Cấy implant lệch có nguy hiểm hay không?

Khi trồng răng implant, vị trí đặt implant phụ thuộc vào kích thước xương hiện có, nhu cầu của người bệnh cũng như lựa chọn của bác sĩ. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề cấy implant lệch có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng tham khảo. 

Trồng răng implant là như thế nào?

Trồng răng implant là giải pháp tối ưu nhất để phục hình những chiếc răng mất thay thế cho các giải pháp cũ như hàm tháo lắp, hàm khung, cầu răng cố định. 

Với những ưu điểm vượt trội như bảo tồn xương hàm, không xâm lấn mài răng bên cạnh, ăn nhai như răng thật, cấu tạo từ nhiều bộ phận nên sửa chữa đơn giản, giá thành ngày càng tiếp cận được với phần đa bệnh nhân nên implant xứng đáng là lựa chọn hàng đầu thay thế răng bị mất.

Implant cấu tạo bởi 3 thành phần là chân răng implant, trụ phục hình abutment và chụp sứ. Chân răng là thành phần quan trọng nhất sẽ được cấy vào xương hàm và chờ đợi 3 – 6 tháng sau khi tích hợp xương sẽ được lên răng. Kỹ thuật cấy chân răng implant là vô cùng quan trọng khi cần đặt đúng vị trí chiều hướng dưới sự hướng dẫn của phục hình đã được xác định trên phim CT cone beam.

Vậy cấy implant lệch có nguy hiểm không?

Vị trí implant phụ thuộc vào kích thước xương hiện có, nhu cầu bệnh nhân và lựa chọn của bác sĩ bởi vậy cấy implant lệch hướng có chủ đích hay không có chủ đích sẽ có lợi, hại khác nhau.

1. Cấy implant lệch hướng có chủ đích 

Thuận lợi: 

1.1 Rút ngắn được thời gian hoàn thiện răng.

Trong trường hợp cấy implant tức thì ở răng 6, 7 hàm trên hay gặp hiện tượng thiếu xương sau khi nhổ chân răng. Nhiều trường hợp cấy implant thẳng theo trục phục hình sẽ không tạo được ổn định ban đầu do có sự xâm lấn giải phẫu của xoang hàm trên làm chiều cao xương giảm. Nhưng ở những răng này thường có chân trong to và xương bao bọc xung quanh nhiều nên lựa chọn cấy implant lệch theo chân trong là một giải pháp implant tức thì có thể được áp dụng chỉ cần 3 tháng để hoàn thiện, rút ngắn được 3 tháng so với cấy thông thường và áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân hạn chế về thời gian 

1.2 Hạn chế ghép xương, mô liên kết cho một phương án phẫu thuật nhẹ nhàng hơn

Những bệnh nhân mất răng toàn hàm thường xảy ra tình trạng tiêu xương trầm trọng dẫn đến không thể đặt implant thẳng trục. Giải pháp trong trường hợp này chỉ cần trồng 4 – 6 chân răng để nâng đỡ phục hình bên trên, bác sĩ sẽ tính toán vị trí chiều hướng implant theo thể tích xương hiện có và ưu tiên cắm theo hướng còn xương, do có sự nâng đỡ của 4 – 6 trụ cùng một lúc nên những nguy cơ biến chứng khi cắm implant đơn lẻ được giảm thiểu. Do đó ở những bệnh nhân này phần lớn không cần ghép xương hay mô liên kết để giảm thiểu can thiệp phẫu thuật trên bệnh nhân mà vẫn được hiệu quả tối đa.    

Hình ảnh bệnh nhân được cắm all on 5 hàm trên với tình trạng tiêu xương nhiều nên bác sĩ đã cấy các chân răng theo các hướng còn xương, không cần phải can thiệp thêm ghép cương hay mô liên kết.

1.3 Tránh được giải phẫu nguy hiểm, gia tăng lưu giữ chân răng

Ở vùng răng sau hàm trên 2 bên có cấu trúc xoang hàm thì hàm dưới có cấu trúc ống thần kinh răng dưới chứa dây thần kinh răng dưới và hệ thống mạch máu. Những giải phẫu này là giới hạn chiều cao xương, đối với những trường hợp mất răng toàn hàm tình trạng tiêu xương xảy ra càng trầm trọng dẫn đến thiếu chiều cao. Nên bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật như cắm né ống thần kinh, cắm implant xương gò má hay chân bướm để tránh xoang hàm trên.

2. Cấy implant lệch hướng không chủ đích 

Trường hợp này xảy ra do các nguyên nhân:

    • Trình độ chuyên môn của bác sĩ kém, chẩn đoán và thao tác sai lầm nên khiến răng implant bị lệch, không đứng vững trong xương hàm. 
    • Các bộ phận răng implant kết nối chưa chuẩn
    • Một số nguyên nhân khác như chất lượng trụ implant kém dẫn tới đào thải, chăm sóc răng miệng sai cách dẫn tới viêm nhiễm quanh trụ, vận động mạnh gây va đập vào implant…  

Vậy cấu implant lệch có nguy hiểm không thì việc cấy implant lệch không chủ đích sẽ gây ra những tác hại sau:

2.1 Tổn thương chân của răng bên cạnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra trong trường hợp này như khoảng mất răng nhỏ nên cắm chân răng sẽ sát với chân răng thật dễ tổn thương nên cần sự chính xác tuyệt đối. Vùng xương cắm có khoáng hóa bất thường làm xương cứng hơn dẫn đến dễ lệch hướng khoan, thực hiện động tác khoan thô bạo quá mức không kiểm soát tốt tay khoan. Có thể kèm theo sự bất thường ở răng bên cạnh như chân răng cong về bên cắm…

Tùy vào mức độ tổn thương chân răng sẽ có các biểu hiện khác nhau như ê buốt- đau nhói khi nhai và nặng hơn là làm chết tủy răng bên cạnh và trường hợp nặng nề nhất là làm gãy răng 

Đây là 1 trường hợp cắm implant vào chân răng bên cạnh gây chết tủy tạo ra vùng quanh chóp dẫn đến phải nhổ implant và điều trị tủy răng tổn thương.

2.2 Tổn thương thần kinh, mạch máu

Vùng răng sau hàm dưới mặt trong xương hàm dưới có đám rối mạch máu dày đặc, khi cấy implant lệch hướng có thể gây tổn thương các mạch máu ở vùng này gây xuất huyết, đặc biệt ở vùng này tổ chức mô mềm lỏng lẻo nên máu có thể chảy kéo dài lan tỏa xuống vùng hầu họng có thể làm tắc đường thở gây nguy hiểm tính mạng.

Ở hàm dưới có một cấu trúc vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới kế hoạch cấy chân răng là dây thần kinh ổ răng dưới (là dây thần kinh V3 một nhánh của dây thần kinh sinh ba chi phối cảm giác cho vùng môi dưới cùng bên). Không đầy đủ phương tiện chẩn đoán như thiếu máy CT cone beam hay lập kế hoạch sai và cũng có thể là động tác khoan thô bạo quá mức tác động trực tiếp lên ống thần kinh. Môi cùng bên thần kinh bị tổn thương sẽ bị tê bì tạm thời hoặc vĩnh viễn ở mức độ nhẹ có thể mất các động tác chủ động môi dẫn đến cắn vào môi khi ăn nhai, mất phản xạ nuốt nước bọt, thức ăn rơi vãi trong quá trình ăn uống, trong trường hợp nặng hơn sẽ kết hợp với đau do dị cảm môi.

2.3 Gây tiêu xương, tụt lợi vùng cổ implant dẫn đến thất bại về sau của implant

Trục chân răng implant không trùng với vector lực nhai làm cho lực không được phân bố ở trung tâm răng truyền thẳng xuống chân răng mà thay vào đó lực nhai sẽ tập trung vào 1 phía của thân răng và vùng cổ implant bên đối diện chịu lực nén nhiều hơn gây nên tình trạng tiêu xương, tụt lợi ở vùng cổ implant này.

Tiêu xương tụt lợi càng trở nên trầm trọng khi xương vùng cổ implant mỏng hơn 1,5mm, kết hợp với dắt thức ăn khó vệ sinh dẫn đến viêm quanh implant và đào thải implant.

2.4 Gây lỏng vít, vỡ cổ implant, tiếp xúc không tốt gây dắt thức ăn

Những chiếc răng hàm mất đi sẽ được thay thế bằng nhưng chân răng implant phù hợp với kích thước xương còn lại, những implant dòng rẻ kích thước đường kính nhỏ hơn 4.0 mm, kết hợp với yếu tố lệch hướng chân răng có nguy cơ vỡ cổ implant cao.

Lực nhai sẽ được phân bố tập trung ở 6mm vùng cổ, trong trường hợp implant cứng chắc có thể xảy ra hiện tượng lỏng vít thường xuyên hơn dẫn đến răng sứ trên implant hay lung lay. Sự lung lay thân răng kết hợp với yếu tố tiếp xúc bên của răng sứ không thuận lợi gây ra tình trạng dắt thức ăn tạo cảm giác căng tức khó chịu cho bạn và là 1 yếu tố gây khởi phát viêm quanh implant.

Đây là hình ảnh implant cấy lệch gần tạo nên sự dẫn truyền lực không sinh lý gây ra gãy vít kết nối phục hình với chân răng.

Qua những ví dụ minh họa cụ thể như trên chúng ta có thể thấy việc cấy implant lệch có những điểm bất lợi như nguy cơ gãy vít, lỏng phục hình, vỡ implant, tiêu xương tụt lợi về sau… ngoài những bất lợi trên cũng có những ưu điểm như phục hình răng sớm hơn, tránh được các cấu trúc nguy hiểm. Đặc biệt có nhiều lợi ích như trong trường hợp cấy all on 4 giảm thiểu được chi phí, hạn chế can thiệp phẫu thuật quá mức mà vẫn đem lại hiệu quả ăn nhai lâu dài tương đương.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background