Có nên niềng răng khểnh không? Thời gian và chi phí niềng
Nhiều bạn vẫn có quan niệm rằng răng khểnh cười rất duyên và dễ thương. “Răng khểnh đẹp sao phải niềng, tự nhiên niềng răng khểnh mất cả duyên… Liệu quan điểm này có đúng? Răng khểnh đẹp hay xấu? Có nên niềng răng khểnh không?
Răng khểnh đẹp hay xấu?
Sở hữu một chiếc răng khểnh bạn chỉ dễ thương khi ở tuổi teen, càng lớn bạn sẽ các thấy chiếc răng đó thật bật tiện và vô duyên. Về bản chất thì răng khểnh lại là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.
Răng khểnh (răng nanh) nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh với chức năng cắn xé thức ăn. Chúng có hình dạng răng xiên nhỏ và thường mọc ở độ tuổi từ 12 – 13 trong quá trình răng vĩnh viễn mọc, đặc điểm là hơi chếch ra ngoài do răng có sự sắp xếp lệch lạc…
Theo các Trần Thùy Anh – trưởng khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh thì răng khểnh là một dạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn. Nhiều người nghĩ rằng ai có răng khểnh sẽ rất duyên dáng nhưng trường hợp răng khểnh chếch mọc ra ngoài quá nhiều sẽ khiến gương mặt trông kém duyên.
Răng khểnh xuất hiện thường do các nguyên nhân sau:
– Gen di truyền: Nếu bạn có ông bà, bố mẹ có răng khểnh thì bạn sẽ có răng khểnh
– Do thói quen xấu: Tật đẩy lưỡi, mút tay, nghiến răng… khiến cho răng mới hình thành chưa ổn định và bị xô lệch thành răng khểnh.
– Tuổi mọc răng vĩnh viễn: Nếu răng sữa chưa rụng hết mà bạn đã tới tuổi thay răng sẽ khiến răng mọc chen lẫn, lệch vị trí.
Hiện nay quan niệm về răng đẹp đã có nhiều thay đổi, một hàm răng đều đặn, trắng sáng mới là điều người hiện đại ưa chuộng.
Có nên niềng răng khểnh không?
Có nên niềng răng khểnh không thì các chuyên gia trong ngành nha luôn khuyến nghị thực hiện niềng răng khểnh. Niềng răng khểnh sau khi được sắp đều răng thì sẽ tránh được những nguy cơ dưới đây mà răng khểnh gây nên cho răng miệng:
+ Răng khểnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng, những chiếc răng khểnh là môi trường thuận lợi để thức căn, vi khuẩn bám vào gây hại.
+ Răng khểnh nằm ở vị trí răng nanh cũng đảm nhận vai trò xé thức ăn để hỗ trợ lưỡi và các răng khác nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào hệ tiêu hóa. Nếu răng mọc khểnh quá nhiều thì sẽ không thực hiện tốt vai trò của mình, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe.
+ Răng khểnh cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, về lâu dài vi khuẩn sẽ phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…
+ Răng khểnh mọc chồi ra ngoài cũng khiến răng bên cạnh đi đẩy vào sâu hơn, làm sai lệch khớp cắn của các răng còn lại. Đa phần răng khểnh thường có xu hướng chếch ra ngoài, những chiếc răng khểnh mọc chìa ra rất dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài miệng.
Niềng răng khểnh mất bao lâu?
Thời gian niềng răng khểnh thường giao động ở mức từ 18 – 24 tháng, nếu sai lệch nặng hơn thì có thể kéo dài tới khoảng 30 tháng.
Bên cạnh đó, thời gian điều trị nhanh hay chậm cũng sẽ phụ thuộc vào trình độ chuyển môn của bác sĩ, phương pháp bạn chọn niềng răng (niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mặt trong hay invisalign) và chế độ chăm sóc răng miệng.
Chi phí niềng răng khểnh là bao nhiêu?
Giá niềng răng khểnh ở mỗi người sẽ là khác nhau, còn tùy vào tình trạng răng miệng và phương pháp bạn lựa chọn. Để biết chính xác mức chi phí niềng răng của mình, bạn hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn.
Tại các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi thì mức giá có thể cao hơn so với nha khoa không chuyên. Cụ thể giao động ở mức:
– Niềng răng mắc cài kim loại: Từ 20.000.000VNĐ – 38.000.000 VNĐ
– Niềng răng mắc cài sứ: Từ 40.000.000VNĐ – 50.000.000 VNĐ
– Niềng răng mắc cài mặt trong: Từ 50.000.000VNĐ – 65.000.000 VNĐ
– Niềng răng trong suốt invisalign: 45.000.000VNĐ – 100.000.000VNĐ
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-khap-khenh-gia-bao-nhieu-tien-la-hop-ly/
Niềng răng khểnh cần lưu ý gì?
– Khi niềng răng khểnh, bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, dai hoặc thực phẩm chứ nhiều đường vì chúng dễ dính vào mắc cài và khó làm sạch, gây nên bệnh như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu.
– Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc úa lạnh vì niềng răng là giai đoạn răng yếu và rất nhạy cảm do phải chịu tác động từ lực kéo của dây cung.
– Ưu tiên ăn đồ mềm như cháo, súp, rau xanh và bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi cho răng chắc khỏe.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh