Thông tin về phương pháp ghép xương nhân tạo và tự thân trong trồng răng implant

Ngay sau khi răng mất thì quá trình tiêu xương hàm sẽ xảy ra. Để trồng răng thành công, điều kiện tiên quyết là chân răng implant cần được đặt chính xác và nằm trọn vẹn trong xương hàm. Như vậy nếu xương tiêu nhiều, bạn sẽ phải ghép thêm xương với mục đích bù đắp phần thiếu hụt xung quanh implant. Vậy có những loại vật liệu ghép xương nào? Bản chất cũng như ưu, nhược điểm của từng loại ra sao? Và các loại vật liệu có an toàn với cơ thể mỗi người hay không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Thông tin bài viết được cung cấp bởi bác sĩ Hoàng Minh Huy – khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng trực thuộc nha khoa Thùy Anh. 

Phân biệt 2 loại ghép xương phổ biến trong cấy ghép implant

Hiện nay, khi thực hiện cấy ghép implant có 2 loại ghép xương phổ biến gồm: 

+ Xương tự thân là mảnh xương hay phần xương được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân tại các vùng như phía trước cằm, góc hàm. Trong một số trường hợp thiếu hụt xương nhiều, cần lượng bù xương ghép lớn thì phần xương tự thân có thể lấy từ xương chậu hoặc xương mác ở cẳng chân, thậm chí xương sọ. 

Ghép xương tự thân

Ưu điểm của xương tự thân: 

– Do xuất phát từ việc đây là nguyên liệu từ chính cơ thể nên sẽ không xảy ra hiện tượng thải trừ mô ghép và tỷ lệ tích hợp gần như là 100%. 

– Bên cạnh đó, xương tự thân là vật liệu duy nhất có khả năng tạo xương. Có nghĩa là chính bản thân mảnh ghép sẽ tham gia cùng cơ thể trong quá trình hình thành xương mới, giúp đẩy nhanh quá trình cấy ghép implant. 

Nhược điểm:

– Vì thể tích xương ở các vùng là hữu hạn nên nhược điểm của xương tự thân là sự hạn chế về số lượng. Chúng ta không thể lấy quá nhiều xương ở các vùng kể trên được. 

– Việc phẫu thuật để thu thập xương tự thân cũng phức tạp và gây nên nhiều sang chấn. Đã có các nghiên cứu chỉ ra việc lấy xương ở vùng cằm gây nên các biến chứng về thẩm mỹ hay tê bì dị cảm răng cửa dưới. 

Bởi vậy, việc ghép xương tự thân hiện nay thường chỉ áp dụng cho các phẫu thuật ghép đoạn xương hàm, khi mà vùng khuyết hổng xương quá lớn hoặc nâng xương theo chiều đứng vùng thẩm mỹ. 

+ Xương nhân tạo: Để khắc phục hạn chế của vật liệu xương ghép tự thân thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển ra vật liệu ghép nhân tạo. Các loại xương nhân tạo có thể phân ra thành 3 loại gồm: Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài), xương dị chủng (xương khác loài) và xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất gần giống khung xương. `

Ghép xương nhân tạo

Ưu điểm của xương ghép nhân tạo: Bạn sẽ không phải trải qua quá trình phẫu thuật phức tạp để thu thập xương. Như vậy sẽ tránh được các sang chấn cũng như tai biến có thể xảy ra. Bên cạnh đó, số lượng vật liệu ghép nhân tạo không bị giới hạn như xương ghép tự thân, nên sẽ không phải lo lắng về vấn đề thiếu nguyên liệu cấy ghép.

Nhược điểm: 

– Về bản chất thì xương nhân tạo sẽ không có khả năng tạo xương như xương tự thân. Nó chỉ đóng vai trò là bộ khung cho các tế bào tạo xương từ cơ thể tiến đến và hình thành xương xung quanh khu vực ghép. Chính vì vậy, thời gian chờ đợi tích hợp của xương cũng như implant thường lâu hơn. 

– Do các loại vật liệu ghép xương nhân tạo này không phải từ cơ thể của bạn nên có nguy cơ không tích hợp và bị đào thải. Nhưng bạn cũng hoàn toàn yên tâm với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì chất lượng xương ghép cùng với tỷ lệ thành công khi ghép xương bằng vật liệu nhân tạo càng ngày càng nâng lên và hiện tại thì tỷ lệ thành công của các loại vật liệu ghép xương thường trên 90%. 

– Hạn chế cuối cùng khi dùng xương nhân tạo là bạn sẽ phải trả thêm chi phí cho việc ghép xương. 

Trường hợp ghép xương nhân tạo của khách hàng tại nha khoa Thùy Anh

Case 1: Bệnh nhân bị mất 1 chiếc răng cửa giữa, phần lợi và xương hàm phía ngoài bị tiêu lép đi khá nhiều.

Sau khi khảo sát kĩ trên phim X quang CTCB thì bác sĩ đã lên kế hoạch đó là trồng 1 chân răng implant tại vị trí răng mất kết hợp đồng thời với ghép thêm xương nhân tạo loại dị chủng ABC Colla để đảm bảo kích thước xương phía mặt ngoài trên 2mm.

Sau một thời gian chờ implant và xương ghép tích hợp khoảng 4 tháng, vùng lợi phía trên sẽ được bộc lộ ra và kết nối chân răng implant với một răng sứ ở phía trên. 

* Kết quả: Chiếc răng cửa đã được phục hồi mà vùng lợi và xương hàm cũng trở nên đầy đặn hơn.

Hình ảnh trước sau ghép xương và cấy ghép implant răng cửa

Case 2: Bệnh nhân có chiếc răng hàm dưới bị vỡ lớn, đã từng chữa tủy và làm chụp bọc nhưng do phần mô răng quá yếu nên không thể lưu giữ cho bọc răng và có chỉ định nhổ để trồng implant.

Ngay sau khi nhổ răng thì một chân răng implant được đặt tức thì vào vị trí nhổ và các vị trí khuyết hổng xương xung quanh sẽ được lấp đầy hoàn toàn bằng xương nhân tạo tổng hợp Osteon của Dentium. Việc trồng implant tức thì ngay sau khi nhổ răng như này sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian, giảm số lần phẫu thuật cũng như bảo tổn tối đa thể tích xương hàm còn lại so với việc chờ đợi vùng xương hàm liền lại rồi mới trồng hay còn gọi là cấy implant muộn. 

* Kết quả: Chân răng implant đã nằm chắc chắn trong xương hàm và che phủ phía trên là một trụ lành thương cá nhân hóa được làm bằng nhựa composite nha khoa. Bác sĩ chỉ cần chờ từ 3 – 4 tháng để chân răng tích hợp là có thể lắp một chiếc răng sứ lên phía trên.

Qua 2 case lâm sàng trên, với vật liệu ghép xương nhân tạo, dù là xương đồng chủng, hay xương tổng hợp thì việc ghép xương, tích hợp xương diễn ra rất thuận lợi. Điều này giúp cho implant được cấy ghép trở nên ổn định, đảm bảo chức năng ăn nhai.

Mặc dù vật liệu ghép xương là an toàn, quá trình ghép xương cũng không quá phức tạp, tuy nhiên điều kiện cấy ghép implant tốt nhất vẫn là khi thể tích xương hàm của bạn đủ và không cần ghép xương. Điều này hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn tiến hành cấy implant sớm sau khi mất răng. Khi đó xương hàm chưa bị tiêu quá nhiều và chắc chắn đảm bảo vững ổn cho implant.

Qua bài viết trên hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vật liệu cấy ghép xương dùng trong implant. Để đảm bảo quá trình ghép xương và trồng chân răng implant diễn ra thành công thì điều quan trọng nhất vẫn là case điều trị được thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt, nha khoa uy tín với hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ. 

Hiện nay, nha khoa Thùy Anh là đơn vị chuyên sâu trong trồng răng implant, với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong cấy ghép implant, thực hiện thành công nhiều case ghép xương hỗ trợ đặt trụ implant với tỷ lệ tích hợp tuyệt đối chính là lựa chọn hàng đầu của khách hàng tại khu vực Hà Nội và phía Bắc. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khong-dau-an-toan-bao-hanh-10-nam/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục