Chân răng Implant dùng bao nhiêu năm thì phải thay mới?

Răng implant dùng bao lâu bị đào thải? Là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ implant. Bác sĩ Huy trực thuộc khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng trực thuộc Nha khoa Thùy Anh sẽ giúp bạn giải đáp thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Răng implant dùng bao nhiêu năm thì phải thay mới?

Implant có thể dùng trọn đời nếu bạn chăm sóc tốt. Bởi lẽ implant không chỉ đơn thuần là 1 mỏ neo trong xương hàm. Nhờ đặc tính vật liệu titanium và công nghệ xử lý bề mặt, implant sau khi cấy ghép sẽ tích hợp với xương hàm thành 1 khối và hoàn toàn có thể chịu lực ăn nhai như răng thật. 

Vào năm 1965, GS Branemark chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm về tích hợp xương- osseointegration, nghĩa là sự liên kết trực tiếp giữa implant với cấu trúc xương lành. Khái niệm tích hợp xương thực sự là bước ngoặt trong nha khoa hiện đại và là cuộc cách mạng trong kế hoạch điều trị nha khoa.

Cơ chế tích hợp xương là như thế nào?

Quá trình lành thương sau khi cấy ghép implant tương tự như quá trình liền xương nguyên phát. Khi mũi khoan đi vào xương hàm làm đứt vỡ các mạch máu trong xương, vùng khuyết hổng nhanh chóng được lấp đầy bởi máu. Khi trụ implant Titanium đặt vào vùng khoan, tại thời điểm này, lực duy nhất giữ implant vững chắc trong xương là lực ma sát cơ học hay độ ổn định sơ khởi. 

Trong những phút đầu tiên thì máu bắt đầu tưới cho khu vực implant, cung cấp những dưỡng chất cần thiết để liền thương. Các ion và protein bắt đầu bám dính vào bề mặt implant. Trong khoảng thời gian ngắn thì máu ngừng chảy do hình thành các nút tiểu cầu, tạo cục máu đông lấp đầy các vết thương. Sau đó tiểu cầu sẽ giải phóng các yếu tố kích thích lành thương. Sau tuần đầu tiên thì xương nguyên phát bắt đầu hình thành quanh implant, điều này thúc đẩy sự ổn định thứ cấp của implant. Quá trình tái cấu trúc xương sẽ tiếp tục diễn ra. Khoảng sau 12 tuần chúng ta sẽ có 1 trụ implant vững chắc trong xương hàm.

Các nghiên cứu về sự tồn tại lâu dài của implant nha khoa

Năm 1986 Albrektsson và cộng sự đã đưa ra các tiêu chuẩn thành công của implant như sau:

– Không lung lay trên lâm sàng

– XQ không có thấu quang quanh implant

– Tiêu xương năm đầu tiên <2mm

– Sau năm đầu tiêu xương theo chiều dọc mỗi 0,2mm mỗi năm

– Không có các dấu hiệu, triệu chứng dai dẳng như đau, nhiễm  trùng, tê bì,…

– Tỷ lệ thành công tối thiểu sau 5 năm là 85%, sau 10 năm là 80%

Năm 2016, theo David French và cộng sự, nghiên cứu trên 926 implant đã được đặt, tỷ lệ tổn tại trên 5 năm là 98,3%.

Năm 2019, nghiên cứu của nhóm tác giả Mark-Steven Howe, William Keys, Derek Richards cho kết quả tỷ lệ thành công ở người trẻ tuổi là 96,4%, ở người trên 65 tuổi là 91,5%.

Tỷ lệ tích hợp của implant rất cao, trên 90%, nhưng vẫn có 1 số lượng trụ implant không tích hợp. Sự đào thải trụ implant có các dấu hiệu lâm sàng rất dễ nhận biết.

– Thất bại sớm: Mô tả tình trạng trụ implant k thể tích hợp, xảy ra sau 3 – 4 tháng đầu sau cấy ghép. Chân răng implant sẽ bị viêm, lung lay, chảy máu sau 1 vài ngày cho đến vài tháng sau khi được đưa vào trong xương hàm.

– Thất bại muộn: Tức là khi đã hoàn tất phục hình răng sứ bên trên và thực hiện chức năng ăn nhai 1 thời gian thì bị mất tích hợp và đào thải. Quá trình này có thể diễn ra từ từ, gây mất xương và lộ dần các chân răng implant, hoặc nhanh chóng gây viêm toàn bộ làm lung lay trụ implant.

Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng, vì sự đào thải của implant đều có thể được phát hiện sớm và hầu hết các trường hợp implant bị đào thải thì đều cấy lại được.

– Giai đoạn sớm

Dễ dàng nhận biết với các dấu hiệu viêm tại chỗ kéo dài, lợi sưng đỏ chảy máu, cảm giác chân răng bị lung lay,… các chân răng bị đào thải này sẽ được lấy ra. Việc có thể cấy ngay 1 trụ implant mới hay k phụ thuộc vào tình trạng xương còn lại. Thông thường sau khi lấy bỏ chân răng cũ sẽ để lại 1 khuyết hổng xương khá lớn. Lựa chọn an toàn hơn lúc này là chờ xương lành và sẽ cấy lại chân răng khác sau 3 – 6 tháng. Còn nếu vùng xương còn tốt, bác sĩ sẽ tiến hành cấy lại chân răng khác để giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân .

– Giai đoạn muộn

Các nguyên nhân có thể kể đến như:

+ Vùng xương quanh implant không đủ thể tích nâng đỡ

+ Quá tải lực lên răng implant

+ Nhiễm trùng mạn tính quanh răng implant, cao răng mảng bám, viêm lợi, chảy máu, chảy mủ hay tiêu xương trên X – Quang là những dấu hiệu gợi nhắc. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đào thải implant.

Nhìn chung với các thất bại giai đoạn muộn, nha sỹ cần phát hiện sớm để kịp thời xử trí. Tìm ra nguyên nhân, xử lý hết viêm và đánh giá lại các yêu cầu về thẩm mỹ chức năng của chân răng còn lại cần được thực hiện. Nếu implant đã không còn đáp ứng về thẩm mỹ và chức năng thì cần tháo sớm cũng như lên kế hoạch cắm lại chân răng mới cho bệnh nhân. Những trường hợp chân răng bị đào thải mà không được phát hiện sớm dẫn đến lung lay trụ implant thì cần tháo bỏ ngay, chờ lành thương xương và cắm lại implant khác cho bệnh nhân.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đào thải của implant:

– Hút thuốc lá nhiều

– Bệnh loãng xương

– Bệnh tiểu đường

– Vệ sinh răng miệng kém

Việc trụ implant bị đào thải là điều k mong muốn, hiểu rõ nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn hạn chế được thất bại điều trị. 

1 vài trường hợp cấy ghép implant tại nha khoa Thùy Anh

+ Mất răng đơn lẻ

Với trường hợp mất 1 răng hay mất các răng không liền kề nhau, bác sĩ sẽ thực hiện cấy trực tiếp răng implant vào vùng răng mất để thay thế chân răng, sau từ 2 – 6 tháng khi trụ implant tích hợp với xương hàm sẽ tiến hành lắp mão sứ lên trên chân răng implant thông qua khớp nối abutment. Răng implant tồn tại độc lập, không xâm lấn răng bên cạnh. 

Trồng răng implant phục hình răng 11, 22

+ Mất nhiều răng

Trường hợp mất nhiều răng bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng để lựa chọn phương án thích hợp. Ví dụ với trường hợp mất 3 răng liên tiếp trở lên sẽ thực hiện trồng răng implant và làm cầu răng sứ trên implant để phục hình răng mất. Tức là bác sĩ sẽ tiến hành đặt 2 trụ implant, sau đó làm cầu 3 răng sứ trên 2 trụ implant này. Cách làm này vừa giúp tiết kiệm được chi phí, vừa giảm xâm lấn mà vẫn đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn, tránh tiêu xương vì bị mất răng. 

+ Mất răng toàn hàm

Hiện nay khi mất răng toàn hàm, các bác sẽ được phục hình lại bằng phương pháp trồng răng implant cố định toàn hàm. Phương pháp này thực hiện bằng cách cấy 4 hoặc 6 trụ implant theo hướng thuận lợi để làm trụ nâng đỡ cho toàn bộ hàm giả bên trên. Cách làm này giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí trồng răng, thay vì mất răng nào trồng răng đó thì khi mất răng toàn hàm chỉ cần trồng 4 hoặc 6 trụ. Đồng thời cấy răng implant toàn hàm cũng sẽ không cần thực hiện thủ thuật ghép xương, sẽ luôn ưu tiên vùng xương hiện có, giảm xâm lấn, đau nhức. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-gia-nguyen-ham-bang-implant-an-toan-tiet-kiem-toi-72-trieu-dong/

Thực tế lâm sàng cũng như các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ thành công của implant là rất cao. Do đó nếu bạn bị mất răng thì phương án tốt nhất cho bạn đến thời điểm này là implant nha khoa. Bạn cũng cần lưu ý là luôn tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ cũng như thăm khám định kỳ để có được kết quả lâu dài. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục