Nhổ răng khôn mọc lệch đối diện nguy hiểm nào?

Răng khôn mọc lệch gây nên các biến chứng sưng đau, việc nhổ bỏ giúp giải quyết được các nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên nhiều bạn đắn đo khi nghe mọi người truyền tai nhau về các biến chứng khi nhổ răng như ảnh hưởng đến thần kinh hay chảy máu… Vậy nhổ răng khôn mọc lệch sẽ phải đối điện với những nguy hiểm gì? 

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không?

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi các răng khác đã mọc hoàn chỉnh trên cung hàm và nằm ở phía sau cùng. Bình thường chúng ta sẽ có 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc trên và 2 chiếc dưới. 

Do mọc muộn khi các  răng khác đã ổn định nên những chiếc răng số 8 này thường bị thiếu chỗ và mọc lệch hoặc thậm chí mọc ngầm. 2 chiếc răng trên thường mọc lệch đâm ra má còn 2 chiếc dưới thường đâm về phía răng số 7, gây đọng dắt thức ăn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, sưng tấy, đau nhức, hôi miệng, sâu các răng kế cận cũng như chính bản thân răng số 8. 

Việc vệ sinh răng 8 vô cùng khó khăn do răng nằm ở vị trí trong cùng, vướng xương hàm, má, không thể đưa bàn chải tới. Kết hợp với việc răng khôn gần như không có vai trò gì trong quá trình ăn nhai, nên với câu hỏi có nên nhổ răng khôn mọc lệch không thì câu trả lời là có, răng khôn mọc lệch thường được chỉ định nhổ bỏ thay vì chữa hay điều chỉnh.

Nhổ răng khôn mọc lệch có những nguy cơ gì?

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu và khi so sánh với nhiều tiểu phẫu khác trên cơ thể thì đây không phải là một thủ thuật quá lớn. Khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt với quy trình chuẩn và trang thiết bị y tế hiện đại thì việc nhổ răng rất an toàn và nhẹ nhàng. 

Tuy nhiên do sự liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như thần kinh, mạch máu nên sẽ luôn có nguy cơ xảy ra các nguy cơ khác nhau trong và sau quá trình phẫu thuật nhổ răng.

Các nguy cơ có thể gặp trong và sau quá trình nhổ răng bao gồm:

+ Chảy máu

Chảy máu là biến chứng thường gặp trong nhổ răng có thể gặp trong hoặc sau nhổ răng. Do khoang miệng là nơi tập trung nhiều mạch máu, nhổ răng để lại một vết thương hở ở cả xương và mô mềm nên sẽ làm máu rỉ ra liên tục từ vết thương. Quá trình nhổ răng cũng có thể làm tổn thương các mạch máu lân cận làm máu chảy vào vùng nhổ. 

Để ngăn ngừa chảy máu, bác sĩ sẽ thường khâu kín vùng nhổ răng, đặc biệt là vùng răng khôn hàm dưới và cho bệnh nhân cắn chặt gạc để hình thành cục máu đông giúp cho quá trình cầm máu. Cùng với lời dặn như ăn đồ mềm nguội, tránh tạo áp lực hay va chạm mạnh vào vị trí nhổ răng để giữ cục máu đông nằm đúng vị trí để cầm máu.

Nếu vì một lý do nào đó khiến cho cục máu đông bị bong ra như cắn gạc không chặt, súc miệng mạnh, tạo lực hút như hút sữa, thuốc, ăn đồ cứng, va chạm vào vị trí nhổ có thể làm máu chảy trở lại. Lúc này bệnh nhân cần bình tĩnh cắn chặt lại gạc hoặc bông mới vào vị trí nhổ răng trong vòng ít nhất 30 phút, đồng thời liên hệ ngay với bác sĩ. Tránh hoảng loạn hoặc hoang mang quá mức vì việc này có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, làm cho máu càng chảy nhiều hơn. 

Nếu sau khi cắn gạc mà máu vẫn không ngừng chảy, bác sĩ sẽ có thể tiến hành các thủ thuật để giúp cầm máu như khâu chặt vết thương, đặt các loại thuốc cầm máu hoặc dùng các thuốc cầm máu theo đường uống hoặc đường tiêm. Vì các mạch máu trong vùng miệng thường là mạch nhỏ nên  thông thường máu sẽ được cầm  sau khi bác sĩ thực hiện các phương pháp trên mà không cần phải làm gì thêm. 

Những trường hợp máu không cầm cần nghĩ đến các bệnh lý toàn thân như các bệnh rối loạn đông máu, ở người đang dùng thuốc chống đông hoặc trên các bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát. Do đó trước khi tiến hành nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử để tránh được các nguy cơ này. Và nếu như bạn có bệnh lý toàn thân nào thì cũng cần chủ động thông báo cho bác sĩ biết để có kế hoạch điều trị đảm bảo an toàn.

+ Phản ứng với thuốc tê

Thuốc tê có vai trò vô cùng quan trọng trong phẫu thuật nhổ răng. Nó loại bỏ cảm giác đau đớn khi các mô và răng bị tác động, nhổ bỏ, nếu như không có thuốc tê, các  thủ thuật nhổ răng không thể thực hiện được. 

Dù thuốc tê được sử dụng trong nha khoa là những loại thuốc rất an toàn, được kiểm soát nghiêm ngặt, nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị phản ứng với thuốc tê. Phản ứng này có thể là choáng, dị ứng hoặc ngộ độc. 

Thông thường, những phản ứng gặp phải đều là các phản ứng nhẹ, choáng mệt, tim đập nhanh, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi hoặc dùng thêm thuốc chống dị ứng nhẹ là đủ. Với các trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cần tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân, việc này đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo bài bản và biết cách chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân. Do đó bạn cần phải chọn cơ sở nha khoa uy tín, có các bác sĩ được đào tạo chính quy để đảm bảo các thủ thuật thực hiện được an toàn.

+ Nhiễm trùng

Khoang miệng có chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, theo nghiên cứu có tới hơn 300 loại vi khuẩn tồn tại và phát triển trong miệng. Và trong số đó có một số loại thường xuyên gây ra tình trạng nhiễm trùng trong miệng. Nhổ răng tạo ra một vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng ổ răng thường là hiện tượng sưng, chảy mủ, đau nhức nhiều tại vị trí nhổ răng, có thể kèm theo sốt với các trường hợp nặng. 

Thông thường, các vết nhổ răng được khâu kín lại sau khi nhổ sẽ giúp thức ăn và vi khuẩn không lọt xuống phía dưới được, và bác sĩ sẽ luôn kê một đơn thuốc có kháng sinh để ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Trong đa số các trường hợp, ổ răng sau nhổ sẽ liền tốt mà không gặp vấn đề nào. 

Nhưng nếu như bệnh nhân vệ sinh không tốt, sử dụng thuốc không tuân thủ theo đơn bác sĩ kê, hoặc do vùng nhổ răng viêm nhiễm quá nặng thì việc nhiễm trùng vùng nhổ răng sẽ có thể xảy ra. Lúc này để xử trí, bác sĩ cần phải cắt chỉ, rửa sạch vùng viêm, nạo sạch phần nhiễm khuẩn, hoại tử, đặt dẫn lưu sau đó khâu lại. Kết hợp với dùng kháng sinh mạnh, liều cao giúp xử lý triệt để tình trạng viêm nhiễm.

+ Đau

Sau khi nhổ răng khôn khoảng 3 giờ, khi thuốc tê hết tác dụng, triệu chứng đau sẽ xuất hiện. Tùy vào cơ địa của bệnh nhân, khả năng chịu đau của mỗi người hay mức độ khó của răng khôn mà mức độ đau sẽ khác nhau. Có thể là triệu chứng đau nhẹ nhàng, hơi khó chịu nhưng cũng không cần dùng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên bác sĩ sẽ luôn kê thuốc giảm đau đi kèm trong đơn thuốc sau nhổ răng, và nếu bệnh nhân bị đau nhiều thì việc cần làm là uống thuốc giảm đau.

 Thông thường đau sau nhổ răng khôn kéo dài từ 1 – 3 ngày sau nhổ và sẽ hết dần, mức độ đau cũng không quá nghiêm trọng và chỉ cần thuốc giảm đau thông thường là đủ. Để giảm bớt đau sau nhổ, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, với trang thiết bị hiện đại như máy piezotome, và các phương pháp giảm đau như ghép huyết tương giàu tiểu cầu sẽ giúp bạn có trải nghiệm nhổ răng khôn nhẹ nhàng và ít đau đớn nhất.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-bang-song-sieu-am-piezotome-tam-biet-con-dau-nhe-nhang/

+ Tổn thương dây thần kinh

Răng khôn thường mọc lệch lạc dẫn đến nó nằm gần các cấu trúc quan trọng dễ tổn thương như mạch máu, thần kinh. Trong đó, ở các răng khôn hàm dưới chân răng thường nằm gần dây thần kinh cảm giác răng dưới, nên luôn có nguy cơ tổn thương vào dây thần kinh này. 

Khi dây thần kinh răng dưới bị tổn thương, sẽ có triệu chứng tê bì vùng môi, cằm cùng bên nhổ răng, tùy mức độ nặng nhẹ mà mức độ và thời gian tê sẽ khác nhau. Triệu chứng tê bì có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và giảm dần rồi hết, hoặc nếu nặng có thế tổn tại vĩnh viễn. 

Khi phát hiện có tổn thương, bác sĩ sẽ kê thêm 1 đơn thuốc để điều trị kết hợp với tái khám, kiểm tra định kỳ và thông thường, tổn thương dây thần kinh sẽ hồi phục, cảm giác khó chịu sẽ biến mất. 

Bạn có thể thường nghe đến việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến thần kinh và nghe nhiều người nói nhổ răng xong bị điên. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng dây thần kinh bị tổn thương chỉ đơn thuần là thần kinh cảm giác, không liên quan đến thần kinh trung ương hay các vùng liên quan đến suy nghĩ, vận động cho nên bạn cũng không cần quá hoang mang lo lắng.

>> Xem thêm: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng tới thần kinh không? 

Ngoài tổn thương thần kinh răng dưới, dây thần kinh cảm giác lưỡi cũng có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình nhổ, gây tê bì lưỡi nhưng thường có tỉ lệ hồi phục cao hơn và nhanh hơn so với thần kinh răng dưới. Để hạn chế được rủi ro tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ cần khảo sát phim X – quang răng và khám xét kỹ lưỡng trên miệng, bác sĩ có thể chỉ định chụp phim để khảo sát trước nhổ răng, chi phí cho các phim chụp này đều không lớn, vì vậy, bạn đừng ngại đi chụp phim trước khi nhổ răng nhé.

+ Tổn thương xoang hàm 

Xoang hàm nằm ở xương hàm trên, do vậy tổn thương này chỉ gặp khi nhổ các răng hàm trên. Đối với răng khôn hàm trên, một số răng có chân răng dài và nằm sát vị trí xoang hàm, khi nhổ răng ra, một phần nhỏ màng xoang có thể bị rách, dẫn đến thông từ xoang hàm vào vùng nhổ răng. Với các răng khôn hàm trên mọc ngầm có thể dẫn đến lọt chân răng vào xoang hàm gây ra viêm nhiễm vùng xoang. Với những răng khó và nằm gần xoang nên được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và khảo sát kỹ lưỡng trên phim X quang để có giải pháp tốt nhất.

+ Gãy xương hàm

Gãy xương hàm có thể gặp khi nhổ răng khôn hàm dưới.  Do răng nằm quá sâu và bác sĩ dùng lực quá mạnh gây gãy xương. Đây là một tai biến ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không được kiểm soát tốt. Để phòng tránh được tai biến này cần bác sĩ có kinh nghiệm, có thêm các thiết bị hỗ trợ như máy piezotome giúp cho quá trình nhổ răng nhẹ nhàng, ít phải dùng lực và gây sang chấn nhất có thể.

+ Phù nề

Sưng vùng má bên nhổ răng khôn cũng là một phản ứng bình thường và hay gặp sau khi nhổ răng khôn, nhất là nhổ răng khôn hàm dưới. Tùy cơ địa từng bệnh nhân mà sưng có thể nhiều hoặc ít, gây vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân. Sưng nề có thể được giảm bớt nhờ thao tác nhổ răng nhẹ nhàng, ít sang chấn vào mô mềm xung quanh và sau nhổ bệnh nhân có thể chườm đá để giảm sưng trong ngày đầu. Sưng nề cũng thường không kéo dài lâu, chỉ khoảng 3 ngày rồi sẽ giảm dần nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Những nguy cơ khi nhổ răng khôn mọc lệch luôn có thể xảy ra khi tiến hành thủ thuật, tuy nhiên nếu được kiểm soát tốt, có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ thì có thể giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất. Trước khi quyết định nhổ răng, bạn hãy nghe tư vấn kỹ từ bác sĩ, để có được những lời khuyên tốt nhất, được khám xét kỹ lưỡng, chụp phim đầy đủ và có phương án tốt nhất.

>>> Xem thêm: Nhổ răng khôn nhẹ nhàng – chính xác – không đau 

Hi vọng thông tin bài viết trên của nha khoa Thùy Anh đã giúp bạn có thể nắm rõ được hơn những biến chứng khi nhổ răng khôn mọc lệch. Để được tư vấn rõ về tình trạng của mình bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background