Mới niềng răng nên ăn gì? Kiêng không nên ăn gì?
Trong quá trình niềng răng bạn phải mang mắc cài cùng hệ thống khí cụ tác động lực di chuyển răng. Vì vậy, chế độ ăn, cách vệ sinh răng vô cùng quan trọng cho một quá trình điều trị thuận lợi và hàm răng chắc khỏe về sau. Vậy mới niềng răng nên ăn gì? Sau khi niềng răng nên ăn gì?
Người mới niềng răng nên ăn gì?
Niềng răng là quá trình bác sĩ sử dụng các loại khí cụ như mắc cài, dây cung để tác động lực lên răng, dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm. Khi có lực tác động, răng sẽ trở nên yếu hơn vây khó khăn cho việc ăn uống.
Vậy người mới niềng răng nên ăn gì? Bạn nên tham khảo những loại thực phẩm dưới đây:
+ Đồ ăn chín, mềm
Khi niềng răng nên ăn gì thì nhóm thức phẩm ở dạng mềm như cháo, bún, súp, các loại ngũ cốc hay cơm mềm là gợi ý đầu tiên dành cho bạn. Vì đồ ăn mềm, đã được nấu nhừ sẽ rất dễ nuốt, không cần nhai nhiều nên giúp giảm áp lực lên răng, giảm đau nhức và không ảnh hưởng tới mắc cài. Đồng thời thực phẩm mềm cũng giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tránh suy nhược.
+ Sữa và thực phẩm từ sữa
Đây là nhóm thực phẩm rất lí tưởng với người mới niềng răng, chúng giúp bổ sung dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, khoáng chất, đặc biệt là vitamin D rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Bạn có thể uống trực tiếp sữa tươi, ăn phô mai, sữa chua, bơ mềm mà không cần phải nhai nhiều, có thể bổ sung ngay cả khi đang bị đau nhức răng.
+ Các loại rau củ, trái cây mềm
Rau củ, trái cây giúp bổ sung vitamin, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy chọn các loại trái cây đã mềm, rau củ đã nấu chín để ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, nước ép để uống bổ sung.
+ Trứng
Trứng rất giàu vitamin D – loại dưỡng chất giúp răng miệng chắc khỏe hơn. Người mới niềng răng nên ăn gì thì đây là nhóm thực phẩm bạn không thể bỏ qua.
+ Hải sản, thịt
Khi niềng răng nên ăn gì thì hải sản và thịt là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người niềng răng. Thịt và hải sản rất giàu hàm lượng protein giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tình trạng sụt cân khi niềng.
Mới niềng răng kiêng ăn gì?
+ Tránh đồ ăn cứng
Mới niềng răng kiêng ăn gì thì bạn không được ăn đồ cứng vì chúng có thể gây ra những sang chấn bong mắc cài, uốn dây cung. Ngoài ra trong giai đoạn đeo mắc cài, các chân răng cũng yếu do đang có quá trình tiêu và tạo xương giúp di chuyển theo ý nha sĩ nên ăn đồ cứng sẽ gây sang chấn mạnh cho mô nha chu quanh răng.
Phổ biến như sườn chua ngọt, chân gà, thịt bò hun khói… Bạn cần hạn chế tối đa và nếu ăn thì nên cắt nhỏ để ăn. Tuy nhiên có những thực phẩm thực sự cứng thì cũng không nên ăn như kẹo cứng, chân gà và ngô rang… Đặc biệt là thói quen nhai đá lạnh, cắn bút chì phải tuyệt đối kiêng.
Niềng răng làm răng di chuyển và không còn chạm khớp như trước đây bạn vẫn ăn nhai, do vậy tập thói quen ăn đồ mềm là rất cần thiết.
+ Không ăn đồ dính
Kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp hay các loại hạt cũng nên hạn chế vì chúng sẽ dính vào mắc cài khiến bạn vô cùng khó chịu.
+ Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Răng khi niềng sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều, việc ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới men răng, khiến răng trở nên ê buốt hơn rất nhiều.
+ Đồ ăn giòn, vụn
Bim bim, bánh mì, bánh quy… có lẽ là những món ăn ưa thích của bạn, nhưng bạn sẽ cần hạn chế sử dụng chúng khi niềng răng. Bởi vụn của các loại thực phẩm này khi bám vào kẽ răng hay mắc cài sẽ rất khó vệ sinh, nếu không làm sạch hết lâu ngày sẽ gây nên các bệnh lý răng miệng.
+ Thực phẩm nhiều đường và tinh bột
Đồ ăn nhanh, bánh kẹo là những loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, tăng nguy cơ sản xuất axit gây bệnh sâu răng.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/benh-sau-rang-trieu-chung-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-hieu-qua/
Cách ăn uống của người mới niềng răng
Ngoài việc nắm rõ sau khi niềng răng nên ăn gì thì người mới niềng răng cũng nên hình thành cho mình những thói quen sau trong việc ăn uống:
+ Cắt thực phẩm thành miếng nhỏ và nhai thật chậm
Ở nước ngoài các bạn ấy thường dùng dao và cây nĩa để làm nhỏ đồ ăn, cách ăn ở nước mình dùng đũa hoặc dùng thìa, thì khi chế biến các bạn phải để miếng nhỏ hoặc bạn có thể sắm cho mình 1 bộ đồ ăn riêng. Trong đó có cây dao, kéo, nĩa cắt đồ ăn ra thành miếng nhỏ.
Nhai chậm cũng là bí quyết để bạn không bị những cơn đau điếng người khi đang thưởng thức những đồ ăn ngon.
+ Hạn chế cắn trực tiếp bằng các răng phía trước
Ví dụ khi bạn ăn táo, ổi, thậm chí bánh sandwich, hamburger, bánh mỳ pate, bánh pizza… không nên cho trực tiếp vào miệng để cắn mà nên sử dụng dao hoặc tay cắt xé nhỏ chúng ra rồi đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai.
Những loại bánh nhiều lớp như pate, sandwich cũng tiềm ẩn nhiều thực phẩm dai, cứng, lạ ở trong cho nên tốt nhất bạn cần cát nhỏ ra ăn cho chắc.
+ Chải sạch răng sau khi ăn đồ ngọt
Khi bạn ăn đồ ngọt, do mắc cài sẽ lưu các đồ ngọt này lên răng nên nguy cơ dẫn đến sâu răng. Bạn cần chải răng ngay sau đó. Lưu ý, các loại sữa hoặc nước giải khát cũng có đường, vì vậy việc vệ sinh ngừa sâu răng vô cùng quan trọng.
Nhiều bạn trong thời gian niềng răng rất thích ăn các loại sữa chua vì nó lạnh nên giúp các bạn giảm đau phần nào đó. Ăn sữa chua không có vấn đề gì về mặt dinh dưỡng nhưng bạn cần nhớ làm sạch răng thật kỹ.
+ Giải quyết những vết xước trong miệng (nếu có)
Thỉnh thoảng bạn sẽ xuất hiện những vết nhiệt miệng hoặc bị dây cung, mắc cài cọ vào môi má. Điều này là thường gặp và bình thường đối với các bạn niềng răng. Bạn có thể giảm đau bằng cách ngậm nước lạnh, bôi sáp nha khoa, silicone, hoặc thậm chí 1 ít kẹo cao su vào vị trí nguyên nhân gây xước. Bạn cũng cần tránh nhai vào vùng này vì có thể làm vết thương lan ra rộng hơn. Cuối cuối, bạn cần gọi cho nha sĩ để nha sĩ giải quyết triệt để và đưa ra lời khuyên thông thái cho bạn.
+ Uống nhiều nước
Trong thời gian niềng răng, miệng của bạn có thể sẽ hơi khô. Bạn nên uống nhiều nước để giúp kiểm soát sâu răng tốt hơn vì môi trường khô sẽ rất thuận lợi cho sâu răng phát triển. Ngoài ra, như các bạn cũng đã biết, nước cực kỳ tốt cho sức khỏe toàn thân.
Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Một trong những khó khăn nhất trong quá trình niềng răng ngoài chế độ ăn đó là vấn đề vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng khi đang đeo mắc cài khó khăn và mất thời gian gấp 3 – 4 lần so với hàm răng bình thường.
Tuy nhiên, khi bạn thực hành quen các bước vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng dưới đây bạn sẽ có hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm tho, không lo sâu răng dù trong giai đoạn niềng răng. Đồng thời giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi:
+ Chọn bàn chải và kem đánh răng
Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, kích thước vừa với miệng của bạn, đầu bàn chải thuôn để len lỏi được vào sâu bên trong. Bạn có thể mua bàn chải máy, rất tốt cho việc làm sạch, tuy nhiên vẫn cần bàn chải thường để chải được các mặt của mắc cài.
Kem đánh răng có tính mài mòn thấp (thường các loại kem đánh răng làm trắng răng có độ mài mòn cao không phù hợp sử dụng trong thời gian niềng răng), bởi vì trong quá trình niềng răng, đeo mắc cài bạn có thể bị ê buốt vì vậy các loại kem đánh răng có chứa fluoride rất tốt.
+ Chải răng thật kỹ, chải cả mắc cài
Chải răng tối thiểu 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính. Chải dọc hoặc xoay tròn, có thể chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài.
Nguyên tắc là bạn chải tất cả các bề mặt răng, mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. Bạn nên nghiêng bàn chải tạo góc khoảng 45 độ để lông bàn chải đi sâu hơn vào trong rãnh lợi, có tác dụng mát xa, làm sạch lợi.
Chải cả phần cao, phần thấp và phần bên của mắc cài thật kỹ để lấy sạch thức ăn, mảng bám ở đây. Bạn cũng chú ý chải cả lưỡi, 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi, việc chải lưỡi cho bạn hơi thở thơm tho và cảm giác dễ chịu.
Khi chải răng nếu thấy chảy máu bạn cũng đừng sợ. Khi đeo mắc cài bạn thỉnh thoảng có một vài điểm viêm lợi thì cũng là bình thường, bạn cần chải răng chăm chỉ và đúng kỹ thuật hơn. Khi bạn chăm sóc tốt thì một vài điểm viêm đó sẽ biến mất.
+ Sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch sẽ giữa 2 răng và mặt bên của mắc cài
Sử dụng bàn chải thông thường không thể làm sạch hết các mảng bám vùng kẽ, vùng xung quanh mắc cài, nên bàn chải kẽ rất quan trọng. Động tác đưa lên đưa xuống, xoay bàn chải kẽ tại chỗ. Chú ý cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch vùng này.
+ Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước
Những vùng kẽ răng bàn chải không tới được thì chỉ tơ sẽ làm sạch tốt. Mỗi lần chải răng bạn đều nên sử dụng chỉ tơ kết hợp.
Bạn cắt 1 đoạn chỉ khoảng 20 – 30 cm. Khác với hàm răng bình thường, dây cung cản trở việc đưa chỉ nha khoa vào vùng kẽ giữa 2 răng, bạn cần luồn sợi chỉ qua dâu cung và bắt đầu thực hiện động tác hất trên xuống, kéo ra kéo vào làm sạch vùng này.
Ngoài việc vệ sinh theo quy trình tuần tự như kể trên, có thể những trường hợp vệ sinh nhanh thì có thể sử dụng tăm nước sẽ giải quyết được ở 1 mức độ nhất định. Chú ý việc dùng tăm nước không thay thế được sử dụng chỉ nha khoa.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy tăm nước khi niềng
Lưu ý: Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng đúng cách rất quan trọng cho sự khỏe mạnh của lợi, cho mô răng sau khi tháo mắc cài. Răng của bạn sẽ có những đốm trắng do mất men sau khi tháo mắc cài nếu bạn vệ sinh không tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tích tụ mảng bám, mảnh vụn thức ăn lên răng, đặc biệt là khu vực giáp ranh răng và các cạnh mắc cài. Mảng bám này có chứa vi khuẩn, có tính acid khi tiếp xúc với mô răng.
Một chế độ ăn hợp lý, cách vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ sẽ đảm bảo cho bạn có hàm răng cũng như sức khỏe tốt trong suốt chặng đường niềng răng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ mới niềng răng nên ăn gì? Kiêng ăn gì để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Bác sĩ ơi em đang bị những chấm đen nhỏ ở trên răng khi đeo niềng,bác sĩ hãy chỉ em cách loại bỏ những chấm đen trên răng dc ko ạ em sợ bị sâu rùi trị ko dc
Chào em, những chấm đen đó có thể là cao răng, mảng bám hoặc cũng có thể là dấu hiệu răng của mình bị sâu. Em sẽ cần tới nha khoa mà mình đang niềng răng để thăm khám, nếu là cao răng thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho mình là được em ạ, còn nếu như bị sâu bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sâu, nếu như chưa tổn thương tới phần tuỷ thì chỉ cần làm sạch tổ chức sâu và hàn răng lại là được em ạ