Lệch khớp cắn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sai lệch khớp cắn là vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp hiện nay, nó không chỉ gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai mà còn khiến tính thẩm mỹ của gương mặt bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng cũng như ảnh hưởng của tình trạng lệch khớp cắn là gì? Cách khắc phục ra sao?

Lệch khớp cắn là gì?

Khớp cắn là sự tương quan giữa răng ở trên – dưới và cung hàm, gồm tỉ lệ cân xứng cũng như diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ, khi ăn nhai của răng và xương hàm. Khớp cắn chuẩn cần phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp ở giữa cả 2 hàm. 

Sai lệch khớp cắn là tình trạng răng hàm trên và răng hàm dưới bị lệch tâm, không cắn khí với nhau, răng trên cung hàm mọc lệch gây ảnh hưởng tới tín thẩm mỹ của gương mặt, khiến việc ăn nhai khó khăn, tính thẩm mỹ thiếu tiêu chuẩn. 

Các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp bao gồm: 

– Khớp cắn ngược (răng móm): Đây là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, xương hàm dưới phát triển quá phát so với xương hàm trên. Gương mặt bị móm nhìn rất thiếu cân đối, hình dạng như lưỡi cày. 

– Khớp cắn chéo: Là tình trạng răng bị xô lệch, cái thò ra cái thụt vào không theo một trật tự nào. 

– Khớp cắn hở: Ở trạng thái bình thường, 2 hàm răng bị khớp cắn hở không thể chạm vào nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/khop-can-ho-nguyen-nhan-cach-nhan-dien-va-huong-dieu-tri-hieu-qua-nha-khoa-thuy-anh/

Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn

Theo bác sĩ Quyền thuộc khoa chỉnh nha tại Thùy Anh thì 70% nguyên nhân dẫn tới sai lệch khớp cắn là do di truyền, bẩm sinh hoặc do cấu trúc của răng hàm. 

Ngoài ra, cũng có một số thói quen làm thay đổi hình dạng cũng như cấu trúc xương hàm: 

– Trẻ em có thói quen bú bình lâu dài (sau 3 tuổi), ngậm ti giả, mút ngón tay

– Thương tích và va chạm nghiêm trọng do tai nạn gây sai lệch hàm.

– Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém hoặc biến chứng do thực hiện phương pháp phục hình thẩm mỹ không chuẩn (trám răng, mão răng sứ…)

– Biến chứng từ mất răng gây tiêu xương, xô lệch răng toàn hàm

Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì các bạn cũng cần chú ý tới các nguyên nhân khách quan để phòng tránh tình trạng sai lệch khớp cắn. Ví dụ như bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ, quan tâm và can thiệp sớm khi thấy con có những biểu hiện sai lệch răng, khớp cắn… Nếu không sẽ gây nên những những tác hại cả về tâm lý lẫn thẩm mỹ cho trẻ. 

Triệu chứng nhận biết tình trạng sai khớp cắn 

Những triệu chứng người gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn như sau:

– Răng mọc thừa, mọc chen chúc trên cùng hàm.

– Răng mọc lệch đặc biệt là phần trung tâm của răng cửa hàm trên và 2 răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng.

– Xuất hiện khoảng trống giữa các răng hàm hoặc tỉ lệ của răng mọc cách xa nhau.

– Răng hàm dưới mọc bao ra phía răng hàm trên.

– Răng hô vẩu do răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới.

– Răng khớp cắn bị hở, khi cắn phần hàm trên khít nhau nhưng răng cửa của 2 hàm lại xuất hiện một khoảng hở

Tác hại của của tình trạng khớp cắn bị lệch

– Khó khăn khi nhai và phát âm: Một số trường hợp bị sai lệch nặng dẫn tới khớp cắn hở, phanh lưỡi bám thấp khiến hoạt động của các cơ hàm quá mức gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, đây chính là nguyên nhân của những cơn đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương.

– Răng lệch lạc: Dễ bị chấn thương, không vệ sinh được kỹ dẫn tới mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng, khi không được điều trị kịp thời khiến răng của bị chấn thương, làm gãy răng và chết tủy.

– Người bị sai lệch khớp cắn sẽ rất dễ bị mặc cảm, tự ti về ngoại hình, hạn chế trong giao tiếp với bên ngoài, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc. 

Các phương pháp điều trị khớp cắn lệch

Để điều trị sai lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có 3 cách khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn: 

1. Chỉnh nha (niềng răng)

Niềng răng là phương pháp sử dụng bộ khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng trong suốt invisalign để sắp xếp lại vị trí của răng trên cung hàm. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tác dụng lực từ từ lên răng, thời gian kéo dài từ 1 – 3 năm, niềng răng rất an toàn với sức khỏe người bệnh, bảo tồn răng thật tối đa. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-khop-can-cheo-gia-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/

2.  Phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm

Với trường hợp sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì việc điều trị sẽ cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để có một hàm răng đều, đẹp và đúng khớp cắn.

3. Niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm

Trong những trường hợp vừa bị hô/móm hàm vừa hô/ móm răng hay lệch lạc, chen chúc răng thì cần phải kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background