Đau do tập Mewing? Những tác dụng do tập Mewing và cách nhận diện

Việc tập Mewing sai cách trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn thương không hồi phục được. Trong bài dưới đây, nhakhoathuyanh.com sẽ liệt kê một vài lỗi phổ biến và những tác dụng phụ tiềm ẩn đặc biệt là đau trong quá trình tập Mewing để các bạn có thể hình dung rõ ràng trước khi đi vào thử Mewing trực tiếp.

Đau khi tập - Tác dụng phụ của Mewing

Đau cơ vùng mặt

Đây là tác dụng phụ phổ biến của Mewing. Vị trí đau có thể là lưỡi, xương hàm dưới, má, răng, vòm miệng hoặc nướu. Cảm giác tê bì hoặc thậm chí đau nhẹ đều có thể gặp ở mỗi cá nhân tại một thời điểm nào đó trong quá trình tập luyện.

Điều này là do khi bạn áp dụng một vị trí mới của lưỡi mà trước đây bạn chưa từng quen thì lưỡi và các cơ vùng mặt sẽ co liên tục gây mỏi, đồng thời lưỡi ở vị trí mới sẽ tác động lực lên một số vùng trong miệng mà trước đây chưa từng có tiền lệ gây cảm giác căng đau cục bộ hoặc lan tỏa.

Đau đầu nhẹ

Mewing có thể gây đau đầu nhẹ trong một vài trường hợp. Ban đầu khi mới tập Mewing bạn có thể cảm giác thấy mạch hoặc nhịp co cơ đập thình thịch ở vùng trán, tuy nhiên triệu chứng này thường biến mất sau vài ngày.

Bác sĩ John Mew – cha đẻ các bài tập Mewing khuyến cáo rằng răng hàm của bạn nên tiếp xúc nhẹ khi bạn đang Mewing. Tuy nhiên, nhiều bạn có xu hướng nghiến chặt hàm, điều này tạo áp lực lên khớp thái dương hàm (TMJ) gây ra những cơn đau từ vùng khớp lan tới các cấu trúc sọ mặt và dẫn tới đau đầu.

Lung lay răng

Mewing tác động mở rộng vòm miệng, đẩy xương hàm trên ra phía trước do đó sáng tạo nhiều không gian hơn cho lưỡi và răng của bạn. Một số trường hợp Mewing có thể dẫn tới tình trạng răng lung lay do vị trí răng bị ảnh hưởng bởi lưỡi. 

Cách khắc phục: Không tạo áp lực quá mức lên răng và luôn đặt lưỡi sau răng cửa, đẩy lưỡi lên trên chứ không phải đưa lưỡi ra phía trước. Điều này rất quan trọng, bạn ghi nhớ kỹ nhé. 

Làm sống mũi cao hơn

Đây là tác dụng phụ mà nhiều người mong muốn. Thậm chí lại trở thành mục tiêu tập luyện.

Xương sống mũi tiếp khớp với mỏm trán của xương hàm trên ở phía sau. Do Mewing có tác dụng đẩy hàm trên hay chính phần trung tâm của xương hàm trên ra phía trước do đó bằng cách đẩy trung tâm khuôn mặt về phía trước Mewing có thể nâng sống mũi của bạn lên cao hơn. Tuy nhiên điều này chỉ dễ nhận thấy ở một vài trường hợp khi so sánh với những người khác. Và cũng không ai khẳng định được chính xác điều này.

Gây tâm lý lo lắng và mệt mỏi

Bất kỳ phương pháp tập luyện có chủ ý nào cũng có thể mệt mỏi vì cơ thể chúng ta chưa quen với những phương pháp tập luyện đó. Do đó bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về vị trí của lưỡi mà hãy cố gắng thả lỏng rồi đặt lưỡi  lên vòm miệng một cách tự nhiên nhất.

Một số bạn có xu hướng bị ám ảnh bởi các đặc điểm vẻ ngoài trên khuôn mặt mình, họ cố gắng tập Mewing mong muốn cải thiện triệt để, quá kì vọng vào Mewing dẫn đến tâm lý mệt mỏi điều đó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bản thân.

Một số tác dụng phụ khác

Cằm bị lõm xuống, khuôn mặt không đối xứng, hoặc làm mờ các đường nét trên khuôn mặt. Những tác dụng phụ này hiếm gặp và thường không xảy ra trừ khi bạn không duy trì đúng tư thế của đầu và lưỡi.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-ho-vau-an-toan-dam-bao-het-ho-tra-gop-0/

Tại sao Mewing gây đau?

Như đã trao đổi ở trên, Mewing có thể gây đau trong giai đoạn đầu luyện tập. Tuy nhiên nếu bạn tập nhẹ nhàng với cường độ bình thường (Soft Mewing) thì cảm giác khó chịu chỉ là tạm thời và sẽ không kéo dài trong suốt quá trình luyện tập Mewing.

Mặt khác Mewing quá mức (Hard Mewing) là khi bạn tạo áp lực mạnh lên vòm miệng thay vì chỉ đặt lưỡi vào đó thì các tác dụng phụ của Mewing sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Khi có bất kỳ triệu chứng đau kéo dài nào trong quá trình luyện tập Mewing bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Mewing có gây đau tới các bộ phận khác trong cơ thể hay không?

+ Cổ: Mewing có thể gây đau vùng cổ nếu bạn tập Mewing với tư thế lưng không thẳng. Tư thế cúi đầu ra phía trước là một trong những rối loạn thường gặp ở người lớn dẫn tới đau lưng, vai gáy.

+ Đầu: Đau đầu sẽ xảy ra nếu bạn nghiến chặt răng hàm trong quá trình luyện tập. Do đó bạn phải chắc chắn rằng bạn chỉ chạm nhẹ các răng hàm thời điểm Mewing, khi đó cơn đau đầu sẽ biến mất trong một thời gian ngắn.

+ Mặt: Mewing có thể gây đau các cơ vùng mặt tạm thời trong quá trình cơ thể đang thích nghi dần với lực tác động của lưỡi lên hàm trên.

Vậy mewing có làm phá vỡ khuôn mặt của bạn hay không?

Tác dụng phụ của Mewing chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu và mất dần theo thời gian khi cơ thể của bạn quen với vị trí đúng của lưỡi. Nếu những tác dụng phụ kéo dài trong một thời gian dài bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh nha.

Với câu hỏi: “Mewing có làm phá vỡ khuôn mặt của bạn hay không?” thì câu trả lời là: “Không”. Nếu bạn thực hành đúng cách Mewing không gây bất kì tổn thương nào trên xương hàm cũng như đặc điểm khuôn mặt của bạn. Tuy nhiên nếu bạn tác động một lực quá mạnh lên vòm miệng trong giai đoạn đầu luyện tập hoặc nghiến chặt răng hàm thì Mewing sẽ gây đau và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Qua thông tin trên chúng ta có thể khẳng định rằng “Soft Mewing” chính là chìa khóa thành công. Mewing chỉ gây hại khi bạn sử dụng một lực quá mức cần thiết nhằm mục đích thu được kết quả nhanh. Điều đó có thể  khiến bạn không đạt được mong muốn nhưng lại chắc chắn gặp phải biến chứng và gây tổn thương nghiêm trọng tới các cấu trúc khuôn mặt của mình. Do đó nói tới “Hard Mewing”, chúng tôi sẽ nói rằng nó không cần thiết để có kết quả tối ưu, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu.

Đối với những bạn còn băn khoăn có nên bắt đầu Mewing hay không thì bạn có thể yên tâm rằng Mewing sẽ không có tác dụng phụ quá lớn. Tuy nhiên trong quá trình luyện tập nếu bạn quá khó chịu thì bạn nên ngừng tập ngay lập tức.

Cho đến nay tác dụng thực sự của mewing vẫn chưa rõ ràng, vì vậy bạn chỉ nên tập luyện với mục đích cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ ở mức độ nhẹ nhàng. Bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ khi có hô, móm, lệch lạc răng nặng, hay bị răng khôn biến chứng hoặc bệnh lý Thái Dương Hàm. 

Hy vọng qua bài viết trên các bạn hiểu thêm về mewing và có những thông tin bổ ích để điều chỉnh quá trình tập luyện của mình nếu có phát sinh các tác dụng phụ đặc biệt là đau. Chúc các bạn thành công với Mewing. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background