Tìm hiểu về cơ chế dán dính của Veneer, Inlay, Onlay và Endocrown – Bác sĩ Phan Linh

Dán sứ Veneer là giải pháp thẩm mỹ răng miệng nhanh chóng, hiệu quả rất được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó Inlay, Onlay và Endocrown giúp khôi phục lại hình thể, chức năng của răng sau điều trị tủy mà không phải mài nhiều như trước, bảo tồn tối đa mô răng lành.

Nhiều người đặt ra nghi vấn: Tại sao miếng dán sứ mỏng như thế này lại có thể dán dính vững chắc với mô răng? Liệu đây có phải là chiêu trò quảng cáo hay không?  Để giải đáp vấn đề này, bác sĩ Phan Linh – trực thuộc nha khoa Thuỳ Anh sẽ cung cấp tới bạn thông tin Cơ chế dán dính của Veneer, Inlay, Onlay hay Endocrown trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu về cơ chế lưu giữ răng sứ

Có 3 cơ chế lưu giữ răng sứ trên miệng gồm:

– Lưu giữ cơ học

– Lưu giữ hoá học

– Lưu giữ vi lưu cơ học

Kiểu chụp răng sứ kinh điển lâu nay vẫn đang được sử dụng bằng vật liệu hàn răng phổ biến Composite, là sự kết hợp giữa kiểu lưu giữ cơ học và lưu giữ hoá học.

Lưu giữ cơ học là gì?

Bạn có thể hình dung lưu giữ cơ học như sự kết nối giữa các hình khối ôm khít đan xen nhau bởi hình thái và tính ma sát giữa 2 bề mặt, các thành phần liên kết chặt chẽ với nhau dù không cần keo dán.

Bác sĩ cần mài chỉnh cùi răng của bệnh nhân sao cho kích thước, hình thái đảm bảo tính lưu giữ tốt, cũng như bên labo chế tác răng giả sẽ sản xuất chụp sứ có tính khít sát nhất với cùi răng.

Lưu giữ hoá học là gì?

Là liên kết hoá học giữa keo dán với mô răng và sứ. Bác sĩ lựa chọn loại keo dán có tính phù hợp nhất cho từng loại sứ để có được tính kết dính và bám chặt nhất giữa 2 thành phần này.

Lưu vi cơ học là gì?

Một cách dễ hình dung nhất, các bạn hãy nhìn hình ảnh những móc nhỏ ở miếng dán dưới đây (hình 5), đây là hình ảnh phóng đại dễ hiểu của cơ chế dán vi lưu cơ học. 

Mặt sứ như veneer, inlay, onlay, hay endocrown là các sản phẩm dán sứ được thiết kế theo cơ chế vi lưu cơ học. Mặt răng sẽ được xoi mòn bằng acid để tạo ra các móc khoá, sau đó chất gắn xâm nhập vào 2 bề mặt đã được xoi mòn này để tạo thành những chiếc ngàm nhỏ dạng vi thể giúp sứ và răng thật bám chặt vào nhau.

Như các bạn thấy thì các mặt dán sứ này liên kết với răng bởi các kết nối rất nhỏ giữa ổ khoá và chìa khoá, dường như mắt thường không thể nhìn được. Vì thế, đối với việc tạo hình thể của răng, bác sĩ không cần tạo ra các hình thái lưu cơ học như chụp răng sứ, nên các bạn mới thấy những miếng dán veneer rất là mỏng, để phục hình thẩm mỹ răng bằng mặt dán sứ veneer bác sĩ chỉ cần mài khoảng 0.4 – 0.6mm, còn độ dày của một chụp răng sứ phải mài lên tới 1,5-2mm. Khác biệt là rất nhiều.

Để hiểu rõ hơn tại sao lại tạo được các ngàm nhỏ liên kết ở dạng vi thể như thế, chúng ta cùng đi đến tìm hiểu quy trình dán sứ.

Quy trình dán sứ chuẩn Y khoa

Bước 1: Gây tê

Thông thường khi dán veneer hay các miếng dán sứ mỏng thì không cần phải gây tê, bởi vì để tạo được liên kết dán tốt với sứ bác sĩ khi tạo hình răng sẽ phải đảm bảo còn lớp men răng ngoài cùng, hạn chế xâm lấn men răng thật tối thiểu.

Ở lớp men răng không có hệ thống cảm giác như ở lớp ngà răng nên gần như bạn sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức. Tuy nhiên, nhiều case tiên lượng có đau nhẹ trong quá trình dán sứ như khi đặt chỉ co lợi, đặt đế cao su, hay một số vị trí lộ ngà răng, bên cạnh đó sẽ có một số khách hàng quá nhạy cảm thì cần phải gây tê để tạo được trải nghiệm dễ chịu nhất.

Bước 2: Cách ly

Bác sĩ sẽ tiến hành cách ly nước bọt trào vào vị trí dán mặt sứ cũng như giúp  bác sĩ dễ dàng thao tác  và tạo sự thoải mái cho bệnh nhân thì cần thiết đặt đế cao su, bông gòn.

Bước 3: Đặt chỉ co lợi

Giúp ngăn dịch lợi không trào vào vùng làm việc, cách ly mô lợi với vùng làm việc tốt hơn

Bước 4: Làm sạch bề mặt cùi răng

Sử dụng chổi cước đánh bóng và tay khoan chậm cùng với bột đánh bóng không chứa Fluor để làm sạch các chất bẩn bám trên bề mặt cùi răng.

Bước 5: Xoi mòn men và rửa khô

Đối với quy trình dán sứ, một phần lớp men răng cần được giữ lại để tạo được liên kết dán dính tốt nhất với mặt dán sứ. Hay nói một cách dễ hiểu, bề mặt dán sứ mài càng ít càng tốt và nhất định phải để lại phần men răng giúp mối dán bền hơn. 

Bởi vì men răng có thành phần chính là các trụ men, trong trụ men có chứa các tinh thể hydroxyapatite. Bằng quá trình xoi mòn men 30 giây bằng acid phosphoric H3PO4 37%, các tinh thể hydroxyapatite này sẽ bị loại bỏ để tạo ra các hốc nhỏ gọi là khoá vi cơ học, thành phần chất gắn sẽ chui vào khoá này bằng lực hút mao dẫn. 

Và tất nhiên, chất gắn muốn chui vào các hốc này thì nước trên bề mặt men cần phải loại bỏ hoàn toàn. Khi làm khô men, quan sát sẽ thấy dạng phấn trắng trên men. Trong quá trình này, bề mặt ngà cũng được xoi mòn bằng H3PO4 37% không quá 15 giây cho đủ để xoi mòn các tinh thể hydroxyapatite trong ngà và bộc lộ mạng lưới collagen nhằm tăng tính bám dính cho quá trình phục hình răng.

Bước 6: Bôi bond và chiếu đèn

Bôi keo dán đúng tỷ lệ và đủ 20 giây cùng động tác quét lên men răng để đuôi nhựa của keo chui sâu vào bề mặt răng.

Bước 7: Đặt mặt dán sứ lên răng và hoàn tất quá trình điều trị

Đặt chất gắn lên bề mặt răng cần phục hình sau khi đã được xử lý, và đưa lên vị trí tương ứng của răng.

Trong lúc bác sĩ xử lý răng trên miệng thì những miếng dán sứ cũng cần được xử lý trong cùng một thời gian, như vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, mặt dán sứ veneer hay inlay sẽ ngay lập tức được đặt lên miệng cùng thời điểm.

Tuy nhiên, không phải bất kì loại sứ nào cũng dán được theo cơ chế được mô tả ở trên. Trên thị trường chỉ có sứ thủy tinh lithium disilicate, thường được gọi là Emax, hay Lisi… đây là mặt dán sứ phù hợp nhất với cơ chế trên.

Cùng với đó, sứ muốn gắn lên răng thì cũng cần thiết được xoi mòn bởi acid hydroluoric (HF), HF 9.5% sẽ tác động vào thành phần thuỷ tinh của sứ nhằm loại bỏ thành phần thuỷ tinh và bộc lộ tinh thể, từ đó tạo được các vi lưu cơ học trong sứ. Cũng giống như răng thì chất gắn cũng chui vào các hốc được tạo ra trên bề mặt sứ, để tạo ra được liên kết dán bền vững nhất.

 Sản phẩm sứ dán so với sứ CAD/CAM mang lại nhiều ưu điểm hơn như độ cứng, độ tương thích răng thật nên không làm mòn răng đối, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lâu dài và đặc biệt không phải mài nhiều mô răng gốc trong bước sửa soạn lấy dấu, giúp bảo tồn tối đa mô răng thật.

Với những thông tin được cung cấp ở trên, hy vọng những thắc mắc tại sao mặt dán sứ mỏng lại có thể dán dính vững chắc với mô răng đã giải đáp một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Đây là một trong những chủ đề khá chuyên sâu trong nha khoa, nhưng đây là các luận chứng để giải thích được điều kì diệu của những miếng dán sứ, dù nhỏ nhưng có võ.

 

Nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được đội ngũ bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục