Mất răng có niềng răng được không?

Mỗi răng trên cung hàm đều có chức năng quan trọng giúp nâng đỡ, hỗ trợ cắn xé và đảm bảo cấu trúc gương mặt luôn cân đối. Bởi vậy, khi bị mất răng nhiều người lo ngại rằng nếu mất răng có niềng răng được không? 

Hỏi đáp: Mất răng có niềng được không?

Trả lời: Với câu hỏi mất răng có niềng răng được không thì trường hợp mất răng/thiếu răng vẫn có thể niềng răng, đó là dùng mắc cài để kéo răng đều lại với nhau, tuy nhiên trong trường hợp không kéo lại được thì răng bị mất cần được trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ kết hợp khi niềng răng, do đó bạn nên lưu tâm sớm đến vấn đề này khi gặp phải tình trạng thiếu răng hay mất răng. 

Để niềng răng, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau:

+ Niềng răng mắc cài

+ Niềng răng trong suốt invisalign 

Các mắc cài hoặc khay niềng được gắn trên răng sẽ tạo ra lực để kéo các răng về gần nhau.

Trường hợp mất răng là trường hợp đặc biệt, khí cụ định hình hàm sẽ được bác sĩ gắn vào các răng kế cận răng mất, để trong quá trình niềng không bị xô lệch về phía khoảng trống chỗ mất răng. Điều này nhằm mục đích đóng vùng trống chỗ răng bị mất, giúp các răng khác xê dịch thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nếu khoảng trống của răng quá lớn, mà răng cũng bị hô, móm hay lệch lạc thì mục đích của việc gắn mắc cài là để duy trì khoảng trống đầy đủ để phục hồi răng. Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng bị mất.

Tuy nhiên, để răng được phục hồi cấu trúc, hoàn thiện như ban đầu, bạn nên áp dụng các phương pháp phục hình răng sau khi niềng. Có thể áp dụng phương pháp làm cầu răng và cấy ghép răng implant.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biện pháp đưa ra có thể khác nhau. Đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng được không mà hãy nghĩ đến việc tìm một nha khoa uy tín để thăm khám và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tối ưu nhất.

Quy trình niềng răng cho bệnh nhân mất răng

Niềng răng là giải pháp khắc phục khuyết điểm răng mọc lệch, thưa, hô, móm, vẩu… giúp các răng được đều đặn, ngay hàng và thẩm mỹ hơn.

Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Thùy Anh bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân, cả răng nướu và lưỡi. 

+ Bước 2: Chụp X – quang

Xem xét kỹ lưỡng vùng mất răng và chụp CT để kiểm tra tình trạng xương hàm của bệnh nhân.

Thông qua kết quả chụp CT và dữ liệu phân tích, bác sĩ sẽ tính toán hướng dịch chuyển của từng răng, thời gian dịch chuyển, lập phác đồ điều trị, tư vấn cho bệnh nhân.

+ Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm

Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra trong một môi trường vệ sinh, an toàn.

Sau đó, lấy dấu hàm để lưu lại thông số răng hàm của bệnh nhân, phục vụ cho việc theo dõi trong quá trình điều trị và làm cơ sở để đánh giá hiệu quả niềng răng.

+ Bước 4: Gắn mắc cài 

Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha vào răng và bắt đầu quy trình niềng răng. Nếu cần thiết sẽ gắn khí cụ định hình hàm để duy trì khoảng trống đầy đủ cho việc phục hình răng về sau.

+ Bước 5: Lên lịch tái khám

Với niềng răng mắc cài, sau khi gắn khí cụ thì khoảng 3 – 4 tuần bạn sẽ được hẹn lịch tái khám một lần để bác sĩ theo dõi và có những điều chỉnh phù hợp. 

+ Bước 6: Sau khi kết thúc niềng răng bác sĩ sẽ tháo niềng và cho bệnh nhân đeo hàm duy trì. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thoi-gian-deo-nieng-rang-mat-bao-lau/

Trồng lại răng hàm sau khi niềng răng

Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn cần trồng lại chiếc răng hàm đã mất hoàn thiện cấu trúc răng và đảm bảo chức năng nhai, nghiền thức ăn của hàm. Các phương pháp trồng răng sau khi niềng thường được áp dụng: 

1. Cấy ghép răng Implant

Cấy ghép răng Implant là giải pháp có chức năng tương tự như răng thật mọc tự nhiên từ nướu, với đầy đủ chân và thân răng.

Chân răng Implant là các trụ nhỏ được làm từ Titanium, được đặt trực tiếp vào xương hàm của bệnh nhân bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Thân răng Implant là răng sứ, được vít cố định vào trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.

Ưu điểm:

+ Khôi phục chức năng ăn nhai 

+ Khắc phục hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng.

+ Chắc chắn như răng thật.

+Thời gian sử dụng lâu dài, có thể duy trì cả đời. nếu được chăm sóc tốt 

Hạn chế:

+ Thời gian thực hiện tương đối dài, khoảng từ 2 – 3 tháng.

+ Chi phi tương đối cao.

2. Bắc cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một dãy các mão răng và răng giả được chế tác liền kề. Chúng được gắn cố định lên các răng thật khỏe mạnh đã được mài chỉnh trước đó để lấp đầy vị trí thân răng bị khuyết trong cung hàm.

Ưu điểm:

+ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ sau 2 buổi hẹn cách nhau từ 2 – 4 ngày.

+ Khôi phục khoảng từ 60% – 70% lực nhai của răng.

+ Chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

Hạn chế:

+ Cần phải mài răng thật kế cận để làm trụ răng nên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng về sau. 

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ được vấn đề mất răng có niềng răng được không. Để có được kết quả tốt nhất khi gặp tình trạng này bạn nên tìm hiểu điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, kỹ thuật tốt để quá trình điều trị diễn ra được thuận lợi, 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background