Hướng dẫn cách điều trị, dự phòng bệnh răng miệng trong thai kì và sau sinh
Qua chủ đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ có thai, trong bài viết dưới đây bác sĩ Phương Thúy (nha khoa Thùy Anh ) sẽ giúp giải đáp những câu hỏi như: Phụ nữ mang thai có thể chụp phim X – quang nha khoa không? Có thể uống thuốc khi mang thai không?…
4 phần chính của bài viết hôm nay bao gồm: X – quang và thai kỳ; sử dụng thuốc trong thai kỳ; những tắc điều trị răng miệng trong thai kỳ; chăm sóc sức khỏe răng miệng sau sinh.
1. Chụp phim X - quang trong điều trị bệnh nhân mang thai
Đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Việc chụp phim X – quang khi đang mang thai được cho là ảnh hưởng tới thai nhi. Ảnh hưởng của tia xạ đối với thai nhi phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Tuổi thai: 3 tháng đầu (rất nhạy cảm với tia xạ vì tế bào đang tích cực phân chia, biệt hóa hình thành các tổ chức phôi, cơ quan; 3 tháng giữa và 3 tháng cuối (ít nhạy cảm với tia xạ).
+ Số lượng tia xạ: X – quang nha khoa chỉ 0,01 milliards ( bé hơn 40 lần liều bức xạ vũ trụ hằng ngày), tia xạ < 5-10 rads không gây quái thai. Nguy cơ gây quái thai do tiếp xúc X – quang nha khoa hầu như không có (<0,1%)
Vậy khi mang thai chụp phim được không. Câu trả lời là có nhưng hạn chế chỉ định, chỉ chụp Xquang khi cần thiết (điều trị tủy, chấn thương răng). Để hạn chế lượng tia xạ hấp thụ và thời gian tiếp xúc thì cần đảm bảo những điều sau khi chụp X – quang: Luôn sử dụng áo khoác chì; sử dụng phim kỹ thuật số thay cho X – quang truyền thống; phim cánh cắn thay cho phim toàn cảnh.
2. Sử dụng thuốc trong thai kỳ
Nhiều phụ nữ mang thai khi gặp vấn đề về viêm nhiễm răng miệng thường tìm đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để mong muốn điều trị, tuy nhiên cũng có số ít trường hợp tự mua thuốc uống tại nhà.
Việc thắc mắc “Liệu tôi có thể uống thuốc khi đang mang thai không?” bác sĩ Phương Thúy giải đáp như sau: “Đối với bệnh nhân mang thai 3 tháng đầu, việc lý tưởng nhất là bác sĩ không kê đơn thuốc vì có tác dụng phụ, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và có chỉ định đồng ý kèm theo của bác sĩ sản khoa. Trong trường hợp sử dụng thuốc, thuốc ở dạng tự do dễ dàng đi qua nhau thai, tiếp xúc với thai nhi. Vì vậy cần thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc.”
- Lợi ích: Điều tốt nhất mà thuốc có thể đem lại cho người mẹ và sự phát triển của bào thai?
- Nguy cơ: Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của mẹ hoặc vượt qua hàng rào nhau thai và hoạt động như một chất độc hoặc gây quái thai. Người bác sĩ nha khoa phải hiểu rõ dược động học, dược lực học của các nhóm thuốc thường sử dụng để kê đơn cho bệnh nhân, tốt nhất là có sự hội chẩn với bác sĩ sản khoa.
3. Nguyên tắc điều trị răng miệng toàn diện trong thai kỳ
Điều trị nha khoa an toàn trong thai kỳ nhưng nên tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị răng miệng để đạt sự thoải mái cho thai phụ an toàn cho thai nhi.
Nguyên tắc điều trị bao gồm: Sàng lọc sức khỏe thai kỳ; Hướng dẫn điều trị nha khoa; Chăm sóc và phòng ngừa.
- Sàng lọc phụ nữ mang thai khi đến thăm khám sức khỏe răng miệng bằng các câu hỏi: Chị có đang mang thai không? Liệu có khả năng chị đang mang thai mà chị không biết không? Chị có đang nỗ lực có thai không?
- Tiếp theo là đánh giá sức khỏe răng miệng bằng bộ câu hỏi: Lần cuối cùng chị gặp nha sĩ là ở đâu và khi nào? Chị có bị sưng hay chảy máu lợi không? Chị có bị đau răng không? Chị có gặp bất cứ vấn đề gì khi ăn nhai không hay có gặp bất cứ vấn đề gì khác trong miệng không?
- Đánh giá sức khỏe thai kỳ: Chị đang mang thai được bao nhiêu tuần? Ở tam cá nguyệt thứ mấy? Chị có thắc mắc gì về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai không? Chị có bị nôn không? Nếu có thì bao nhiêu lần?
4. Hướng dẫn điều trị răng miệng trong thai kỳ
Cần phân loại giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và cuối.
- Đối với 3 tháng đầu: Việc hướng dẫn bệnh nhân về những thay đổi răng miệng của người mẹ khi mang thai vô cùng quan trọng; hướng dẫn vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám, hạn chế điều trị dự phòng nha chu, chỉ điều trị khẩn cấp; tránh các điều trị tùy chọn, tránh chụp xquang định kỳ, chỉ chụp khi cần thiết.
- Ở 3 tháng giữa: Vẫn sẽ gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám; có thể cạo vôi, đánh bóng, nạo nha chu nếu cần; kiểm soát các bệnh răng miệng đang hoạt động (nếu có); có thể thực hiện các chăm sóc nha khoa tùy chọn( nội nha, nhổ răng, phục hình); tránh chụp xquang định kỳ, chỉ chụp khi cần thiết.
- Tại 3 tháng cuối: Tránh các điều trị tùy chọn trong nửa sau của tam cá nguyệt thứ 3; giảm thiểu chụp xquang; tránh các cuộc hẹn vào buổi sáng.
5. Cách chăm sóc - phòng ngừa sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ có nguy cơ sâu răng cao nếu bà mẹ sức khỏe răng miệng kém. Điều này nhấn mạnh khoảng thời gian mang thai là thời điểm thích hợp nhất để hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bà mẹ.
Dự phòng bệnh răng miệng (cạo vôi răng) là 1 phần quan trọng phòng ngừa bệnh răng miệng, tuy nhiên, hơn ½ bà mẹ không làm sạch răng của mình trong thai kỳ. Chị em phụ nữ nên biết rằng, vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con sau sinh. Việc điều trị các bệnh lý nghiêm trọng đang hoạt động trước sinh sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng của trẻ.
Khi mang thai, đến khám bác sĩ răng hàm mặt càng sớm càng tốt. Đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng có flour. Sử dụng chỉ nha khoa. Nếu nôn mửa, rửa sạch miệng với 1 muỗng baking soda pha với nước, và đánh răng sau khoảng 1h.
Lựa chọn thức ăn vặt tốt cho sức khỏe: trái cây, rau xanh, ngũ cốc, đậu, hạt, thịt cá, trứng… Hạn chế thức ăn/đồ uống có đường, không nên uống đồ uống có cồn. Nên giảm nước ép, soda, đồ uống có gas. Nhai kẹo Xylitol để giảm vi khuẩn gây răng. Thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy “Bác sĩ răng hàm mặt – bệnh nhân – bác sĩ sản khoa”.
Thời điểm sau sinh được nhiều phụ nữ lựa chọn điều trị nha khoa những vấn đề trì hoãn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên giai đoạn cho con bú rất quan trọng trong thời kỳ hậu sản, cần lưu ý về dinh dưỡng, tâm lý và thể chất cho bà mẹ vì ảnh hưởng đến sơ sinh. Các vấn đề răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm lợi, nghiến răng. Chúng ta có thể thực hiện bất kỳ điều trị nào: Trám răng, nhổ răng, nội nha, lấy cao răng, nha chu, chỉnh nha, phục hình… không gây ảnh hưởng đến bé. Khuyến khích các bà mẹ chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách: Chải răng, sử dụng nước súc miệng và khám răng định kỳ. Với việc sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ có thể dùng khi cho con bú. Một số lưu ý sau cần thực hiện khi dùng thuốc: nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2 – 4h trước khi cho bú; không dùng thuốc có tác dụng kéo dài; nên dùng thuốc với liều thấp nhất, có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Cuối cùng tổng kết lại chúng ta có. Thiết lập môi trường miệng khỏe mạnh là mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên: Phụ nữ mang thai nên ăn uống cân bằng, đánh răng kỹ với kem đánh răng có flour 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa; Khám bác sĩ để kiểm tra phòng ngừa và cạo vôi răng trong quá trình mang thai; Hãy thông báo với bác sĩ rằng đang mang thai; Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân; Trì hoãn những điều trị nha khoa không khẩn cấp cho đến tam cá nguyệt 2 hoặc sau khi sinh; Tạo môi trường và tư thế thoải mái khi điều trị nha khoa.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh