Quy trình hàn răng lấy tủy thực hiện như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi có một chiếc răng bị sâu, thường đau nhức khi nhét thức ăn vào giờ tôi muốn hàn lại, nhưng nghe nói hàn răng thì phải lấy tủy, liệu lấy tủy răng có đau không? Có nguy hiểm không? Răng sau khi lấy tủy có tuổi thọ bao nhiêu năm? Mong bác sĩ giải đáp rõ. (Võ Thành Nam, Hà Nội).
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới phòng khám, chúng tôi sẽ giải đáp thông tin về vấn đề hàn răng lấy tủy, mời bạn cùng độc giả theo dõi.
Răng có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của răng gồm 3 thành phần:
– Men răng: Là lớp ngoài cùng bao bọc thân răng, tạo nên độ cứng, chắc khỏe cho thân răng.
– Ngà răng nằm ở phía trong, có tính đàn hồi cao, xốp và thấm. Thành phần chủ yếu là chất keo collagen nhằm tăng tính bảo vệ tủy răng.
– Tủy răng bao gồm các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết nằm bên dưới lớp men và ngà răng. Có cả trong chân răng và thân răng. Nó được ví là thành phần cốt lõi của răng. Tủy răng giữ chức năng cảm nhận cảm giác “đau” khi có các kích thích tác động lên răng như: chấn thương, nóng, lạnh, hóa chất… cũng như tham gia công việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.
Xã hội ngày càng phát triển, việc tiếp cận thông tin ngày một dễ dàng hơn. Hàn răng không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người. Hầu hết ai cũng đã từng hàn răng. Hàn răng hay còn gọi là trám răng, đây là phương pháp điều trị phục hình răng áp dụng cho bệnh nhân có tình trạng sâu răng hoặc răng bị sứt, mẻ.
Trường hợp nào trám răng thì cần và không cần lấy tủy?
Câu trả lời là tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định có cần lấy tủy hay không. Sâu răng được chia thành 3 mức độ: sâu men, sâu ngà, sâu tủy.
– Khi vi khuẩn mới tấn công vào men và ngà răng, tủy răng vẫn còn khỏe mạnh, nếu trám răng sẽ không cần phải lấy tủy. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần men, ngà nhiễm khuẩn nhằm ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công gây sâu thứ phát, tạo hình xoang trán sau đó bịt kín lỗ sâu bằng chất hàn sinh học, tái tạo lại hình dáng và chức năng của răng. Quá trình này diễn ra trong một lần hẹn, chỉ mất từ 10 – 15 phút là bạn đã giải quyết xong một chiếc răng sâu nhẹ nhàng.
– Trong trường hợp vi khuẩn đã phá hủy hoàn toàn lớp ngà răng, tấn công vào tủy răng với một số biểu hiện viêm tủy như: đau nhói, đau nhiều khi ăn nhai, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh, thậm chí là những cơn đau dữ dội, lan lên đầu và thái dương. Lúc này việc lấy tủy trước khi hàn răng là chỉ định bắt buộc. Bạn sẽ phải đi lại nhiều lần hẹn hơn để bác sĩ thực hiện 2 kỹ thuật lấy tủy và hàn răng, đương nhiên thời gian cũng kéo dài hơn so với hàn răng thông thường.
Quy trình trám răng lấy tủy tại nha khoa Thùy Anh
+ Đầu tiên, nha sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng từ vị trí sâu răng vào buồng tủy đủ rộng để thao tác lấy tủy được diễn ra thuận lợi, dễ dàng.
+ Sau đó, tiến hành lấy tủy, tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay hoặc trâm xoay máy. Tiếp đến, bác sĩ bơm rửa và hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu sinh học tương thích với răng. Cuối cùng, một lượng chất trám vừa đủ sẽ được đưa vào lỗ sâu và chiếu ánh sáng laser lên trên để hoàn tất ca điều trị.
Trám răng lấy tủy có đau không?
Hàn răng lấy tủy là thủ thuật thường quy trong nha khoa nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Ngày nay, với sự giúp đỡ của thuốc tê, việc lấy tủy diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng, an toàn.
Chi phí trám răng lấy tủy
Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, mức phí trám răng lấy tủy giá bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm của răng cũng như nhiều yếu tố khác bao gồm:
– Vị trí răng cần điều trị, mỗi nhóm răng sẽ có những mức giá khác nhau.
– Mức độ viêm tủy, độ phức tạp của răng cần điều trị.
– Phương pháp điều trị tủy được áp dụng.
– Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc.
Tại nha khoa Thùy Anh, chi phí trám răng lấy tủy cả quá trình chỉ từ 1.000.000 – 1.500.000VNĐ/răng.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chi-phi-chua-tuy-rang-het-bao-nhieu-tien-nha-khoa-thuy-anh/
Ưu, nhược điểm của việc trám răng lấy tủy
Thời bố mẹ hay ông bà ta hễ đau răng thì sẽ phải nhổ răng. Nhưng từ khi kỹ thuật lấy tủy ra đời đã có thêm hy vọng, kéo dài thời gian tồn tại cho chiếc răng. Việc lấy tủy trước khi trám răng với răng sâu tủy hiện đã là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa và mang lại nhiều lợi ích như:
– Triệt tiêu vĩnh viễn cảm giác đau: Tủy răng là nguồn sống duy nhất của răng, chi phối cảm giác cho răng do vậy khi đã trám răng lấy tủy thì chiếc răng đó vĩnh viễn không bị đau trở lại (trừ một số trường hợp như ống tủy dị dạng bất thường, cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với vật liệu điều trị, lỗi kỹ thuật từ bác sĩ không lấy hết tủy,…).
– Bảo tồn răng thật: Nếu tủy răng bị tổn thương, chỉ trám răng không lấy tủy khiến sót lại vi khuẩn bên trong ống tủy. Lâu ngày vi khuẩn phát triển sẽ khiến cơn đau quay trở lại, thậm chí có thể lây lan làm viêm nhiễm xương và dẫn tới phải nhổ răng.
Tuy nhiên, bên cạnh trám răng lấy tủy vẫn tồn tại một số nhược điểm là khiến thân răng trở nên yếu hơn, giòn, dễ nứt tét dưới tác động của lực ăn nhai. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ thường tư vấn bọc răng sứ cho bạn sau khi lấy tủy. Thân răng thật sẽ được bao trùm và bảo vệ bởi một mão răng sứ. Toàn bộ lực cắn, tác động ngoại lực khi sinh hoạt đều được mão răng giả chống đỡ. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mô răng thật sẽ không bị ảnh hưởng.
Việc giữ lại tủy răng đương nhiên là tốt hơn so với việc lấy tủy. Tuy nhiên khi răng sâu tủy thì cách duy nhất giữ lại răng đó là trám răng lấy tủy. Để biết trường hợp của mình trám răng có cần lấy tủy không, bạn nên tới nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh