Sau nhổ răng khôn thì uống thuốc gì?
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng bao gồm chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, cách giảm sưng giảm đau và kê cho bạn một đơn thuốc kháng sinh. Vậy sau nhổ răng khôn thì sẽ uống những thuốc gì? Đơn thuốc uống trong vòng bao nhiêu ngày? Cùng Nha Khoa Thuỳ Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sau nhổ răng khôn uống thuốc gì?
Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng như kìm, bẩy, tay khoan… Chắc chắn rồi, mô nướu của bạn sẽ bị bóc tách để có thể lấy răng khôn ra ngoài. Đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, nằm ngang chiếm diện tích lớn trên hàm thì mức độ vết thương sau nhổ răng sẽ lớn hơn. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng lợi thì cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Thông thường các loại thuốc uống sau khi nhổ răng khôn là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm:
– Thuốc giảm đau: Như đã nói ở trên, tình trạng đau xuất hiện sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện bình thường. Vì vậy mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau cho bạn giúp ức chế dây thần kinh cảm giác, nhờ đó mà xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Thuốc giảm đau thường có tác dụng trong vòng 24 – 72h và sử dụng trong khoảng 3 ngày. Thuốc tê sẽ hết kéo dài trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ tuỳ vào lượng thuốc tê bác sĩ sử dụng, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì cơn đau sẽ dần xuất hiện nên bạn có thể uống thuốc giảm đau ngay nếu cần thiết. Liều lượng được khuyến cáo để sử dụng cho bệnh nhân sau nhổ răng là tối đa 2 viên mỗi lần và mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ, không uống quá 4 viên/ngày.
– Thuốc kháng sinh: Là loại thuốc uống sau khi nhổ răng khôn có tác dụng chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, mang đến sự an toàn, giúp bệnh nhân tăng cường chống viêm nhiễm do vết thương và hỗ trợ giảm sưng viêm.
Nhờ các thành phần có trong thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Đơn thuốc này bác sĩ sẽ kê để bạn uống trong khoảng 3 – 5 ngày tuỳ vào từng tình trạng răng.
Có 2 loại kháng sinh là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngừng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt.
Các loại kháng sinh sau khi nhổ răng khôn thường được sử dụng bao gồm: Amoxicillin, Doxycycline,… phối hợp với Metronidazol.
Tuy nhiên bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ nếu bản thân mắc các bệnh lý toàn thân, bị dị ứng với các thành phần thuốc trước đây để bác sĩ kê đơn với loại thuốc kháng sinh thích hợp. Bên cạnh đó là uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi nhổ răng?
Nhổ răng khôn cũng gây tổn thương tới các mô mềm xung quanh răng và làm ảnh hưởng đến cơ thể nên bệnh nhân cần tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và nghỉ ngơi đầy đủ trước, sau khi nhổ răng.
Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn mà bác sĩ đã hướng dẫn thì bệnh nhân cũng nên lưu ý một số điều sau đây để giúp quá trình lành thương sau khi nhổ răng được tốt hơn:
– Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên chườm lạnh mỗi lần 15-20p để hạn chế đau nhức.
– Từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi nhổ cần chườm nóng lên vùng sưng khoảng 4 lần/ngày để làm tan máu bầm, tiêu sưng, giảm đau, tăng vận động mạch máu giúp máu chảy tới vùng tổn thương làm liền vết thương nhanh chóng hơn.
– Thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng bàn chải mềm để chải răng thật nhẹ nhàng và lưu ý không được tác động đến vùng răng vừa nhổ. Không được sử dụng ngón tay hoặc vật nhọn để tác động vào ổ răng mới nhổ.
– Không nên súc miệng với nước muối hay nước súc miệng trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Bạn có thể làm điều này từ ngày thứ 3 sau khi nhổ răng, lưu ý là phải dùng nước muối sinh lý hoặc nước mỗi pha loãng.
– Ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp hoặc bổ sung thêm thịt cá.
– Không khạc nhổ mạnh hay mút ổ răng vừa nhổ vì có thể gây chảy máu
– Hạn chế tối đa sử dụng các đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trong vòng 1 tuần sau khi nhổ răng để tránh gây viêm nhiễm và giúp cho vết thương có thể lành nhanh hơn.
– Hạn chế vận động, hoạt động thể thao mạnh sau nhổ răng
– Trong trường hợp sau nhổ răng, vị trí ổ răng có mùi hôi hoặc đau nhức, chảy máu kéo dài thì cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “sau nhổ răng khôn uống thuốc gì”. Bạn cũng có thể liên hệ với Nha Khoa Thuỳ Anh theo thông tin dưới đây để được tư vấn một cách chi tiết cho trường hợp của bạn nhé!
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cham-soc-sau-nho-rang-khon-nhu-the-nao/
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm… Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanhNHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM