Sâu răng số 7 do răng khôn và cách điều trị triệt để

Một trong những tư thế mọc lên gây ảnh hưởng nặng nhất của răng khôn đó là mọc lệch đâm vào răng số 7 gây sâu răng. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề sâu răng số 7 do răng khôn và cách điều trị triệt để. 

Tại sao răng khôn thường mọc lệch vào răng 7?

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm trong độ tuổi trung bình từ 17 tới 25. Đây là thời điểm cung hàm đã phát triển đầy đủ về kích thước, đồng thời bộ răng vĩnh viễn mọc hoàn toàn, vì vậy răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc lên. 

Đó là nguyên nhân vì sao hướng mọc rất đa dạng, có thể nghiêng xa, nghiêng ngoài, nghiêng trong, nằm ngang, mọc ngầm,… nhưng phổ biến nhất là trường hợp răng khôn mọc ngang, nghiêng gần đâm vào răng số 7.

Răng khôn mọc lệch đâm vào răng 7 dễ dẫn đến lợi trùm một phần phía sau chính chiếc răng khôn, tạo túi lợi ảo rất dễ đọng thức ăn, khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm lợi, đau nhức và hôi miệng. 

Ngoài ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ giữa răng số 7 và răng khôn, theo thời gian lỗ sâu hình thành, nguy cơ cao vào tủy, gây đau đớn kéo dài và thậm chí phải nhổ bỏ nếu không được phát hiện kịp thời. 

Việc dắt thức ăn nguy hiểm hơn những viêm nhiễm tại chỗ khác, do nó âm thầm không gây đau đớn, bệnh nhân đau đớn đến nhà sỹ thì chiếc răng 7 đã quá nặng rồi. Điều trị nếu có thành công cũng rất khó khăn. 

Biến chứng do răng khôn mọc đâm vào răng 7

+ Thứ 1: Nguy có viêm quanh thân răng khôn, viêm lợi kéo dài. Ngoài ra vi khuẩn phân hủy thức ăn sinh khí tạo hơi thở có mùi. Nhiều bạn chải răng, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa nhưng hơi thở vẫn có mùi. Tới chúng tôi kiểm tra phát hiện răng khôn viêm quanh thân răng do dính mắc những thức ăn vụn xung quanh vị trí mọc lệch. 

+ Thứ 2: Răng khôn đâm răng số 7 lực mọc răng khôn có thể gây di chuyển và lệch lạc vị trí răng trước, đặc biệt vùng răng cửa hàm dưới. Với những bạn có răng mọc lệch lạc, chen chúc nhóm răng cửa hàm dưới thì răng có xu hướng lệch lạc tăng lên theo thời gian. Một phần từ lực đẩy do răng khôn gây ra. 

Tuy nhiên điều này vẫn còn nhiều tranh cãi bởi vì các yếu tố khác như sự cong của đường cong cắn khớp khiến lực ăn nhai đẩy cả hàm ra trước theo thời gian cũng là một giả thiết song song với giả thiết về lực đẩy răng khôn. Dù sao, nếu bạn đang chỉnh nha thì việc bảo vệ kết quả niềng răng cũng quan trọng và nha sĩ luôn có xu hướng đưa ra chỉ định nhổ răng khôn dự phòng từ trước thời điểm tháo niềng. 

+ Thứ 3, điểm tiếp xúc bất thường giữa răng khôn và răng số 7 là vị trí dễ đọng thức ăn, gây sâu. Theo thời gian, lỗ sâu phát triển vào tủy và có nguy cơ nhổ bỏ nếu không phát hiện kịp thời. Để phát hiện, bạn hãy để ý cảm giác ăn nhai của mình khi dùng những thực phẩm dai như thịt gà, thịt bò, mực… Nếu sau ăn thấy dắt rất nhiều thức ăn vào vùng răng hàm cuối cùng, có khi không thể lấy ra được bằng chỉ nha khoa hay tăm. Thì rất có thể bạn đã rơi vào hoàn cảnh răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 gây sâu. 

Trong một nghiên cứu mang tên “Incidence of Distal Caries in Mandibular Second Molar due to Impacted Third Molar” (tạm dịch “Bằng chứng gây sâu mặt xa răng số 7 do sự mọc răng 8”), tác giả Abin Varghese và cộng sự kết luận rằng: “57.78% răng khôn mọc lệch gây sâu mặt xa răng 7, trong đó răng khôn lệch gần đâm trực tiếp vào răng 7 chiếm 46.15%”. 

Mặt khác, năm 2017, Nikhil Srivastava và cộng sự với bài báo“Incidence of distal caries in mandibular second molars due to impacted third molars: Nonintervention strategy of asymptomatic third molars causes harm” cũng nghiên cứu hai con số tương tự lần lượt là 37.5% và 55%. 

Có thể rút ra kết luận dễ hiểu từ 2 nghiên cứu dịch tễ học này là: Khoảng một nửa số trường hợp răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 chắc chắn gây sâu răng số 7 tiến triển. Đây là tỷ lệ rất cao trong y khoa. 

Cách điều trị tình trạng sâu răng 7 do răng khôn

Bác sĩ Louis Raffetto – chuyên gia phẫu thuật miệng và hàm mặt (California – Hoa Kỳ) cho rằng:“ Nên đánh giá xuyên suốt quá trình hình thành và mọc răng từ những năm tháng thiếu niên. Bác sĩ sẽ dựa trên phim X quang để đưa ra tiên lượng và kế hoạch điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể”

Ông còn nhấn mạnh: Thời điểm dễ dàng nhất để nhổ răng khôn là lúc chúng mới mọc vì chân răng chưa phát triển hoàn toàn. Trong độ tuổi trưởng thành, chân răng hình thành hoàn toàn, đồng thời sự cốt hóa xương hàm gây ra nhiều khó khăn trong quá trình nhổ răng. Như vậy, để không xảy ra những biến chứng ngoài ý muốn do răng khôn gây ra, chúng ta nên thăm khám nha sĩ định kỳ, đặc biệt trong độ tuổi vị thành niên để được tiên lượng và tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể cũng như cân nhắc nhổ bỏ răng khôn khi chúng mới chỉ là một mầm răng.”

Trên tạp chí Nha khoa Anh Quốc – British Dental Journal, V. Toedtling và cộng sự tiến hành nghiên cứu và báo cáo chủ đề “Distal caries of the second molar in the presence of a mandibular third molar – a prevention protocol” (tạm dịch “Sâu răng số 7 do sự hiện diện của răng khôn – liệu pháp phòng ngừa”). Kết quả nghiên cứu trên 210 bệnh nhân tương ứng 240 răng khôn chỉ ra rằng 18% bệnh nhân bị sâu răng sớm; 24% sâu răng tiến triển; 58% bệnh nhân phải điều trị tủy và 13% bệnh nhân phải nhổ bỏ răng hàm lớn thứ 2. 

Như vậy là đã rõ, một chiếc răng khôn mọc ngầm có thể tạo ra quan điểm điều trị khác nhau giữa những người Mỹ và những người nha sĩ Châu Âu. Nhưng với răng khôn mọc lệch và đâm vào răng số 7, đặc biệt đã có tổn thương sâu răng vào răng số 7 thì một chỉ định nhổ bỏ ngay lập tức là chính xác và cần thiết. 

Sau khi răng khôn nhổ bỏ bác sĩ sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng và phim X quang để đánh giá tình trạng hiện tại răng số 7. Trường hợp răng số 7 chỉ bị sâu răng phía xa, chưa vào tủy thì sẽ thực hiện lấy bỏ mô sâu, sử dụng chất hàn sinh học nếu cần thiết và hàn phục hồi thân răng. 

Hiện tại Nha khoa Thùy Anh được trang bị bộ dụng cụ hàn mặt xa thân răng chuyên dụng , đảm bảo hàn kín khít. Bên cạnh đó, chúng tôi đang sử dụng những vật liệu hàn răng tốt nhất trên thị trường, thậm chí sử  dụng chất hàn sinh học che tủy trong trường hợp sâu sát tủy giúp bảo vệ tủy, kích thích tái tạo mô ngà. 

Mặt khác, nếu lỗ sâu vào tủy gây đau nhức khó chịu, bác sĩ chỉ định điều trị tủy trước khi làm chụp bọc với mục đích bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Việc cân nhắc điều trị tủy răng 7 trước hay nhổ răng trước tình huống này phụ thuộc nhiều yếu tô như mức độ đâm phá hủy của răng khôn đã lớn chưa, nếu lớn quá cản trở quá trình nha sĩ điều trị tủy thì sẽ nhổ trước, tình huống cơn đau dữ dội gây ra do răng 7, hay giải phẫu răng 7 phức tạp mà tiên lượng giữ được hay không vẫn còn bỏ ngỏ thì việc nhổ răng 8 có thể quyết định sau khi điều trị tủy răng số 7. 

Trường hợp tổn thương quá lớn, răng số 7 có chỉ định nhổ bỏ, bệnh nhân sẽ được tư vấn phục hồi răng mất bằng phương pháp cấy chân răng nhân tạo Implant.

Trên đây là thông tin về tình trạng sâu răng 7 do răng khôn và cách điều trị triệt để. Răng 7 là răng quan trọng trên cung hàm trong việc đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt. Vì vậy khi răng khôn có dấu hiệu mọc đâm vào răng 7, bạn cần có các biện pháp dự phòng sớm để tránh gây ảnh hưởng không tốt tới răng số 7. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Sâu răng số 7 do răng khôn và cách điều trị triệt để

  1. Nguyễn Thư says:

    Em bị sâu răng số 7 một năm trước đã đi lấy tuỷ và trám. Sau đó em đi lấy vôi răng khám răng định kỳ và thấy răng dưới có dấu hiệu nứt nên đã bọc sứ nhưng cách vài ngày sau thì răng hàm trên đau buốt vị trí răng số 7 khi cắn rất đau và nhức có cảm giác lung lay những răng lân cận cũng bị đau khi ăn uống. Sau đó em có đến nha khoa thăm khám nha sĩ có tháo miếng trám ra xem thử tình trạng răng thì em đau dữ dội nên quyết định nhổ răng có 3 chân và 5 ống trước đó đã chữa được 3 ống tuỷ lớn 2 tuỷ kia chia làm hai nhánh. Em nhổ được một tuần nhưng vẫn đau răng bên cạnh nhạy cảm khi nhai vẫn hơi thốn lòi phần chân răng thêm 1 xíu có giác cộm khi chạm vào không biết có phải do răng khôn đâm vào không ạ trước đó em chụp phim có răng không vùng này ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background