Chữa khỏi triệt để sâu răng bằng miếng dán sứ inlay, onlay
Sâu răng là một trong những tình trạng răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Ai trong số chúng ta cũng đã và đang có một hoặc vài chiếc răng bị sâu. Nguyên nhân chủ yếu là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên, khiến mảnh vụn thức ăn tích tụ thành mảng bám và tạo điều kiện vi khuẩn phát triển.
Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc răng dần dần gây cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống.
Để điều trị sâu răng thì hàn răng là phương pháp kinh điển lâu nay vẫn đang được sử dụng. Composite là vật liệu hàn răng phổ biến với ưu điểm kể đến như màu sắc tương đồng với răng, độ bền tương đối tốt, giá thành hợp lý và thời gian trám nhanh.
Nhưng hiện nay, cụm từ “hàn răng bằng inlay-onlay sứ” được các nha sĩ và truyền thông, quảng cáo nhắc tới nhiều hơn. Vậy phương pháp hàn răng này là như thế nào, có khác gì với hàn răng thông thường hay không và quy trình làm ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây do bác sĩ Đăng trực thuộc nha khoa Thùy Anh cung cấp.
Hàn răng Inlay- Onlay là gì?
Khi răng hàm của bạn bị sâu, bị vỡ một phần do va đập hay mòn bề mặt, gọi chung là răng bị mất chất nhiều thì nha sĩ sẽ tái tạo lại hình thể và chức năng ăn nhai ban đầu bằng cách tạo ra một phần răng mới có hình thể tương ứng với phần răng bị mất chất. Sau đó gắn lên răng với chất gắn nha khoa chuyên dụng. Phần răng mới này được gọi là miếng dán sứ inlay/onlay.
Miếng dán inlay/onlay là kết quả của nỗ lực tìm kiếm vật liệu thay thế răng thật sao cho không quá cứng dễ gây mòn răng đối, không quá mềm dẫn tới mòn đi nhanh chóng, và quan trọng là màu sắc hình thể tùy biến phổ rộng giúp nha sĩ bay bổng trong vai trò thiết kế lại chiếc răng gặp vấn đề của bạn.
Về mặt định nghĩa học thuật để phân biệt onlay/inlay thì hàn răng Inlay chỉ trường hợp lỗ sâu răng nằm ở giữa mặt nhai của răng, chưa lan ra các múi xung quanh.
So với kĩ thuật inlay, hàn răng onlay áp dụng trong trường hợp răng bị tổn thương rộng hơn từ 2 bề mặt răng trở lên.
Hàn inlay hay onlay về bản chất đều giống nhau, chỉ khác nhau về độ rộng của tổn thương mà thôi.
Khi nào nên lựa chọn phương pháp hàn răng inlay-onlay?
Nếu răng bạn có những lỗ sâu nhỏ, nông trên mặt nhai thì hàn răng bằng fuji, composite có thể là lựa chọn tốt vì giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Hoặc đối với trẻ em cũng không cần làm inlay/onlay.
Tuy nhiên, nếu răng bị sâu vỡ lớn hay răng sâu ở vị trí răng hàm thì miếng dán sứ inlay/onlay là giải pháp tốt nhất cho bạn. Những lý do bạn nên lựa chọn phục hồi inlay/onlay:
+ Độ bền vật liệu: Bản chất Composite là gốc nhựa nên kém bền dưới lực nhai thường xuyên của răng. Theo thời gian, mối hàn với composite dễ nứt, mẻ nên dễ gặp tình trạng mối hàn bị bong hay hàn đi hàn lại nhiều lần vẫn rơi. Ngược lại, inlay/onlay làm bằng sứ rất cứng chắc, bền dưới tác động mạnh. Theo các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của mỗi miếng trám Inlay/Onlay dao động từ 15 – 20 năm. Bởi chất liệu sứ có độ bền lên tới 400Mpa, cao hơn răng thật. Nên bạn hoàn toàn yên tâm có thể ăn nhai thoải mái mà không lo hiện tượng sứt mẻ.
+ Sự khít sát với mô răng gốc: Composite có tính co rút dần theo thời gian tạo thành những vi kẽ nhỏ. Thức ăn từ đó sẽ mắc vào vi kẽ này, lâu ngày gây nên tình trạng sâu tái phát dưới mối hàn. Vì ở bên dưới nên rất khó nhận ra dẫn đến sâu tiến triển âm thầm, lâu dần lan tới tủy, khi đó phải chữa tủy, nặng hơn là nhổ bỏ.
Đối với inlay/onlay, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng của bạn sau khi sửa soạn và gửi đến labo chế tác. Các kĩ thuật viên ở xưởng răng sẽ thiết kế và đúc miếng sứ tương ứng với phần mô răng mất chất theo dấu răng của bạn chuẩn xác về múi rãnh, bề mặt, khít sát tuyệt đối với mô răng thật, chuẩn chỉ khớp cắn, tái tạo lại đúng cấu trúc giải phẫu của chiếc răng ban đầu. Và sứ thì sẽ không co như nhựa. Bạn không còn lo về vấn đề dắt thức ăn gây hôi miệng hay sâu răng tái phát.
+ Tính thẩm mỹ
Composite là nhựa nên theo thời gian răng bạn sẽ bị đổi màu ố vàng, mất thẩm mỹ. Nhưng đối với hàn Inlay/Onlay do được chế tác gián tiếp ngoài miệng tỉ mỉ từ sứ nguyên khối nên màu sắc sẽ giống như răng thật. Răng sứ không thay đổi tính chất sau nhiều năm tồn tại trong miệng do đó miếng trám sẽ giữ màu bền lâu, không dễ bị đổi màu, ngấm nước bọt .
+ Bảo tồn mô răng thật: Một mối hàn với composite đòi hỏi phải có độ lưu giữ nhất định, khi lỗ sâu lớn thường sẽ phải mài lấy thêm nhiều răng thật để làm ngoàng lưu. Tuy nhiên, hàn inlay/onlay chỉ cần lấy hết phần mô sâu và sửa soạn nhẹ, không lấy thêm mô răng thật. Đây là một trong những lợi ích to lớn mà inlay/onlay mang lại cho bạn.
Quy trình hàn răng bằng inlay/onlay sứ diễn ra như thế ?
Bạn sẽ trải qua 2 lần hẹn với hàn răng inlay/onlay:
+ Ở buổi hẹn đầu tiên, bác sĩ thăm khám tổng quát kỹ lưỡng, kiểm tra toàn diện các bề mặt để xác định vị trí, mức độ lỗ sâu, chụp phim X – quang đánh giá xem lỗ sâu đã vào tủy chưa và phát hiện những lỗ sâu ẩn khó thấy trên miệng.
Nếu răng sâu tới tủy thì cần loại bỏ hết tủy viêm, sau đó trám bít ống tủy rồi mới tiến hành hàn răng bằng inlay/onlay hoặc bọc răng sứ.
Trường hợp nếu chiếc răng chưa bị sâu vào tủy, nha sĩ sẽ làm sạch hết phần mô răng bị mục nát, vỡ mẻ hay quá mỏng. Sau đó lấy dấu sao chép khuôn răng trong miệng ra ngoài và chụp ảnh so màu. Lỗ sâu sau khi sửa soạn trong thời gian chờ 3 – 5 ngày kĩ thuật viên labo chế tác ra miếng sứ inlay/onlay cũng được hàn tạm thời để bạn ăn uống bình thường, tránh lắng đọng thức ăn.
Ở buổi hẹn thứ 2, nha sĩ thử răng và gắn cố trên miệng bằng xi măng gắn chuyên dụng, làm sạch chất gắn dư và đánh bóng là hoàn tất quy trình.
Chiếc răng vỡ lớn lúc này trở thành chiếc răng nguyên vẹn đảm bảo về thẩm mỹ cũng như ăn nhai. Thời gian cho mỗi lần hẹn sẽ khoảng 30/45 phút tùy tình trạng răng.
Vậy liệu sau khi gắn mối hàn có dễ bị bong bật hay không?
Với sự phát triển và cải tiến của vật liệu dán nha khoa, chất gắn inlay onlay có lực dán dính rất lớn, đảm bảo sau khi gắn không thể bong bật ra được.
Tại nha khoa Thùy Anh, mỗi miếng dán sứ được bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 10 năm nếu bạn ăn nhai gặp các vấn đề như sứt mẻ, bong sút. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kiểm tra, bảo dưỡng định kì thì độ bền của miếng dán mới dài lâu được.
Vậy nên hàn răng inlay/onlay hay bọc răng sứ?
Trước đây, với những răng bị sâu vỡ lớn thường mọi người sẽ chọn chụp bọc để bảo vệ răng. Tuy nhiên, với phương pháp này ngoài vị trí sâu răng sau khi làm sạch và tái tạo lại, nha sĩ sẽ phải mài nhỏ 5 mặt xung quanh răng, mài cả phần mô lành mạnh. Một số bệnh nhân có răng nhạy cảm sau khi mài chụp còn gặp phải hiện tượng ê buốt.
Nha khoa đương đại phát triển với triết lý xâm lấn tối thiểu, giải pháp inlay/onlay chỉ cần loại bỏ mô răng bệnh, quy trình này ít xâm lấn hơn so với mài chụp, giữ lại tối đa mô răng lành, không mài nhỏ, không lo ê buốt.
Chi phí hàn răng inlay/onlay sứ
Tại nha khoa Thùy Anh, chi phí cho một phục hình gián tiếp inlay/onlay sứ dao động từ 3 – 6 triệu đồng/răng. Với những ưu điểm vượt trội bao gồm: Tính chính xác cao, độ bền chắc, không co rút hay đổi màu theo thời gian, bảo tồn mô răng tối đa thì liệu bỏ ra một chi phí điều trị cao hơn chút hoàn toàn xứng đáng để bạn lựa chọn đặc biệt với các bạn bận rộn và có điều kiện chi trả.
Hy vọng qua bài viết trên nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng sâu răng đã có được giải pháp phù hợp cho mình. Dù chọn hàn răng bằng chất liệu nào thì chuyện phát hiện xử lý sớm cũng luôn được khuyến cáo. Nếu chưa đủ kinh phí cho inlay/onlay, một mối hàn thông dụng vẫn luôn được khuyến cáo. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh