Kỹ thuật điều trị tủy lại: Hiểu rõ hơn để bảo tồn răng thật tốt hơn
Mục đích của việc điều trị tủy là giải quyết các cơn đau, giữ lại răng thật mà không phải nhổ bỏ. Tuy nhiên đôi khi sau 1 vài ngày, vài tuần hoặc một thời gian sau chiếc răng đã lấy tủy đau trở lại. Và khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định điều trị tủy lại và điều này khiến nhiều người hoang mang. Vậy điều trị tủy lại là gì? Nó khác gì với lần điều trị tủy trước đó? Những nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này hơn.
Nguyên nhân phải điều trị tủy lại
Thông thường một chiếc răng sau khi lấy tủy thành công sẽ không đau nhức, ê buốt và thực hiện tốt chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm…. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị tủy, bác sĩ để sót tủy, chưa làm sạch ống tủy, hàn tủy chưa chuẩn thì sẽ dẫn tới những cơn đau ngay sau điều trị hoặc cách sau một thời gian.
Cũng có trường hợp nó hoàn toàn không đau nhưng nếu để lâu vi khuẩn có thể phát triển, dịch viêm lan ra vùng chóp chân răng gây tiêu xương từ từ, cho đến khi có hiện tượng đau thì xương đã tiêu rất nhiều và khi đó thì thường bắt buộc phải nhổ bỏ răng. Vì vậy việc điều trị tủy lại là cần thiết và càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra. Sau khi điều trị tủy, nếu không có đau hay khó chịu gì bạn vẫn nên thăm khám định kỳ 6 tháng – 1 năm để kiểm tra những vấn đề phát sinh.
Điều trị tủy lại khác gì so với điều trị tủy thông thường? Tại sao chi phí lại cao hơn, thời gian điều trị kéo dài hơn?
Quá trình điều trị tủy thông thường: Một chiếc răng nếu được lấy tủy lần đầu tiên thì bác sĩ chỉ cần loại bỏ mô tủy và vi khuẩn trong các ống tủy, tạo hình, sau đó hàn kín bằng các vật liệu sinh học. Bản chất tủy là chất hữu cơ mềm nên việc loại bỏ bằng các dụng cụ sửa soạn và bơm rửa khá dễ dàng. Vật liệu hàn ống tủy có đặc điểm sẽ đông cứng và bít kín ống tủy thay thế mô tủy đã lấy đi không cho vi khuẩn phát triển.
Khi điều trị tủy lại thì sẽ phải loại bỏ hết chất hàn tủy, tạo hình lại từ đầu. Chất hàn tủy cứng và khó loại bỏ hơn rất nhiều so với mô tủy sinh học. Nếu một chiếc răng điều trị tủy chưa tốt mà còn đặt chốt, hàn MTA… thì việc tháo gỡ gần như là không thể. Vì vậy điều trị tủy lại là một điều trị khó khăn hơn rất nhiều so với điều trị tủy lần đầu, đôi khi không thể.
Ngoài ra, chi phí điều trị tủy lại cao hơn so với chi phí điều trị tủy lần đầu và thời gian điều trị tủy lại cũng sẽ lâu hơn. Bởi vì thông thường một chiếc răng đã lấy tủy sẽ được làm chụp sứ bảo vệ, việc điều trị tủy xuyên chụp đã là rất khó khăn nếu nó là dòng chụp R có kim loại. Mặc khác để loại bỏ hết vật liệu hàn tủy cũ trong các ống tủy cũng phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, những dung dịch bơm rửa và dụng cụ chuyên biệt mới có thể làm sạch hoàn toàn để đảm bảo điều trị tủy lại thành công.
Tỷ lệ thành công khi điều trị tủy lại là bao nhiêu? Có chắc chắn sẽ giữ được răng hay không?
Việc loại bỏ chất hàn tủy cũ là không hề dễ dàng đôi khi không thể loại bỏ hoàn toàn, vì vậy tỷ lệ thành công khi điều trị tủy lại thường là 50:50 và các bạn luôn phải chuẩn bị tinh thần là sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng nếu cơ thể không đáp ứng. Ngoài ra một số vật liệu hàn tủy sau khi đông cứng còn cứng hơn cả mô răng thật dẫn đến việc loại bỏ là bất khả thi hoặc răng đã được cắm chốt thì thông thường sẽ rất khó loại bỏ chốt.
Điều trị tủy là một quá trình tỉ mỉ, chính xác. Việc thao tác qua loa không những chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà sau này việc điều trị tủy lại còn mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy bạn hãy lựa chọn nha khoa và bác sĩ điều trị cho mình một cách cẩn thận. Mọi thắc mắc vui bạn đọc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
>>> Tìm hiểu thêm: https://nhakhoathuyanh.com/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh