Răng tạm là gì? Trường hợp nào cần lắp răng tạm?
Khi thực hiện làm các phương án phục hình răng thì sẽ cần thời gian để sản xuất răng sứ. Để đảm bảo việc ăn nhai và tính thẩm mỹ thì bác sĩ có thể chỉ định lắp răng tạm trong thời gian chờ đợi. Vậy răng tạm là gì? Trường hợp nào cần lắp răng tạm? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.
Răng tạm là gì?
Răng tạm là chiếc răng có thời gian sử dụng ngắn, được sử dụng nhằm thay vị trí răng vĩnh viễn sẽ được lắp trong thời gian chờ được thiết kế, chế tác tại xưởng labo. Đây là chiếc răng có độ bền tương đối ngắn và không được dùng để thay thế răng sứ vĩnh viễn.
Ưu và nhược điểm của răng tạm
1. Ưu điểm
- Được lắp ngay sau thời điểm làm răng như trồng răng, mài cùi răng sứ.
- Giúp lấp đầy khoảng trống trong thời gian chờ răng vĩnh viễn.
- Bảo vệ nướu an toàn, bảo vệ được vị trí chân răng đã được điều trị để tránh khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như chất hóa học, nhiệt độ, hoạt động ăn nhai..
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai trong thời gian chờ đợi phục hình răng.
2. Nhược điểm
- Vì răng tạm không được thiết kế theo khuôn răng nên độ chắc chắn không cao, dễ bị trơn trượt, xê dịch.
- Răng tạm có thể gây kích ứng, sưng nhẹ ở phần nướu răng
- Răng tạm với đặc tính chỉ là chiếc răng tạm thời nên khi ăn nhai không cảm nhận được vị thức ăn, hay cảm giác ăn nhai bị hạn chế nhiều.
- Màu sắc, chức năng và thời gian sử dụng của răng tạm rất ngắn nên không thể thay thế được răng vĩnh viễn.
Trường hợp nào cần lắp răng tạm?
Không phải tất cả các trường hợp làm răng đều cần sử dụng răng tạm. Vậy khi nào cần sử dụng răng tạm thì sẽ là 3 trường hợp dưới đây:
1. Trồng implant răng cửa
Răng cửa là chiếc răng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ của gương mặt. Quy trình trồng răng implant phục hình răng cửa thường kéo dài 2 – 6 tháng, trong thời gian chờ đợi trụ implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ lắp răng tạm để giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho bạn.
2. Làm răng sứ
Khi làm răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài 1 phần răng để đảm bảo răng mới khi lắp lên được vừa vặn với phần răng còn lại. Sau mài răng cần thời gian khoảng 2 ngày để labo chế tác răng sứ mới. Trong thời gian chờ đợi bạn sẽ được lắp răng tạm để bảo vệ cùi răng thật, tránh việc ăn uống bị ê buốt cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ khuôn hàm.
3. Trồng răng all on 4
Trồng răng all on 4 là thường dành cho các bác khách hàng bị mất răng toàn hàm. Bác sĩ thực hiện cấy 4 – 6 trụ implant theo hướng phù hợp để nâng đỡ toàn bộ hàm răng giả bên trên. Phương pháp này cũng cần đợi 2 – 6 tháng mới có thể lắp hàm vĩnh viễn. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ lắp hàm tạm cho cô chú khách hàng để đảm bảo việc ăn nhai và duy trì thẩm mỹ.
Lưu ý khi sử dụng răng tạm
Việc sử dụng răng tạm trong thời gian chờ đợi răng vĩnh viễn là rất cần thiết để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên khi sử dụng răng tạm thì khách hàng cần đặc biệt quan tâm với việc vệ sinh và chăm sóc răng tạm, cụ thể như sau:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải sạch phần răng tạm nhưng cần chải 1 cách nhẹ nhàng.
– Sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn trong kẽ răng.
– Hạn chế ăn đồ dai, cứng, cắn xé trực tiếp lên răng tạm, chỉ nên ăn đồ ăn mềm.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh