Sau cấy ghép implant có chụp X – quang cộng hưởng từ được không?

Cấy ghép implant là một trong những giải pháp phục hình răng đã mất tốt nhất hiện nay, khoa học đã chứng minh tuổi thọ implant là rất cao, thậm chí sử dụng vĩnh viễn, về già bạn vẫn mang răng implant trong miệng. Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày bạn sẽ có thể phải thực hiện các thủ tục chụp phim cộng hưởng từ MRI, khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bỏ hết tất cả những đồ dùng bằng kim loại trên cơ thể ra như bông tai, nhẫn vàng, và răng giả… Bạn sực nhớ ra bạn có chiếc chân răng implant? Có thể giữ lại hay phải tháo ra? Và mối liên hệ giữa vật liệu implant nha khoa và việc chụp phim cộng hưởng từ MRI là như thế nào? Tất cả sẽ được bác sĩ Tùng từ chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng Nha Khoa Thùy Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Cấy ghép implant có chụp X - quang được không?

Phim x-quang cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y khoa, trong đó sử dụng sóng từ trường và sóng radio, khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể hấp thu từ trường thì phóng thích năng lượng RF, từ đó máy hấp thu và chuyển thành dữ liệu hình ảnh. Nghĩa là khi chụp cộng hưởng từ bạn sẽ được đưa vào 1 máy lớn dạng hình ống, trong máy này có những cục nam châm rất lớn, với lực hút từ trường lớn gấp 10.000 lần từ trường tạo thành từ nam châm của một chiếc tử lạnh dân dụng cỡ lớn.

Cộng hưởng từ áp dụng chụp sọ mặt chẩn đoán các bệnh u não, thần kinh, mạch máu, chấn thương não, xuất huyết, tai biến… Ngoài ra có thể chụp vùng cổ, cột sống, vùng bụng chậu, cơ xương khớp, các loại ung thư… Phim chụp MRI sắc nét, chi tiết, rõ ràng có thể dựng được định dạng 3D, không sử dụng tia xạ nên rất an toàn và được nhiều bác sỹ chuyên môn đánh giá cao trong việc chẩn đoán các bệnh khó. Có thể nói chụp MRI hiện nay cực kỳ thông dụng. 

Từ cơ chế hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ bạn cũng dễ dàng hiểu được, nam châm tức là từ trường thì có tính hút kim loại, kim loại sẽ làm nhiễu loạn từ trường. Vì vậy yêu cầu bắt buộc trước khi bước vào phòng chụp là bạn phải tháo hết tất cả trang sức, vật dụng kim loại ra khỏi cơ thể. Và implant chính là trụ kim loại. Vấn đề chúng ta sẽ giải mã là bạn cấy implant rồi có làm sai lệch kết quả chụp phim hay là không? Chụp MRI có được hay không?

Tâm lý chung luôn cho rằng không nên mang kim loại đến gần máy chụp MRI, mặc dù thuật ngữ từ tính trong từ điển thường dùng để chỉ kim loại, nhưng thực tế ra tất cả các vật thể đều có từ tính, và từ tính của các vật thể chia ra làm 3 loại:

– Sắt từ (ferromagnetism): Là vật liệu được từ hóa ngay cả khi không có từ trường bên ngoài. Khi đưa một vật liệu sắt từ gần máy MRI nó sẽ bị hút chặt vào máy MRI do từ tính mạnh của nó hoặc bị kéo di chuyển đến vị trí khác. Vật liệu sắt từ đại diện bao gồm sắt, coban, niken. 

– Chất nghịch từ (diamagnetism): Là vật liệu có từ tính theo hướng ngược lại khi đặt trong vùng từ trường, và tính nghịch từ biến mất khi từ trường biến mất. Vật liệu đại diện tiêu biểu là đồng, thủy tinh, và nhựa. 

– Chất thuận từ (paramagnetism): Là những chất có từ tính yếu trong ngành từ học được xếp vào nhóm phi từ nghĩa là gần như không có từ tính. Khi có tác dụng của từ trường ngoài, các moment từ này sẽ bị quay theo từ trường ngoài, làm cho cảm ứng từ tổng cộng trong chất tăng lên. Hầu hết vật chất thuộc về loại Thuận Từ và titanium làm implant cũng nằm trong số đó. 

Trong vòng 30 năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tests về độ an toàn, sinh học cũng như độ chính xác của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trên bệnh nhân có mang implant. Và gần như tất cả các nghiên cứu đều cho thấy chụp MRI an toàn và hoàn toàn bình thường cho bệnh nhân có răng implant. 

FDA cơ quan thuốc và dược phẩm Mỹ mỗi năm nhận được khoảng 300 bài báo cáo về các sự cố biến chứng xảy ra trong quá trình chụp MRI bao gồm bỏng, chấn thương do vật thể kim loại bay và hút vào người, những vật thể kim loại di chuyển trong cơ thể… không có trường hợp nào ghi nhận sự cố trên bệnh nhân có implant.

Những khuyến cáo với bệnh nhân đã cắm implant và đi chụp MRI

Từ có sở những nghiên cứu trong y văn, bác sĩ Tùng khuyến cáo bệnh nhân implant khi đi chụp MRI:

– Đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể chụp phim cộng hưởng từ MRI, implant không nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng phim 

– Implant gồm 3 thành phần là chân răng implant làm bằng titanium, phần răng giả kết nối phía trên. Nếu phần răng giả làm bằng kim loại hoặc titan 4% thì cần yêu cầu nha sĩ tháo ra trước khi chụp. Việc tháo chụp răng phía trên rất đơn giản, không ảnh hưởng chân implant bên dưới. Sau khi chụp xong bạn có thể yêu cầu nha sĩ vặn lại và sử dụng bình thường. Khi tháo răng nha sĩ có thể vặn healing, cover screw vào để bảo vệ lỗ implant. Những vật liệu đó cũng được làm từ hợp kim titan không có từ tính. 

– Bạn nên sử dụng các loại răng toàn sứ không kim loại trên chân răng implant bất cứ khi nào có thể. Vì các loại răng toàn sứ không có từ tính, sẽ không phải tháo ra nếu sau này bạn lớn tuổi và phải chụp MRI. 

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ giới hạn trong chuyên ngành nha khoa với răng implant không áp dụng được cho các trường hợp bệnh nhân đeo stent, có các thanh nẹp vùng đầu hoặc các ốc tai kim loại.

Qua những thông tin hữu ích mà bác sĩ Tùng cung cấp ở trên hi vọng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng implant trong suốt đời sống của mình. Việc chụp phim MRI đối với bệnh nhân có implant là hoàn toàn bình thường nếu có yêu cầu về sau. Trước khi chụp bạn vẫn nêu hỏi ý kiến nha sĩ của mình là tốt nhất, mọi thông tin chi tiết về việc cấy ghép implant bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tại Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khong-dau-an-toan-bao-hanh-20-nam/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Sau cấy ghép implant có chụp X – quang cộng hưởng từ được không?

  1. Nguyễn thị hồng hạnh says:

    Bác sỹ cho e hỏi cách đây 20 ngày e bị đau đầu đi viện khám bác sỹ bảo chụp cộng hưởng từ. Khi đó e không nhớ là cách đây 6 năm mình đã lắp 1 răng giả bằng kim loại nên vẫn chụp bình thường về nhà e tìm hiểu thì biết trước khi chụp có răng giả bằng kim loại phải tháo ra. Vậy nên bác sỹ cho e hỏi e chụp rồi mà quyên không tháo ra thì có sao không ạ em cảm ơn ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background