Implant cấy vào xương hàm có bị rỉ sét và rơi ra không? Bác sĩ Trí Nhân

Hiện nay, trồng răng implant là giải pháp phục hình răng mất hiệu quả nhất, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai hiệu quả, được mọi người tin tưởng và lựa chọn. 

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hoặc nhiều trụ implant cấy trực tiếp vào xương hàm, sau khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng, khi trụ đã tích hợp với xương hàm bác sĩ sẽ tiến hành phục hình mặt nhai bằng cách gắn mão sứ lên phía trên thông qua khớp nối abutment.

Chân răng implant cấy vào vùng răng đã mất

Hình dung ra phương pháp này, nhiều người nghĩ rằng phương pháp này giống với việc bắn vít vào tường gỗ rồi treo đồ lên. Vậy thì sau 1 thời gian sử dụng liệu implant có bị rỉ sét và rơi ra ngoài như những chiếc đinh vít thông thường hay không? 

Trong bài viết này bác sĩ Trí Nhân, trực thuộc chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng Nha Khoa Thùy Anh sẽ mang đến cho các bạn thông tin về bản chất của trụ implant – phương pháp phục hình răng mất an toàn, tối ưu nhất hiện nay.

Sự khác biệt giữa trụ implant và đinh vít

Sự khác biệt căn bản giữa trụ implant và đinh vít đó là vật liệu cấu tạo nên mỗi loại. Chất liệu chính làm ra đinh vít là sắt, thép. Trong khi đó, trụ implant được được chế tác hoàn toàn từ 100% titanium tinh khiết, là một loại hợp kim được nghiên cứu và phát triển qua hàng thập kỷ. Titanium là vật liệu an toàn, lành tính được ứng dụng trong y học, đặc biệt là cấy ghép nha khoa vì mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. 

Những ưu điểm vượt trội của Titanium

Thứ nhất: Titanium có khả năng chống ăn mòn cao

Môi trường khoang miệng là một trong những môi trường phức tạp và khắc nghiệt nhất. Độ pH của nước bọt mức bình thường là 6,2 đến 7,6, khi chúng ta ăn những thực phẩm chua, sẽ làm thay đổi độ pH của nước bọt, từ đó làm giảm độ pH. 

Bên cạnh đó, hệ vi sinh vật trong miệng cũng là một yếu tố quan trọng cần được nhắc đến. Khi bạn ăn uống, vụn thức ăn thừa có trong miệng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ phân giải chúng và tiết ra acid lactic, acid butyric và acid aspartic, dẫn đến môi trường khoang miệng có độ ăn mòn cao với hầu hết kim loại. 

Tuy nhiên, điều đặc biệt là vật liệu titanium có tính tương thích sinh học cao với cơ thể, không bị ăn mòn trong môi trường khoang miệng do có khả năng tạo lớp vỏ oxit chống ăn mòn trên bề mặt. Dù môi trường miệng có thay đổi như thế nào cũng không làm thay đổi thành phần, hình dạng hay cấu tạo của trụ implant. Điều này giúp cho những chân răng nhân tạo làm bằng titanium có thể tồn tại ổn định, chắc chắn trong môi trường miệng biến động pH như vậy.

Thứ 2: Titanium là một kim loại bền và chắc chắn 

Trụ implant phải đảm bảo có độ bền cao, khả năng chịu lực nhai lớn của khớp hàm – một lực được coi là khỏe nhất trong hoạt động của con người. 

Khi tất cả các cơ hàm hoạt động cùng lúc với nhau, khớp hàm có thể cắn lại bằng lực mạnh tương đương với việc nhấc 1 vật nặng có trọng lượng lên tới 25kg trên răng cửa hoặc 90,7kg ở răng hàm. 

Mặc dù đối diện với lực nhai mạnh như vậy nhưng tỷ lệ trụ implant bị gãy vỡ rất hiếm khi xảy ra. Đã có những báo cáo trong và ngoài nước về tỷ lệ này. Nếu được lựa chọn trụ implant phù hợp với tình trạng xương hàm và cấy ghép đúng tiêu chuẩn, thì tỷ lệ implant bị gãy vỡ chỉ khoảng 0,6%.

Điều này cho ta thấy được sức bền của vật liệu titanium. So với thép công nghiệp, khả năng chịu lực của titanium không thua kém là bao. Nhưng tại sao khi thực hiện trồng răng lại chọn titanium mà không phải thép cho trụ implant? Chúng ta cùng đến với lý do thứ 3.

Thứ 3: Titanium nhẹ hơn so với sắt thép thông thường

Với mục đích phục hình toàn bộ răng mất từ chân răng cho đến mặt nhai, bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ implant vào xương hàm nhằm thay thế cho chân răng thật bị mất. Sau khi trụ implant và xương hàm đã tích hợp với nhau, chúng sẽ tồn tại lâu dài và cố định trong xương hàm.

Titanium có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 4,51g/cm3, khối lượng riêng nhẹ hơn thép đến 45%. Do đó khi chế tạo trụ implant bằng titanium sẽ không tạo sức nặng lên cung hàm, vẫn đảm bảo cho sự chắc chắn chức năng ăn nhai của răng miệng nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Hãy tưởng tượng đến việc bạn có 1 khối kim loại nặng nề trong miệng. Việc đó chắc hẳn sẽ rất khó chịu. Vì vậy, trụ implant làm bằng titanium là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Thứ 4: Khả năng tích hợp với xương hàm

Như đã nói ở trên, sau thời gian từ 3 – 6 tháng thì implant tích hợp xương hàm, quá trình đó được tóm gọn như sau: Ngay khi cấy ghép vào xương hàm, các tế bào của cơ thể sẽ theo máu đến bề mặt implant. Trong đó, quan trọng nhất là các tạo cốt bào hay tế bào tạo xương. Các tế bào này sẽ tạo thành một mạng lưới hình thành xương mới giúp implant dính chặt vào xương hàm. 

Có thể hiểu đơn giản thì sau khi trụ implant tích hợp xương hàm thì đồng nghĩa trụ implant sẽ gắn chặt vào và được xem là 1 phần của cơ thể. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi các tạo cốt bào bám được lên bề mặt của implant. 

Hiện nay, qua nghiên cứu và thử nghiệm với hàng nghìn chất liệu thì chỉ có 2 loại vật liệu có khả năng cho tế bào của cơ thể bám lên. Một là zirconia, hai là titanium. Trong khi zirconia tương đối khó bảo quản, vận chuyển cũng như giá thành khá cao thì titanium vẫn là một sự lựa chọn hoàn hảo để chế tạo trụ implant.

Như vậy, mọi người nghĩ rằng bác sĩ cắm implant vào xương như bắn vít vào tường gỗ. Đúng vậy, với thiết kế chân răng hình trụ, bề mặt thuôn dần, nhiều vòng xoắn như đinh ốc sẽ giúp trụ implant bám chắc vào xương hàm. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ đúng 1 nửa ở giai đoạn đầu, ngoài ra từ những lý do nêu trên, giữa trụ implant được làm từ titanium còn có thêm cơ chế tích hợp xương. Chính đặc tính của vật liệu khiến cho implant càng bám càng chắc trong khi vít cơ khí thì ngày càng lỏng. 

Vẫn có trường hợp trụ implant bị lỏng, nguyên nhân do đâu?

Implant chỉ lỏng rụng khi có viêm nhiễm và quá trình này rất lâu dài, có thể phát hiện và xử lý sớm với các dấu hiệu sau: 

– Đầu tiên là sự hình thành mảng bám quanh implant

Bản chất mảng bám gồm các chất vôi hóa và vi khuẩn gây hại. Điều này sẽ dẫn đến viêm nhiễm quanh implant, làm xương hàm bị tiêu, mất khả năng tích hợp giữa implant và xương hàm. 

– Dấu hiệu diễn ra tiếp theo là sưng lợi quanh implant hoặc đau răng implant khi nghiến hoặc nhai

Như các bạn có thể thấy, đây là những dấu hiệu rất dễ quan sát và nhận ra. Vì vậy, bạn nên tuân thủ nghiêm chỉnh các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi cấy implant cũng như thăm khám, kiểm tra định kỳ thường xuyên, xử lý kịp thời những tình trạng không mong muốn, có thể giúp trụ implant có thể tồn tại trọn đời.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/tru-implant-bi-lung-lay-nguyen-nhan-va-giai-phap-khac-phuc-triet-de/

Qua những thông tin bác sĩ Nhân chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bản chất của trụ implant. Và đưa ra cho mình quyết định phục hình răng sớm nhất, để cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai một cách tốt nhất, bên cạnh đó còn tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu về trồng răng thăm khám và hỗ trợ bạn kịp thời nhất. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background