Implant xương gò má và những điều cần biết

Cấy implant xương gò má (zygoma implant) là 1 kĩ thuật trong trồng răng implant toàn hàm, được thực hiện trong các trường hợp xương hàm bị tiêu trầm trọng mà những kĩ thuật cấy implant thông thường không đáp ứng được. Hãy cùng Nha Khoa Thùy Anh tìm hiểu chi tiết về implant xương gò má qua bài viết dưới đây nhé.

Implant xương gò má là gì? Khi nào cần cấy?

Cấy implant xương gò má là kỹ thuật thay vì cấy thẳng vào xương hàm thì bác sĩ sẽ thực hiện cấy trụ implant gò má có hình dạng đặc biệt, với chiều dài và góc độ phù hợp để cấy thẳng vào xương gò má nhằm nâng đỡ cho hàm giả cố định phía trên.

Implant Zygoma lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1988 bởi Branemark – ông cũng đồng thời là cha đẻ của Implant nha khoa – là một giải pháp thay thế cho Implant thông thường ở những bệnh nhân có khuyết hổng lớn ở xương hàm trên do cắt bỏ khối u, do chấn thương hay dị tật bẩm sinh. Sau đó dần dần Implant xương gò má được mở rộng chỉ định cho những trường hợp khác như tiêu xương hàm trên trầm trọng, xoang hàm trên mở rộng quá mức hay khi thực hiện nâng xoang hàm thất bại. 

Do xương gò má đặc tính mật độ dày đặc và cứng hơn xương hàm trên nên khi Imlant Zygoma gài vào trị trí này giúp tăng độ ổn định ban đầu cũng như sự phân bổ chịu lực rộng hơn, cơ sở để có thể làm phục hình cố định tức thì ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân sớm có răng để ăn nhai mà không phải chờ đợi Implant tích hợp trong khoảng thời gian dài. 

Implant Zygoma dài từ 30-52,5mm, vùng cổ Implant được thiết kế để có thể gắn trụ lành thương multi unit với góc đổi trục lên tới 45 độ, vì vậy Implant Zygoma có thể cấy với độ nghiêng cao hơn bình thường, đáp ứng những trường hợp khó của xương hàm trên.

Tùy thuộc và nhu cầu và tình trạng mỗi bệnh nhân mà mỗi bên có thể cấy từ một tới hai Implant Zygoma. Quy trình cấy ghép này hoàn toàn an toàn và tiên lượng thành công cao khi được thực hiện bởi Bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Những báo cáo và nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thành công của Implant Zygoma nằm trong khoảng 95,8 đến 99,9%.

Hình 1. Kĩ thuật cấy implant toàn hàm thông thường

Trồng răng implant toàn hàm là kĩ thuật sử dụng 4 – 6 implant trụ implant cấy trực tiếp vào xương hàm để nâng đỡ cho toàn bộ hàm giả bên trên (12 – 14 răng). Với đặc thù của hàm trên chứa cấu trúc xoang hàm (là một xoang rỗng chứa khí và thường mở rộng khi mất răng) nên kĩ thuật cấy implant toàn hàm thông thường (hình 1) sẽ sử dụng 2 trụ implant phía trước cấy thẳng và 2 trụ implant phía sau cấy nghiêng với ra xa nhất có thể để nâng đỡ cho răng sau và né cấu trúc xoang hàm. 

Trong những tình huống xoang hàm mở rộng hơn ra phía trước, thì bác sĩ có thể thực hiện cấy implant xuyên xoang và ghép xương kết hợp với 2 implant phía trước (hình 2) hoặc cấy 2 implant phía trước thẳng và 2 implant gò má phía sau (hình 3) để đảm bảo nguyên tắc 4 implant chịu lực.

Hình 2. 2 implant phía sau xuyên xoang và ghép xương
Hình 3. 2 implant phía trước thẳng và 2 implant gò má phía sau

Những tình huống xương hàm tiêu trầm trọng hơn nữa, không thể cấy được implant phía trước, lúc này bác sĩ sẽ thực hiện cấy 4 implant gò má chia đều 2 bên để nâng đỡ cho hàm giả (hình 4).

Hình 4. Cấy 4 implant gò má nâng đỡ cho cả hàm

Implant xương gò má phù hợp với ai?

Những trường hợp có thể cấy Implant Zygoma: 

    • Mất răng nhiều: Implant Zygoma thường được sử dụng khi có mất răng ở vùng hàm trên mà xương hàm bị tiêu trầm trọng và không đủ để cấy ghép implant truyền thống.
    • Không đủ xương hàm: Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ khối u hay sau chấn thương hoặc mang những bệnh lý bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch với phần xương hàm còn lại quá ít
    • Hồi phục chức năng và thẩm mỹ: Đối với những người có mất răng nhiều ở vùng hàm trên, việc sử dụng implant Zygoma có thể giúp họ khôi phục chức năng nhai và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.

Ngày nay gần như 100% các trường hợp sau cấy Implant Zygoma đều có răng cố định chịu lực tức thì.

Tuy nhiên những bệnh nhân sau sẽ không nên thực hiện Implant Zygoma:

    • Sức khỏe toàn thân không đảm bảo: Những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh về máu, bệnh đái tháo đường không kiểm soát được, hoặc các bệnh truyền nhiễm nặng không nên tiến hành phẫu thuật implant Zygoma.
    • Xương hàm còn đủ: Nếu xương hàm còn đủ để hỗ trợ cho cấy ghép implant truyền thống, không cần thiết phải sử dụng implant Zygoma.
    • Nguy cơ nhiễm trùng: Những người có nguy cơ cao nhiễm trùng sau phẫu thuật, chẳng hạn như những người sử dụng steroid trong thời gian dài hoặc có hệ thống miễn dịch yếu, cũng nên cân nhắc lại việc sử dụng implant Zygoma.

Ưu điểm của cấy implant xương gò má

Cũng giống như triết lý của cấy ghép implant toàn hàm all on 4 thì việc cấy implant gò má sẽ mang lại những ưu điểm tích cực như:

– Thực hiện phẫu thuật trong 1 lần hẹn với mức độ xâm lấn tối thiểu

– 4 implant có thể nâng đỡ cho hàm giả 12 răng phía trên

– Không cần phải nâng xoang, ghép xương

– Hàm giả chịu lực tức thì giúp phục hồi khả năng ăn nhai và chức năng thẩm mỹ

>>> Xem thêm: Công nghệ trồng răng toàn hàm all on 4 

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng Implant Zygoma vẫn tồn tại một số nhược điểm, chủ yếu đến từ tầm nhìn phẫu thuật hạn chế, sự phức tạp của cấu trúc giải phẫu và sự phức tạp của đường cong xương gò má khiến quy trình này trở thành một nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe về mặt lâm sàng. Do đó một số nguy cơ biến chứng có thể xảy ra

    • Nguy cơ gây viêm xoang: Đây là biến chứng phổ biến nhất với tỉ lệ từ 0 -26%. Implant Zygoma đi từ xương ổ răng, qua phần xương xoang hàm trước khi neo bám cuối cùng tại xương gò má. Xương vùng xoang hàm trên có đặc tính mỏng manh, vì vậy nếu thực hiện không cẩn thận rất dễ gây thủng xoang hàm, dẫn tới nguy cơ gây viêm xoang. Chẩn đoán và đánh giá xoang trước phẫu thuật cũng như sử dụng phương pháp phẫu thuật ngoài xoang sẽ làm giảm thậm chí loại bỏ biến chứng này.
    • Các biến chứng nguy hiểm khác cũng được báo cáo trong và sau khi cấy ghép xương gò má bao gồm dị cảm dây thần kinh dưới ổ mắt, lỗ rò miệng và thủng ổ mắt. Chủ yếu do sự chủ quan của Bác sĩ khi thực hiện cấy ghép.
    • Sau phẫu thuật, có thể xảy ra tụ máu hoặc phù nề quanh hốc mắt và dưới kết mạc, tràn khí vùng dưới da, chảy máu mũi vừa phải trong 1–3 ngày, các vấn đề về mô mềm trong miệng (viêm nướu, nứt vết thương) 
    • Ngoài ra vẫn có một tỉ lệ nhỏ Implant Zygoma không tích hợp, hay viêm quanh Implant sau một thời gian sử dụng khiến việc cấy ghép Implant Zygoma bị thất bại.

Quy trình thực hiện cấy ghép implant xương gò má

Cấy ghép implant xương gò má là 1 kĩ thuật nâng cao và tương đối phức tạp, do vậy cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên cấy ghép implant và bác sĩ giàu kinh nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Quá trình cấy ghép thường được thực hiện dưới dạng gây mê hoặc gây tê tại chỗ, tùy trường hợp và mong muốn của bệnh nhân. Quy trình cấy ghép implant xương gò má sẽ trải qua các bước sau:

– Bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng mất răng

– Chụp phim X – quang toàn hàm và CT conebeam để xác định tình trạng xương

– Đánh giá tình trạng toàn thân đảm bảo điều kiện phẫu thuật

– Tiến hành gây tê (hoặc gây mê) và thực hiện phẫu thuật trong 1 lần hẹn

– Lắp hàm tạm tức thì sau 24h

– Thay phục hình tạm bằng phục hình chính thức sau 2 – 3 tháng tích hợp xương của implant

– Tái khám định kỳ

Cấy ghép implant xương gò má được coi là cứu cánh cuối cùng đối với những trường hợp mất răng toàn bộ với xương hàm bị tiêu trầm trọng khi mà những phương pháp cấy implant thông thường khác không hiệu quả hoặc bị thất bại. Do vậy, các bác sĩ cần phải cân nhắc kĩ càng đến các giải pháp như nâng xoang, ghép xương, cấy implant chân bướm… trước khi quyết định lựa chọn giải pháp này.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/ghep-xuong-nang-xoang-la-nhu-the-nao/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background