Tìm hiểu về lịch sử hình thành trụ implant – phục hình răng mất

“Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Ăn được ngủ được là tiên” là những câu tục nữa nói lên tầm quan trọng của hàm răng đối với mỗi người. Răng không chỉ là chuyện đẹp xấu, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe toàn thân. Người răng khỏe, ăn nhai kỹ giúp ngon miệng, tiêu hóa hấp thu thức ăn dễ dàng và tốt hơn. Ngược lại mất răng, đau răng khó ăn uống thì sẽ dẫn tới thiếu chất, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Cái răng có tầm quan trọng như vậy, cho nên ngay từ thời xa xưa, khi răng bị mất, người ta đã tìm nhiều cách để phục hồi lại. Lịch sử trồng răng có từ thở hồng hoang với những ước vọng và thử nghiệm không ngừng. Trải qua quãng thời gian dài phát triển mới cho ra đời kỹ thuật cấy ghép răng implant như ngày nay. 

Răng implant bạn cầm trên tay với giá khoảng 10 triệu – 15 triệu – 30 triệu…Tuy nhiên để có một sản phẩm thế này, nhân loại đã đau đáu tìm kiếm loại răng giả tối ưu nhất, giống răng thật nhất, bền chắc nhất, ít biến chứng nhất…hàng nghìn năm. Phương pháp trồng răng implant này đã trải qua lịch sử và phát triển như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. 

Theo dấu chân các nhà khảo cổ học

Từ thời xa xưa, đã có nhiều những dấu tích khác nhau của việc cấy ghép nha khoa, người ta dùng những vật liệu, dụng cụ từ đời sống chẳng hạn như tre, chốt kim loại, xương động vật, vỏ sò, ngà voi… thay thế cho răng mất.

Hình ảnh minh họa, vào những năm 2000 trước công nguyên, các phiên bản đầu tiên của cấy ghép răng xuất hiện trong nền văn minh của Trung Quốc cổ đại. Họ dùng những chốt bằng tre để thay thế cho chiếc răng mất.

Trường hợp đầu tiên ghi nhận về chiếc răng giả bằng kim loại là từ xác của một vị vua Ai Cập vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, đã có một chiếc chốt bằng đồng đóng vào xương hàm trên, dù không chắc là nó được gắn khi đức vua còn sống hay sau khi qua đời.

Đến 300 năm sau công nguyên, người Phoenicia sử dụng ngà voi điêu khắc ra hình dạng răng rồi buộc cố định bằng dây vàng. 600 năm sau công nguyên, người Maya sử dụng vỏ con sò lớn rồi mài ra hình thể gần giống chiếc răng để cấy ghép thay thế răng mất mà sau này vào những năm 1970 khi chụp lại X – Quang thì đã thấy có sự hình thành xương quanh phần cấy ghép, thực sự đáng kinh ngạc.

Các bạn có thể thấy, ý tưởng về implant thì đã có từ thời cổ đại, và các phiên bản thì muôn hình vạn trạng. Từ năm 1500 đến đầu những năm 1800, việc cấy ghép răng lại mang nặng tính phân biệt giai cấp trong xã hội, người ta thu thập, mua lại răng từ những người nghèo khổ hoặc các thi thể để sử dụng cho việc cấy ghép, tuy nhiên sau đó cách làm này đã dần biến mất vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là sự nhiễm trùng thứ phát của các bệnh giang mai, lao…

Đến đầu thế kỷ 19, các bác sĩ dùng bạch kim, vàng… làm vật liệu cấy ghép nhưng hiệu quả không mấy khả quan, tỷ lệ đào thải rất cao. Năm 1937, anh em tiến sĩ nhà Stroke khi quan sát các bác sĩ đặt thành công những vít chỉnh hình làm bằng Vitallium (hợp kim crom-coban) vào xương hông, họ đã tiến hành thử nghiệm cấy ghép chúng trên người và chó để phục hồi lại răng mất. Và họ cũng được cho là những người đầu tiên cấy ghép thành công trong xương.

Tuy nhiên, vấn đề chính cho sự thất bại xuyên suốt thời gian đó là việc đào thải, cơ thể từ chối những vật liệu được đưa vào trong xương. Để cấy ghép thành công được, thì răng thay thế và xương cần dính chắc lại với nhau. 

Vào những năm 1937, dù giàu có thể nào, tỷ phú thế giới thì một khi mất răng, mất sức nhai cũng không thể khắc phục được. Nhiều cải tiến mới được ra đời, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là khi Branemark – cha đẻ kỹ thuật cấy ghép răng implant tìm ra vật liệu mới.

Giáo sư Branemark tìm ra implant như thế nào?

Giáo sư Branemark sinh năm 1929 và mất năm 2014, là một giáo sư nghiên cứu chỉnh hình người Thụy Điển, ông được coi là cha đẻ của implant hiện đại. 

Năm 1952, khi còn là trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Lund, Giáo sư Branemark tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy xương. Sau vài tháng quan sát, khi biết được xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt Titanium ra nhưng không thể lấy ra được nên đã để luôn trong cơ thể thỏ. 

Ông tiếp tục theo dõi và nhận thấy không có phản ứng gì xảy ra giữa cơ thể thỏ và chốt Titanium cố định. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông ghi nhận không có một phản ứng sinh hóa nào xấu ảnh hưởng đến cơ thể sống và ông gọi đó là “sự tương hợp – tích hợp xương”. Ông đã nghĩa rằng, nếu dùng vật liệu này cấy vào xương hàm làm răng giả thì chắc sẽ tốt. 

Nghĩ là làm, năm 1965 ông thực hiện ca cấy ghép răng implant đầu tiên sử dụng trụ Titanium và đã thành công rực rỡ. 40 năm sau, chiếc răng implant này vẫn còn tồn tại và thực hiện chức năng ăn nhai rất tốt dù nhiều răng thật bị rụng đi do tuổi tác và implant này đã tồn tại suốt đời cho đến khi bệnh nhân qua đời.

Từ đó Titanium trở thành chất liệu mở đường cho thành công của cấy ghép răng. Sau khi đã tìm ra vật liệu phù hợp rồi, tiến đến các nhà khoa học liên tục cải tiến về hình dạng, cấu trúc, bề mặt… để làm sao gia tăng tỷ lệ thành công đồng thời đảm bảo sự bền vững cho việc ăn nhai sau này.

Trụ răng implant

Những cuộc cải cách về thiết kế implant

Trong hơn 50 năm qua, implant nha khoa đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành điều trị phổ biến cho bệnh nhân mất răng. Đây là lựa chọn điều trị hàng ngày cho các trường hợp mất răng đơn lẻ, bán phần và toàn bộ vì implant đã có tỷ lệ tồn tại và thành công đạt hơn 95% sau 10 năm.

+ Ở giai đoạn 1965-1985: Các nghiên cứu tập trung vào tích hợp xương và ứng dụng lâm sàng. Thời điểm này có sự tranh cãi liên quan đến 2 đặc điểm quan trọng: phương thức lành thương và bề mặt implant. 

Cùng là trụ titanium nhưng 1 bên là dạng vít, chế tác bằng máy và vùi implant trong giai đoạn lành thương, còn 1 bên thì có nhiều hình dạng khác nhau, bề mặt thô ráp có phun titanium plasma, không vùi implant, lành thương xuyên niêm mạc với implant là một khối có trụ phục hình ở phía trên luôn. Cũng từ 2 nhóm quan điểm này mà sau 30 năm đã phát triển hai hệ thống implant nổi tiếng và thành công nhất trong nha khoa đó là Nobel Biocare và Straumann.

+ Giai đoạn 1985 – 2000: Ghi nhận những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực implant nha khoa. Khi nhu cầu điều trị mất răng với phục hình implant đòi hỏi không chỉ mặt chức năng mà còn về cả thẩm mỹ. Và lúc ấy, các thành phần phục hình như trụ phục hình bẻ góc, trụ phục hình thẩm mỹ, rồi các kỹ thuật để cải thiện tình trạng mô xương và mô mềm như tái sinh xương có hướng dẫn, ghép màng, phẫu thuật nâng xoang cũng đã được thúc đẩy nghiên cứu, ra đời và ngày một hoàn thiện.

+ Giai đoạn 1985 – 2000: Là sự hoàn thiện về bề mặt implant, từ một nghiên cứu tiền lâm sàng tại đại học Bern do giáo sư Buser và cộng sự thực hiện. Sự bồi đắp xương tốt nhất trên bề mặt titanium diễn ra với bề mặt được xử lý thổi cát và xoi mòn bằng acid, tạo ra độ nhám trung bình hoặc vi nhám, cho cấu trúc “rặng san hô” tương tự xương người, giúp giảm thời gian lành thương, tăng khả năng tích hợp trụ titanium.

Từ sự rút ngắn thời gian lành thương, các quy trình chịu lực sớm, chịu lực tức thì cũng đã được nghiên cứu với các bằng chứng đầy đủ, đặc biệt đối với bệnh nhân mất răng toàn bộ, điều này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân, giúp đơn giản hóa điều trị implant, giảm thời gian chờ đợi lúc nhổ răng và thời điểm đặt implant, thời điểm phục hình răng sứ.

Giai đoạn sau này là giai đoạn tinh chỉnh trong implant nha khoa nhằm chuẩn hóa lại quá trình điều trị. Mục tiêu chủ yếu vẫn là đạt được thành công về mặt chức năng và thẩm mỹ với sự ổn định lâu dài, giảm tỷ lệ biến chứng. Mục tiêu thứ yếu là giảm số lần phẫu thuật, giảm đau và hậu phẫu trong quá trình lành thương, rút ngắn thời gian điều trị.

Một xu hướng mạnh mẽ đang được phát triển hiện nay đó là ứng dụng công nghệ số vào trong điều trị implant. Bác sĩ lên kế hoạch điều trị, thiết kế dựa trên sự trợ giúp của máy tính, tạo ra các công cụ hỗ trợ phẫu thuật như máng hướng dẫn, răng tạm tức thì… giúp đơn giản hóa quy trình, tăng sự chính xác trong điều trị implant từ phẫu thuật đến phục hình.

Trải qua thời gian dài phát triển, Implant đã đang và vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu trong việc phục hồi răng mất cho bệnh nhân. Những quy trình kỹ thuật sẽ ngày càng được chuẩn hóa tinh chỉnh, nhiều các thiết bị mới tân tiến sẽ được nghiên cứu và phát triển hơn nữa, công nghệ số hóa cũng sẽ được ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Tất cả đều nhằm mang lại điều trị thành công, sự trải nghiệm nhẹ nhàng cho bệnh nhân.

Hi vọng thông tin bài viết được bác sĩ Minh Huy – thuộc khoa phẫu thuật và phục hình răng miệng tại nha khoa Thùy Anh chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của implant nha khoa như thế nào. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khong-dau-an-toan-bao-hanh-20-nam/

HOT: Trồng răng implant chỉ với 6.9tr.đ 

TẶNG mão sứ 2 triệu đồng 

MIỄN PHÍ tư vấn cùng chuyên gia hàng đầu

ĐĂNG KÝ NGAY KHUYẾN MẠI CHỈ CÒN 20 SUẤT 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background