Hàm giả tháo lắp trên implant là gì? Ưu và nhược điểm

Hàm giả tháo lắp trên implant là giải pháp phục hình răng mất thay thế hàm giả tháo lắp truyền thống được các chuyên gia nha khoa khuyên áp dụng. Vậy hàm giả tháo lắp trên implant là gì? Có ưu và nhược điểm như thế nào? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo. 

Hàm tháo lắp trên implant là gì?

Hàm tháo lắp trên implant là phương pháp phục hình tình trạng mất nhiều răng, mất răng toàn hàm hiện đại với sự kết hợp của hàm giả tháo lắp và trồng răng implant, đây là 1 loại hàm giả tháo lắp được nâng đỡ và lưu giữ bằng các khoa liên kết với implant. Hàm tháo lắp implant này vừa nâng đỡ trên mô mềm, 

Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ thực hiện cấy từ 2 trụ implant trở lên vào trong xương hàm để tạo nên điểm tựa vững chắc cho hàm giả tháo lắp ở trên. Hàm tháo lắp và trụ implant được kết nối với nhau bằng các khóa cài như thanh bar hoặc bi.

Nếu như phương pháp hàm tháo lắp cổ điển mang khá nhiều nhược điểm về tính lỏng lẻo, dễ rơi rớt dẫn đến khả năng ăn nhai kém thì giờ đây, với sự hỗ trợ của Implant, hàm tháo lắp trên Implant sẽ chắc chắn hơn, ăn nhai tốt hơn.

Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp implant

Nếu như trước đây người bị mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm chỉ có thể sử dụng hàm tháo lắp lỏng lẻo, dễ rơi khi nói chuyện hay khả năng ăn nhai kém thì hiện nay đã có thể lựa chọn giải pháp tối ưu hơn là hàm tháo lắp trên implant với những ưu điểm vượt trội như: 

– Đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật, không bị đau nhức do nên hàm cần vào lợi hay sự bất tiện do hàm tháo lắp lỏng lẻo gây ra.

– Thẩm mỹ tự nhiên như răng thật. 

– Trụ implant có vai trò thay thế chân răng thật, giúp phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm, nhờ đó mà sau thời gian dài sử dụng nướu sẽ không bị teo đi, hàm không bị tụt. 

– Tuổi thọ cao, răng implant kết hợp với hàm tháo lắp có thể tồn tại từ 20 năm cho tới trọn đời nếu được chăm sóc tốt và thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nha khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. 

Tuy nhiên, hàm tháo lắp implant vẫn tồn tại 1 số nhược điểm như sau: 

– Có chi phí cao hơn với hàm tháo lắp truyền thống 

– Các phụ kiện cần được thay thế, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo được sự ổn định

– Giảm cảm giác ngon miệng vì sự cản trở của nền hàm trên khiến thức ăn không tiếp xúc với niêm mạc. 

2 loại hàm tháo lắp trên implant

Hiện nay có 2 loại hàm tháo lắp trên implant phổ biến với loại khóa cài khác nhau: 

+ Khóa cài bằng thanh bar: Là cách bác sĩ sử dụng 1 thanh nối mỏng được làm bằng kim loại gắn với 2 – 6 trụ implant. Hàm phủ sẽ gắn sát lên thanh nói và giữ cố định tại chỗ bằng khóa cài. Dạng hàm tháo lắp này được sử dụng khi trồng răng với concept all on 4,6. 

    • All on 4: Thực hiện đặt 4 răng implant theo hướng phù hợp trong xương hàm, sau đó dùng thanh bar để liên kết và nâng đỡ hàm, gồm 12 răng phục hình lên trên để cải thiện khả năng ăn nhai. 
    • All on 6: Đặt 6 trụ implant theo hướng phù hợp vào xương hàm, và liên kết với nhau bằng thanh bar để nâng đỡ hàm phía trên.  

+ Khóa cài bằng implant: Hàm tháo lắp trên implant có dạng nền hàm phủ, phương pháp phục hình răng mất này có sự kết hợp giữa hàm tháo lắp và trồng implant. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn implant với khóa cài có hình viên bi và ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-all-on-4-giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-mat-rang-toan-ham/

Quy trình làm hàm giả tháo lắp trên implant

Quy trình làm hàm giả tháo lắp trên implant được thực hiện theo các bước tiêu chuẩn sau: 

1. Thăm khám tổng quát 

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Đồng thời chỉ định chụp phim CT Conebeam toàn để đánh giá tình trạng xương hàm và lên kế hoạch điều trị chi tiết như: Số lượng trụ implant cần cấy là bao nhiêu, vị trí đặt trụ phù hợp, có cần bổ sung thủ thuật nâng xoang, ghép xương hay không… 

2. Cấy ghép implant 

Sau khi xây dựng kế hoạch và có sự đồng thuận của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép implant với số lượng trụ phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Đảm bảo đặt đúng hướng, độ sâu, độ nghiêng để giúp trụ implant có thể tích hợp nhanh chóng với xương hàm. 

Sau 2 ngày bác sĩ sẽ lắp hàm tạm cho bệnh nhân để đảm bảo việc ăn nhai và tính thẩm mỹ. Khoảng 2 – 3 tháng sau sẽ lắp hàm vĩnh viễn.

3. Lắp hàm giả tháo lắp 

Sau khi các trụ implant đã tích hợp chắc chắn và ổn định trong xương hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu các implant để chế tác thanh bar. Trước khi gắn hàm thật sẽ gắn hàm giả bằng sáp để đảm bảo khớp cắn, thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn thì sẽ chuyển sang lắp hàm tháo lắp bằng thanh bar hoặc bi để giữa cho hàm cố định tại đúng vị trí, không bị xô lệch khi nói chuyện, ăn uống. 

Để đảm bảo quy trình làm hàm giả tháo lắp trên implant diễn ra chuẩn xác, an toàn, bạn cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn để thực hiện. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, tránh ăn đồ quá dai, cứng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thăm khám định kì 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, sửa chữa các vấn đề phát sinh (nếu có).

>>> Xem thêm: Cách trồng răng giả cho người lớn tuổi.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background