Mối nguy hại từ việc mất răng số 3 và cách khắc phục tốt nhất

Răng số 3 có vị trí gần nhóm răng cửa. Nếu không may bị mất răng số 3 thì sẽ gây ảnh hưởng tới cả khả năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ của nụ cười. Những mối nguy hại từ việc mất răng số 3 dưới đây bạn cần nắm rõ để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng số 3

Răng số 3 (răng nanh) nằm ở góc của cung hàm, sát ngay bên cạnh nhóm răng cửa. Một người sẽ có 4 chiếc răng số 3, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Vẻ ngoài của răng số 3 khá sắc nhọn, có chức năng dùng để kẹp và xé thức ăn. 

Hậu quả của việc mất răng số 3 bao gồm: 

– Do là chiếc răng sử dụng để ăn nhai nên khi mất răng số 3 thì sẽ năng cắn xé, ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. 

– Do ở gần vùng răng cửa, nên khi cười nói rất dễ nhìn thấy răng bị mất, ảnh hưởng đến khả năng phát âm, làm bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp.

– Vùng da bên ngoài răng số 3 cũng bị chảy xệ, gây lão hóa sớm.

– 2ai răng bên cạnh răng số 3 là răng số 2 và răng số 4 sẽ dần bị xô lệch bởi tác dụng lực khi ăn nhai. Lâu ngày độ xô lệch sẽ nặng hơn. 

– Vị trí mất răng khó vệ sinh, dễ mắc các bệnh lý răng miệng như: Viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, tụt nướu chân răng…

– Khi không còn lực nhai tác động, xương hàm sẽ dần bị tiêu đi, nếu không khắc phục sớm sau này muốn trồng lại thì phải sẽ phải cấy thêm xương, gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian. 

Mất răng số 3 tuy không gây nhiều nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ răng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu phương pháp khắc phục càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những hậu quả kể trên.

Cách phục hình răng số 3 thẩm mỹ và bền chắc nhất

Chúng ta có 3 cách để phục hình răng số 3 bị mất là làm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant. Lời khuyên của nha sĩ là bạn nên khắc phục bằng trồng răng implant. 

Implant có ưu điểm sẽ phục hình răng số 3 một cách độc lập, không mài răng số 2 và 4 như phương pháp cầu răng sứ. Hay không vướng víu, dễ rơi như răng giả tháo lắp. Cấu tạo và chức năng ăn nhai của răng implant gần như răng thật, độ bền có thể trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 

Cấu tạo của răng implant gồm: trụ Implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Khi tiến hành cấy ghép, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật ngoại khoa để đặt trụ Implant vào trong xương hàm. Sau khi đợi xong trụ tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khớp nối abutment và mão răng sứ lên trụ.

Thông thường, thời gian cấy một trụ implant mất khoảng 45 phút. Nhưng để tiến hành phục hình thì thường phải đợi từ 6 – 14 tuần, để trụ implant có thể tích hợp vào xương hàm. Trong thời gian này, với răng số 3 bác sĩ sẽ gắn răng tạm trên implant để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nụ cười của bạn. Thời gian cấy ghép Implant được tính từ lúc cắm trụ đến khi hoàn tất gắn mão răng sứ.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-implant-rang-cua-bao-nhieu-tien-quy-trinh-thuc-hien-nhu-the-nao/

Những điều cần lưu ý sau cấy ghép implant

Để đảm bảo quá trình cấy ghép implant diễn ra an toàn và hiệu quả thì quá trình cấy ghép implant cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân: 

Về phía bác sĩ từ khâu thăm khám, chẩn đoán và phẫu thuật đều cần phải lập kế hoạch chi tiết cho người bệnh, cụ thể:

– Giai đoạn chuẩn bị phẫu thuật gồm: Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng đúng chuẩn, kiểm soát mảng bám răng, điều trị viêm lợi, viêm quanh răng, các áp-xe hoặc biến chứng nhiễm trùng vùng cuống răng, sử dụng kháng sinh và dung dịch súc miệng dự phòng… 

– Giai đoạn phẫu thuật: Tuyệt đối tuân thủ đúng nguyên tắc tiệt trùng và vô trùng, đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật của đặt implant. Phòng phẫu thuật cần trang bị hệ thống khử khuẩn bằng tia cực tím, rửa tay đúng quy trình, không phẫu thuật chung với người có nguồn nhiễm khuẩn…

– Giai đoạn sau phẫu thuật: Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ cần có những chỉ định phù hợp về kháng sinh, dung dịch súc miệng, chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống. 

– Giai đoạn lắp phục hình: Khi gắn trụ cần sử dụng gel có yếu tố khử khuẩn là chlorhexidine.  

– Giai đoạn tái khám và chăm sóc: Trong 1 năm đầu các bác sĩ thường hẹn bệnh nhân khám lại 2- 3 tháng/lần, trong các năm tiếp theo là 6 – 12 tháng/lần. 

Về phía bệnh nhân: Cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, tái khám đúng lịch, chăm sóc răng miệng đúng phương pháp. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng tăm hoặc các dụng cụ thô bạo sẽ gây sang chấn mô lợi, tạo viêm và mất bám dính. Các dụng cụ thường được dùng là: chỉ tơ nha khoa, chỉ chuyên dụng, bàn chải kẽ, bàn chải, máy tăm nước, nước súc miệng có chlorhexidine 1,2%.

Trên đây là những thông tin về hậu quả của việc mất răng số 3 bạn cần nắm rõ. Phương pháp trồng răng implant phục hình răng mất tại nha khoa Thùy Anh là lựa chọn của hàng nghìn khách hàng, 99% khách hàng hài lòng về kết quả đạt được. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng số 3 hay các răng khác trên cung hàm, hãy để lại tình trạng, thông tin để nhận được tư vấn cụ thể từ bác sĩ hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây. 

HOT: Trồng răng implant chỉ với 6.9tr.đ 

TẶNG mão sứ 2 triệu đồng 

MIỄN PHÍ tư vấn cùng chuyên gia hàng đầu

ĐĂNG KÝ NGAY KHUYẾN MẠI CHỈ CÒN 20 SUẤT 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục