Khớp cắn hở: Nguyên nhân, cách nhận diện và hướng điều trị
Khớp cắn hở là một dạng sai hình khớp cắn nghiêm trọng và rất đặc trưng. Việc phát hiện các nguyên nhân và triệu chứng chính xác sẽ giúp nha sĩ điều trị hoàn toàn triệt để tình trạng sai khớp cắn này ngay từ độ tuổi còn nhỏ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một cách tổng quan về khớp cắn hở, từ nguyên nhân, cách nhận diện, phòng tránh cũng như điều trị loại sai hình khớp cắn này.
Khớp cắn hở là gì?
Khớp cắn hở tên tiếng Anh là Open bite malocclusion, đây là một dạng đặc biệt thuộc nhóm sai lệch khớp cắn, loại khớp này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, phát âm.
Đa phần người có tình trạng khớp cắn hở dễ dàng phát hiện trên lâm sàng trong những trường hợp có xuất hiện khoảng hở giữa các răng khi cắn chặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đôi khi không hề xuất hiện khoảng trống giữa các răng khi cắn chặt, nhưng vẫn có tình trạng khớp cắn hở – dạng này thì thường liên quan nhiều đến cấu trúc xương và phải qua thăm khám, phân tích của bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh mới có thể phát hiện.
Cắn hở có thể gặp ở cả giai đoạn bộ răng sữa, bộ răng hỗn hợp, bộ răng vĩnh viễn. Thông thường, khi trẻ có cắn hở ngay từ giai đoạn răng sữa, nếu không được phát hiện điều trị thì tình trạng này sẽ tiếp tục duy trì và trở nên nặng hơn khi trẻ lớn.
Nguyên nhân và phân loại khớp cắn hở
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn hở. Đây là một tình trạng đa yếu tố có thể xuất hiện do sự phát triển bất bình thường của xương liên quan đến cấu trúc gen, tư thế hàm không đúng, do các tác nhân từ môi trường. Các yếu tố này thường phối hợp với nhau làm nặng thêm tình trạng khớp cắn hở.
Theo phân loại Sassouni năm 1969 – một trong những phân loại về cấu trúc xương mặt thì khớp cắn hở phân thành 2 nhóm chính là:
+ Cắn hở do răng: Thường liên quan đến những thói quen xấu ở vùng miệng
Theo Dawson, nguyên nhân chính gây ra cắn hở do răng là do lực tác động từ việc mút ngón tay, sử dụng núm vú giả, thói quen môi và lưỡi, thở miệng. Đây đều là những thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng nếu tồn tại trong thời gian dài.
+ Cắn hở do xương: Liên quan yếu tố gen di truyền, tuy nhiên thường kết hợp với những thói quen xấu khiến tình trạng tăng nặng hơn.
Việc chẩn đoán cũng như phân loại khớp cắn hở luôn hướng đến sai hình xương trước, sau khi đã đánh giá cấu trúc xương hàm theo chiều đứng có phải là nguyên nhân gây cắn hở hay không, người ta mới xem xét đến vấn đề cắn hở do răng. Tóm lại, cắn hở có thể chỉ do xương, có thể chỉ do răng, hoặc kết hợp cả hai.
Việc chẩn đoán khớp cắn hở ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì còn cần trên phim Xquang. Hiện nay phim mặt nghiêng – cephalometric là phim sử dụng phổ biến chẩn đoán khớp cắn hở. Do đó, khi bạn đi khám vì nghi ngờ mình cắn hở, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn cần chụp thêm phim xquang này để chẩn đoán xác định.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân khớp cắn hở trên miệng và trên phim Cephalometric
Cắn hở do răng
Trên miệng:
– Tiền sử thói quen xấu ở miệng trong thời gian dài: đặc biệt thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi rất dễ gây ra cắn hở do răng
– Trục răng cửa nghiêng ra trước nhiều
– Xuất hiện 2 mặt phẳng cắn
– Khoảng hở giữa các răng phía trước, thường là từ răng nanh
– Tiếp xúc răng hàm phía sau bình thường
– Không xuất hiện cười hở lợi
– Hẹp hàm trên
– Cân đối 3 tầng mặt
Trên cephalometric:
– Chỉ số xương sọ, nền xương hàm bình thường
– Chiều dọc khung xương bình thường
– Mặt phẳng hàm dưới không xoay
– Mặt phẳng khớp cắn gần như không phân kỳ, hoặc nếu có thì ở mức độ nhẹ ở vùng răng phía trước.
Cắn hở do xương
Với trường hợp cắn hở do xương thường do nguyên nhân do gen, được tăng cường bởi các yếu tố di truyền cũng như thói quen xấu. Với dạng cắn hở do xương này cần đánh giá hết sức cẩn thận trên phim cephalometric.
Trên miệng:
– Dạng mặt dolicho – tức là mặt dài.
– Có thể xuất hiện khoảng trống giữa răng cửa trên và dưới, đi kèm với các thói quen xấu. Trong trường hợp nếu răng cửa trên và dưới mọc trồi quá mức nhằm mục đích bù trừ, đóng kín khoảng hở do xương thì sẽ không xuất hiện khoảng hở giữa hai hàm, trường hợp này cũng sẽ thường không đi kèm với các thói quen xấu ở miệng. Tuy nhiên tỷ lệ này ít xảy ra hơn.
– Khuynh hướng sai hình khớp cắn hạng II với hàm dưới lui sau
– Xuất hiện khấp khểnh các răng ở hàm dưới
– Xuất hiện dấu hiệu hẹp hàm trên và có thể cắn chéo các răng sau
Trên cephalometric
– Mặt phẳng khớp cắn dốc
– Tăng kích thước tầng mặt dưới
– Rammus ngắn, nền sọ trước ngắn và dốc
– Sự mọc quá mức của các răng hàm
– Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau
– Mọc chồi quá mức của răng cửa trên và dưới
– Hình ảnh mặt phẳng cắn phân kỳ ở vị trí răng hàm lớn
Mối liên quan giữa khớp cắn hở và bệnh lý khớp thái dương hàm
Nghiên cứu của Williamson khảo sát 304 bệnh nhân trước khi chỉnh nha (từ 6-16 tuổi) thì 72% những người có các triệu chứng rối loạn chức năng đau khớp thái dương hàm đều xuất hiện khớp cắn hở hoặc cắn sâu.
Trong một nghiên cứu khác, các tác giả đã phát hiện ra rằng: Không có yếu tố về sai hình khớp cắn nào là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn tới bệnh lý khớp thái dương hàm, tuy nhiên dạng sai hình như khớp cắn chéo, khớp cắn sâu và khớp cắn hở có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Trong một nghiên cứu đáng tin cậy ở Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ mắc TMD là tới 12,2%, trong số đó có tới 72,9% có biểu hiện của một sai hình khớp cắn và 5,4 % là có khớp cắn hở. Do đó, các bệnh nhân có TMD được khuyến cáo điều trị chỉnh nha nhằm đưa khớp cắn về tương quan phù hợp để loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn.
Phương pháp điều trị khớp cắn hở
Nguyên tắc điều trị khớp cắn hở: Các kỹ thuật đơn giản là những kỹ thuật loại bỏ được yếu tố nguyên nhân, khớp cắn có thể tự đóng lại hoặc đóng lại nhờ sự điều chỉnh bằng các khí cụ chỉnh nha. Những kỹ thuật khó hơn là những kỹ thuật cần phải tác động vào sự mọc răng hàm bằng các khí cụ chỉnh nha đặc biệt. Và trong một số trường hợp, phẫu thuật chỉnh hình là biện pháp cuối cùng và duy nhất mới giải quyết được.
Các phương pháp điều trị có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:
Thứ 1: Điều trị dự phòng
Phương pháp này áp dụng cho những trẻ có thói quen xấu ở miệng tuy nhiên chưa gây ra những sai lệch trên khớp cắn. Mục đích kiểm soát thói quen xấu của trẻ để giúp răng mọc ở vị trí bình thường.
Thứ 2: Niềng răng khớp cắn hở
Phương pháp niềng răng khớp cắn hở này áp dụng cho những trẻ có thói quen xấu kéo dài gây ra tình trạng cắn hở, trẻ trong độ tuổi tăng trưởng xương, đã xuất hiện khuynh hướng cắn hở trên xương, hoặc những bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương tuy nhiên mức độ cắn hở từ nhẹ đến trung bình.
+ Đối với những trẻ trong độ tuổi tăng trưởng xương:
Mục tiêu điều trị: Sử dụng các khí cụ chỉnh nha can thiệp vào sự mọc răng, đặc biệt là nhóm các răng hàm phía sau nhằm kiểm soát sự tăng trưởng kích thuớc dọc, thay đổi hướng tăng trưởng xương về bình thường.
Các khí cụ chỉnh nha này có thể ở dạng tháo lắp hoặc cố định trên miệng để tạo ra một lực liên tục hoặc ngắt quãng tác động theo hướng từ bên trong miệng hoặc từ ngoài mặt để tạo ra những thay đổi. Ví dụ: Bite blocks, AVC (active vertical corrector), hydrar, frankel appliance (FR4), head gear.
+ Đối với những trường hợp đã ngừng tăng trưởng xương, khớp cắn hở ở mức độ nhẹ đến trung bình:
Mục tiêu điều trị: Điều chỉnh mặt phẳng khớp cắn của hàm răng thông qua việc tác động làm lún hoặc trồi nhóm răng hàm lớn phía sau, sắp xếp lại răng trên 2 hàm nhằm mục đích che đậy những sai lệch về xương.
Trong những trường hợp này, ngoài việc sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung chuyên dụng, có thể sẽ phải sử dụng thêm những khí cụ đặc biệt khác như Meaw, Geaw, minivis đánh lún.
>>> Xem thêm: Chỉnh nha không phẫu thuật với kỹ thuật hiện đại
Lưu ý: Ngay cả khi chỉnh nha có thể giải quyết được vấn đề khớp cắn hở trên, thì việc loại bỏ thói quen xấu ngay từ khi bắt đầu điều trị, trong suốt quá trình điều trị và cả kết thúc quá trình điều trị là hết sức quan trọng nhằm đạt được kết quả điều trị như mong muốn và duy trì kết quả điều trị về sau.
Bác sĩ chỉnh nha điều trị khớp cắn hở phải có một kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm lâu năm nhằm phân loại, chẩn đoán, lựa chọn đúng khí cụ phù hợp cho mỗi trường hợp.
+ Phương pháp phẫu thuật
Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương, có những sai lệch về xương quá nặng nề gây biến dạng khung xương mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà phương pháp chỉnh nha đ không thể giải quyết được.
Khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân vẫn được chỉ định kết hợp với điều trị chỉnh nha nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất.
Khớp cắn hở là một trong những tình trạng nghiêm trọng và khó điều trị trong những dạng sai khớp cắn. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, phương án điều trị các trường hợp khớp cắn hở sẽ giúp bạn giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng khớp cắn này, đặc biệt là phương pháp niềng răng khớp cắn hở đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cac-phuong-phap-nieng-rang-khop-can-ho-nha-khoa-thuy-anh/
HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG
+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng
+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k
+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ
+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ
+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ
+ MIỄN PHÍ chụp phim X – quang, nhổ răng chỉnh nha
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Em sinh năm 1992,khớp cắn hở. Có 4 điểm mong bác sỹ cho em lời khuyên ạ.
1. Mặt bị lệch
2. Hơi vẩu do bị cắn hở
3. 2răng cửa là răng giả
4. 3 răng hàm bên trong phải là răng giả(nối cầu).
Em nên làm răng sứ? Phẫu thuật thẩm mỹ hay chỉnh hàm ạ?
Em cảm ơn nhiều ạ.
Chào bạn, với tình trạng cắn hở, hô – đây là 1 trong những dạng sai lệch về khớp cắn, việc làm răng sứ thì sẽ chỉ thay đổi được hình thể, màu sắc của răng chứ không thay đổi được trục răng. Vì vậy mà phương pháp niềng răng sẽ tối ưu và an toàn hơn rất nhiều. Trường hợp bạn đã làm răng giả, nếu như vị trí 2 răng cửa của bạn là răng sứ thì mình vẫn có thể niềng được bình thường, còn với cầu răng sứ thì có thể khi niềng bác sĩ sẽ cần cắt cầu răng bạn ạ, sau khi niềng xong mình có thể thực hiện trồng răng implant để khôi phục lại răng mất.
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé