Niềng răng bị đau sau khi gắn mắc cài nguyên nhân do đâu?
Gắn mắc cài niềng răng bị đau là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và có phần e ngại ngay khi mới bắt đầu tìm hiểu về niềng răng. Vậy nguyên nhân khiến gắn mắc cài niềng răng bị đau nhức là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Niềng răng bị đau có phải do gắn mắc cài?
Để có câu trả lời cho câu hỏi tại tại sao gắn mắc cài niềng răng bị đau nhức bạn cần hiểu rõ quá trình gắn mắc cài và cảm giác sau khi gắn là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Gắn mắc cài không gây đau đớn một chút nào, cả quá trình diễn ra tương đối nhẹ nhàng và dễ chịu. Nếu bạn đang có lịch hẹn gắn mắc cài vào tuần tới, hãy thoải mái, chúng tôi khẳng định động tác này không thể gây đau đớn được.
Quy trình gắn mắc cài bao gồm:
– Làm sạch bề mặt răng: Loại bỏ những mảng thức ăn, cặn bám và đánh bóng để đảm bảo độ dán dính tốt nhất.
– Cô lập với môi trường nước bọt: Mục đích là để đảm bảo răng không bị nước bọt tràn vào trong quá trình gắn mắc cài. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền chắc của mắc cài được gắn.
Dụng cụ thường được sử dụng là banh miệng và bông gòn. Đầu tiên nha sỹ sẽ dùng banh miệng vén môi má, sau đó đặt bông vào các vị trí dọc theo ngách hành lang và sàn miệng để cách ly tốt nhất.
– Xoi mòn (Etching): Xoi mòn được thực hiện sau khi cô lập và thổi khô các răng. Xoi mòn trong vòng một phút, sau đó rửa trong vòng năm giây với hơi và nước xịt mạnh rồi mới thổi khô. Răng xoi mòn đạt yêu cầu sẽ có bề mặt trắng bọt.
– Gắn mắc cài: Đây là bước đặt các mắc cài lên trên răng và sử dụng keo dán quang trùng hợp để cố định. Mắc cài đặt đúng vị trí phải đảm bảo ba yếu tố: trục mắc cài và trục răng trùng nhau, mắc cài ở đúng chiều cao đã thiết lập và mắc cài nằm ở trung tâm răng theo chiều gần – xa.
Sau khi gắn mắc cài và đi dây cung, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau ê ẩm, nhức khi dây chằng quanh răng được giãn ra và răng bắt đầu quá trình dịch chuyển của mình.
Như vậy ở trên đã khẳng định được rằng gắn mắc cài hoàn toàn không gây đau đớn gì. Mắc cài sử dụng cơ chế dán dính của composite lên trên men răng, không xâm phạm hay tổn hại cấu trúc giải phẫu của răng lẫn vùng quanh răng, vì vậy bệnh nhân không thấy đau nhức trong suốt quá trình.
Vậy tại sao sau gắn mắc cài niềng răng bị đau nhức?
Nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng răng bị đau nhức sau khi gắn mắc cài là do:
– Thứ nhất đó là bệnh nhân chưa quen với mắc cài, vì thế cánh mắc cài có thể cọ vào môi má gây khó chịu, nhiệt miệng và đau.
– Thứ 2 là sự đáp ứng của răng với lực chỉnh nha: Răng kết nối với xương bằng hệ thống dây chằng nha chu, chính vì thế bình thường răng vẫn có sự lung lay sinh lý.
Khi gắn mắc cài và đi dây cung vào rãnh, lúc đó tác động lực theo mong muốn của nha sĩ dẫn tới hiện tượng một bên dây chằng nha chu bị ép, một bên còn lại bị giãn ra. Vùng bị ép sẽ bị thiểu dưỡng do thiếu máu, oxy dẫn tới quá trình tiêu xương tại đây. Ngược lại vùng giãn ra sẽ có nhiều máu và oxy tới hơn nên sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo xương.
Quá trình đáp ứng với lực chỉnh nha sẽ khiến bệnh nhân thấy ê, đau nhức, lung lay nhẹ răng. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Thông thường cơn đau âm ỉ, ê nhức sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và ngưỡng chịu đau mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn.
Cách giảm đau sau khi gắn mắc cài niềng răng
Phần lớn các bệnh nhân đều làm quen tốt với mắc cài, song không phải ai cũng có một khởi đầu thỏa mái thuận lợi như vậy. Chính vì thế ở Nha Khoa Thùy Anh, nha sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp giúp cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn sau khi gắn mắc cài:
+ Trường hợp nhiệt miệng do cọ xát, tì đè:
– Sử dụng sáp nha khoa
– Súc miệng bằng nước muối ấm, nước súc miệng có chứa Chlorhexidine
– Bổ sung vitamin, ăn uống nhẹ nhàng, ăn đồ ăn mềm, cắt nhỏ trước khi ăn
– Bôi thuốc: Sindolor, metrogyl, …
+ Trường hợp đau, ê nhức răng:
– Massage nướu răng
– Chườm lạnh: ăn sữa chua/kem, ngậm đá , dùng túi chườm, …
– Sử dụng thuốc giảm đau: Efferalgan, Alaxan, …
Và quan trọng nhất sau khi gắn mắc cài đó là ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng của mỗi bệnh nhân. Nha sĩ sẽ nhắc nhở phương pháp làm sạch răng khi có mắc cài, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây viêm nhiễm, đau nhức, tiêu xương, tụt lợi, sâu răng,… Các phương pháp vệ sinh răng miệng bao gồm:
– Sử dụng máy tăm nước: Tại nha khoa Thùy Anh, tất cả các bạn niềng răng đều được tặng máy tăm nước miễn phí trị giá 1.600.000 VNĐ. Điều này giúp việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi niềng được cải thiện đáng kể.
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa
– Sử dụng bàn chải kẽ, nước súc miệng
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/huong-dan-su-dung-may-tam-nuoc-cho-nguoi-nieng-rang-nha-khoa-thuy-anh/
Tuy nhiên có một số trường hợp bất thường bệnh nhân cần liên lạc với nha sĩ của mình càng sớm càng tốt để nhận được sự hỗ trợ kể đến như:
– Răng xuất hiện cơn đau nhói, đau buốt
– Khí cụ, dây cung sắc, nhọn chọc vào phần mềm gây đau đớn
– Chảy máu, viêm nhiễm kéo dài trong miệng không cải thiện
– Bung, rơi, lỏng khí cụ, mắc cài ở trong miệng
– Tăng nhạy cảm của răng với các kích thích như nóng hoặc lạnh
Trên đây là thông tin giải đáp nguyên nhân gây đau khi gắn mắc cài niềng răng. Việc niềng răng bị đau nhức là không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn yên tâm vì nó sẽ nằm trong ngưỡng chịu đựng của bạn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh