Chuyên gia chia sẻ kiến thức nâng xoang trong cấy ghép implant
Nâng xoang là thủ thuật cần tiến hành trước khi cấy implant. Vậy khi nào cần nâng xoang trong cấy ghép implant, có những phương pháp nào, thực hiện có đau không và cần lưu ý những gì. Mọi thắc mắc của bệnh nhân sẽ được bác sĩ Huy giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Khi nào cần nâng xoang trong cấy ghép implant?
Khi gặp bác sĩ và nhận tư vấn về việc cấy ghép implant, sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn xem trên phim x-quang 3D, khi khoảng cách từ đỉnh sống hàm đến đáy xoang nhỏ hơn 8mm, thì cần phải nâng xoang.
Tình huống nâng xoang chỉ gặp khi cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là các răng số 4,5,6,7 mới cần phải nâng xoang. Vì vùng hàm trên gần với cấu trúc giải phẫu là xoang hàm, tuổi càng cao thì xoang hàm càng xuống thấp. Khi xoang hàm mở rộng và xuống thấp thì phần xương còn lại sẽ không đủ để đặt implant vững ổn.
Ngoài ra, việc răng nhổ lâu ngày hoặc bị nhiễm trùng trước đó, xương hàm cũng tiêu đi. Việc nâng đáy xoang hàm lên nhầm tăng chiều cao xương lên phía trên. Nếu không nâng xoang mà cứ thể cấy implant có thể gây thủng xoang hàm, thậm chí là nhiễm trùng xoang.
Phương pháp nâng xoang
Có 2 cách nâng xoang đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Nâng xoang hở thì có chi phí đắt đỏ hơn, thực hiện phức tạp hơn.
– Nâng xoang hở
Nâng xoang hở (nâng xoang qua cửa sổ mặt bên). Thường chỉ định trong trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn, dịch trong xoang, viêm xoang…
Ưu điểm: Dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang
Nhược điểm: Mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.
Kỹ thuật thực hiện:
Bác sĩ phẫu thuật sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi và tiếp cận thành trước xoang hàm, sau đó dùng bộ phẫu thuật nâng xoang nha khoa chuyên dụng đục một lỗ đường kính khoảng 10mm, rồi tiến hành bóc màng xoang qua cửa sổ này và nâng đáy xoang lên. Sau đó cho xương nhân tạo vào vùng đáy xoang và khâu kín lại. Xem video chi tiết dưới đây.
– Nâng xoang kín
Nâng xoang kín (nâng xoang qua vị trí đặt implant). Áp dụng cho các trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm. Đáy xoang hàm thuận lợi, không có những yếu có nguy cơ như viêm xoang, vách xoang hay dính xoang…
Ưu điểm: Ít xâm lấn nên hạn chế được sưng đau
Nhược điểm: Vì đây một kỹ thuật “mù” nên đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của bác sĩ phẫu thuật rất lớn. Nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới thủng đáy xoang hàm.
Kỹ thuật thực hiện:
Để thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ để đặt chân răng implant, bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nâng xoang nha khoa chuyên dụng bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và đặt chân răng implant ngay trong một lần hẹn. Khi nâng đáy xoang nên, bác sĩ cũng có thể không cần ghép xương nếu mức độ nâng ít.
Có những vùng ranh giới chỉ định riêng giữa nâng kín và nâng hở, bác sĩ thì sẽ luôn cố gắng đưa đến cho các bạn những giải pháp nhẹ nhàng và tiết kiệm nhất.
Nếu không phát hiện cần nâng xoang, cứ thế cấy implant thì có sao không?
Theo bác sĩ Huy, nâng xoang là bước cần thiết để tạo sự an toàn và tồn tại lâu dài của implant.
Trường hợp không đủ xương, nếu cứ đặt implant vào có thể làm rách màng xoang, thủng xoang hàm dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và viêm xoang mãn tính rất nguy hiểm.
Ngoài ra implant sẽ không ổn định, dễ bị rụng, hoặc tệ hơn, implant bị lọt vào lòng xoang, khi đó phẫu thuật lấy implant sẽ xâm lấn mà không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn ban đầu.
Sau khi nâng xoang có thể trồng implant ngay không?
Tùy theo số lượng xương còn lại, chất lượng xương mà nha sĩ sẽ quyết định có đặt implant ngay hay phải chờ 6 – 9 tháng sau, cho đến khi đạt được sự trưởng thành xương hoàn toàn.
Thường thì nếu xương còn lại 5 mm trở lên nha sĩ có thể đặt implant cùng với quá trình nâng xoang.
Nếu lượng xương sẵn có của bạn ít hơn ví dụ 2mm, 3mm thì cần phải đợi lành thương mới thực hiện.
Nâng xoang có đau không? Có biến chứng gì không?
Nâng xoang kín thì thường không đau, nâng xoang hở thì trong lúc thực hiện thủ thuật cũng không hề có cảm giác do có thuốc tê tiêm tại vùng phẫu thuật, sau hết thuốc tê bệnh nhân có thể đau.
Cũng giống như các tiểu phẫu khác, bạn có thể gặp biến chứng khi nâng xoang như sưng, đau, chảy máu. Tình trạng này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, bạn cần gọi điện cho bác sĩ khi có một trong các biểu hiện sau:
+ Sưng đau kéo dài và không có dấu hiệu giảm xuống sau 2-3 ngày
+ Chảy máu vẫn tiếp tục sau 1 – 2 ngày, ra máu tươi, khi đặt gạc tạo lực ép thì không hình thành máu tụ ở miếng gạc.
+ Bạn nhận thấy vật liệu ghép có thể bị di chuyển khi bạn hắt xì hơi mạnh.
+ Sốt kéo dài và không giảm
Cách chăm sóc sau khi thực hiện nâng xoang cấy implant
+ Không dùng ống hút để uống nước
+ Không sử dụng thuốc lá, không khạc nhổ
+ Hạn chế hắt hơi tới mức thấp nhất
+ Không chải răng khu vực mới nâng xoang trong vòng 3 ngày đầu
+ Hạn chế di chuyển bằng đường hàng không
+ Hạn chế các công việc cần hoạt động mạnh ở mũi (bê vác, thổi,….)
Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trước khi bạn bước vào làm thủ thuật ghép xương – nâng xoang nhằm chuẩn bị cấy những implant tuyệt vời thay thế răng mất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Thùy Anh để nhận được giải đáp phù hợp.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh