+ Niềng răng là phương pháp nhiều bạn cho rằng nên chọn thay vì mài bỏ bọc sứ, nhưng niềng răng cũng có khả năng biến chứng như sâu răng lan tỏa nếu vệ sinh không đảm bảo, chân răng bị bật khỏi xương ổ, tụt lợi, tiêu cụt chân răng…

+ Dán sứ veneer: Vẫn còn đó biến chứng liên quan sai sót quá trình gắn dẫn đến ê buốt kéo dài, bong tróc miếng dán, sâu răng khởi phát, đổi màu miếng dán…

Làm răng sứ cũng có biến chứng kể đến như chết tủy răng, viêm lợi gây hôi miệng, rối loạn khớp Thái Dương Hàm, ê buốt đau kéo dài, khó thích nghi và ăn nhai…

Vậy có khả năng kiểm soát tất cả những biến chứng đó hay không, hay là mặc định những biến chứng chắc chắn sẽ xảy ra chỉ là sớm hay muộn?

Phần lớn các biến chứng răng sứ xuất hiện là do chỉ định sai, thực hiện điều trị sai và sử dụng, chăm sóc răng sứ sai cách. 

Lấy ví dụ như: 

+ Răng lệch lạc quá nhiều hay hô, móm thì không nên làm sứ ngay, do mài sửa trục răng quá lớn khiến mô răng gốc yếu. 

+ Nếu làm sứ phải lấy tủy nhiều răng cũng là chống chỉ định tương đối.

+ Bệnh nhân bị rối loạn khớp Thái Dương Hàm chưa có những đánh giá về điều trị ổn định TMD cũng chưa nên thực hiện răng sứ. 

+ Bệnh nhân tồn tại tình trạng viêm nhiễm mãn tính làm răng sứ sẽ khiến bệnh viêm nhiễm nặng nề hơn. 

Tuy nhiên chúng tôi khẳng định rằng nếu răng sứ chỉ định đúng ca, thực hiện đúng kỹ thuật, và sử dụng ăn nhai đúng cách (ví dụ như không nhai đồ quá cứng, không dụng răng sứ mở nắp chai bia, không bị các tai nạn sinh hoạt đáng tiếc tác động trực tiếp lên vùng răng sứ) thì sẽ không có các biến chứng đáng tiếc, tuổi thọ răng sứ rất lâu dài thậm chí có thể dùng được cả đời. 

Làm răng sứ có xấu không? Có phải nha sĩ làm răng sứ là vì tiền và thuần túy thương mại?

Đây là kết luận hoàn toàn không chính xác. Răng sứ là một sản phẩm khoa học, ra đời nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải của con người và giúp cải thiện chất lượng sống cho con người. Phát hiện chất liệu và cách tạo nên một chiếc răng sứ là bước đột phá trong chuyên ngành nha khoa. 

Lịch sử của răng sứ 

Trước thế kỷ 18, con người dù là vua chúa, giới quý tộc hay tầng lớp lao động, khi mất răng sẽ không có cách gì thay thế chiếc răng mất cho tốt, các phương pháp thời bấy giờ chỉ là răng giả từ động vật, ngà voi, sừng hà mã… gắn vào. 

Mãi đến năm 1770 Duchateau nhờ sự giúp đỡ của 1 nha sĩ là Chemant mới làm ra chiếc răng sứ đầu tiên. Tuy nhiên nó giống Gốm Sứ cho nên tương đối dễ vỡ, khó ăn nhai. 

Đến năm 1962 tức là gần 200 năm sau Weinstein mới phát minh ra chiếc răng sứ kim loại mà hiện nay nha sĩ vẫn chỉ định cho vùng răng hàm. 

Phải chờ đợi thêm gần 30 năm nữa, năm 1993 thì Nobel biocare giới thiệu cấu trúc sườn với 99.9% alumina cắt bằng công nghệ CAD/CAM. Và từ đó đến nay các dòng sứ mới phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng lịch sử nghiên cứu và phát triển ròng rã hơn 300 năm. 

300 năm, từ những yêu cầu về phục hồi lại hình thể, chức năng cho răng, kết hợp với những khát khao tái tạo, mô phỏng vẻ đẹp tự nhiên răng thật, dưới sự tiến bộ của khoa học vật liệu, tiến bộ công nghệ thông tin, điều khiển tự động, răng sứ ngày nay đã đáp ứng nhu cầu chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân. 300 năm từ những ý tưởng đầu tiên và nỗi đau của cá nhân Alexis Duchateau, giờ đây chúng ta mua mỗi chiếc răng sứ tương đối hoàn hảo từ nha sĩ với giá khoảng 4 – 8 triệu. Rất tuyệt vời!

Từ đó bạn có thể thấy, không thể coi răng sứ là xấu, và nha sĩ chỉ định thực hiện răng sứ là thần túy thương mại. Điều đáng lên án là sự chỉ định sai, điều trị sai chứ không phải bản chất phương pháp. 

Vậy những trường hợp nào bạn không nên bọc sứ, nếu vẫn thực hiện có thể gánh hậu quả nặng nề sau này?

Chúng tôi đưa ra một số chống chỉ định răng sứ các bạn tham khảo:

– Khi bạn có các vấn đề toàn thân chưa điều trị ổn định. Ví dụ như: đang xạ trị, đường huyết chưa kiểm soát, suy giảm miễn dịch, stress tâm lý…

– Có viêm nhiễm vùng miệng chưa giải quyết triệt để ví dụ u nang xương hàm, viêm quanh răng mãn tính, viêm lợi…

– Răng bạn bất tương xứng về xương như hô, móm, cắn chéo răng hàm, cắn sâu…mà cố tình bọc sứ để sửa chữa những bất tương xứng xương này. 

– Khi răng quá lệch lạc, việc làm răng sứ phải mài quá nhiều răng gốc và lấy bỏ tủy răng. 

– Trẻ em chưa phát triển toàn diện xương hàm, chưa tự quyết định được những vấn đề can thiệp y khoa cho bản thân.

– Răng thật còn lại quá yếu hoặc cụt chỉ còn chân răng không đảm bảo lưu giữ răng sứ…

– Khi trình độ nha sĩ chưa tới cũng không nên thực hiện, không nên coi làm răng sứ như một điều trị dễ dàng, nha sĩ chưa hiểu hết về sinh học và cách thực hiện một chiếc răng sứ đúng cách thì sẽ không thể tiên lượng kết quả. 

Những trường hợp nào có thể bọc sứ an toàn?

Đầu tiên là tình huống chiếc răng bạn có bệnh như bị vỡ mẻ, mất chất lớn, sau khi lấy tủy do bệnh lý… Với tình huống răng bạn ăn nhai bình thường, bạn chỉ muốn làm răng cải thiện thẩm mỹ thì các ca như sau có thể thực hiện: 

– Bạn đã hiểu rõ mục đích bạn làm răng là vì thẩm mỹ, sau làm răng bạn ăn nhai sẽ không thể thoải mái như trên bộ răng gốc. 

– Bạn hiểu rõ làm răng sứ khi đã mài đi rồi là không thể hoàn nguyên, tuy nhiên nha sĩ vẫn có thể bù trừ lớp men đã mài này bằng lớp sứ an toàn, bền vững. 

– Răng bạn thẳng đều tương đối, việc mài tạo hình không gây ảnh hưởng đến tủy 

– Răng xỉn màu, răng thưa, răng dị dạng hình thể. 

– Có chỉ định tái lập khớp cắn của bác sĩ điều trị TMD

Một số lời khuyên cho các bạn có ý  tìm nha sĩ làm răng sứ

+ Bạn cần tìm hiểu kỹ ưu nhược điểm phương pháp, cũng như có cách nào khác đạt được mục tiêu thẩm mỹ hay không, thảo luận với nha sĩ thật kỹ về tiên lượng sản phẩm tạo ra sau điều trị. 

+ Hỏi nha sĩ trường hợp của bạn có nằm trong chỉ định răng sứ hay không, có thể tiếp cận theo cách nào để cuộc điều trị an toàn nhất chẳng hạn như một niềng răng tiền phục hình, phẫu thuật nha chu, liệu pháp máng nhai trước chẳng hạn…

+ Tuyệt đối không lấy tủy răng hàng loạt để bọc sứ.  

Cuối cùng, cũng giống tuổi trẻ thường có một vài hình xăm, nếu bạn xăm kín người thì không còn trở lại bình thường được nữa. Nếu bạn còn trẻ và làm răng sứ cả hàm. Hãy cân nhắc thật kỹ. 

+ Nếu răng bạn có bệnh lý, vỡ mẻ, sâu răng và bọc sứ vài chiếc khắc phục. Đừng lo lắng gì cả, răng sứ làm đúng tồn tại ổn định suốt đời. 

Trên đây là thông tin trả lời một số thắc mắc bạn cần biết trước khi làm răng thẩm mỹ. Bạn cần hiểu rõ về bản chất của răng sứ và quy trình thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục