Cấu trúc của răng implant như thế nào? Nguyên nhân răng implant bị lung lay

Cấy ghép implant hiện đang là giải pháp thay thế răng mất tối ưu, nhiều người ưa chuộng do khả năng ăn nhai giống hệt răng thật, độ bền cao, không mài nhỏ hai răng bên cạnh như phương pháp làm cầu. Tuy nhiên, chi phí trồng implant khá đắt đỏ so với thu nhập bình quân, nếu mất nhiều tiền mà dùng được một thời gian ngắn đã hỏng thì rất lãng phí. Trong quá trình ăn nhai, một vài trường hợp bạn bỗng nhiên phát hiện răng implant không còn chắc chắn, lung lay thậm chí nhai đau. Vậy đó là tình trạng gì, là dấu hiệu của sự hỏng hóc vĩnh viễn hay chỉ là tai nạn và có thể khắc phục dễ dàng? 

Răng implant bị lung lay sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Thứ nhất  là nếu implant lung lay chỉ do chụp sứ phía trên lỏng vít hay bong chất gắn thì giải quyết cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần đến nhà sỹ, siết lại tầm 5 phút là xong. Còn trường hợp răng implant bị lung lay do mất tích hợp xương bên dưới, nghĩa là xảy ra đào thải thì cách duy nhất lúc này là tháo implant ra – ghép xương và đợi lành hẳn thì cấy ghép lại từ đầu. 

Để biết nguyên nhân lung lay vì sao, ngoài quan sát trên lâm sàng còn cần chụp thêm x-quang nữa. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn sau khi bạn nắm rõ thành phần của mỗi chiếc implant.

Cấu trúc của một chiếc răng implant

Một răng implant cơ bản cấu tạo gồm 3 thành phần là Trụ implant vùi dưới xương- Khớp kết nối (Abutment) – mão răng sứ.

Trụ implant làm bằng chất liệu Titanium chống mòn và chống gỉ. Loại vật liệu này hoàn toàn lành tính, an toàn với cơ thể. Cấu trúc chân răng implant tương tự hình dáng của một chân răng thật, có hình trụ hoặc thuôn như đinh ốc với các vòng xoắn liên tục. Chúng được xử lý bằng công nghệ xử lý bề mặt, đảm bảo khả năng các tế bào xương đến tích hợp nhanh nhất và chắc chắn nhất.

Vấn đề có thể xảy ra với trụ implant là viêm nhiễm mất tích hợp xương, vỡ mẻ cổ. Thông thường trụ implant là nền móng vì vậy vấn đề phát sinh ở đây cũng khó giải quyết nhất thậm chí không thể giải quyết, đây cũng chính là lý do bạn nên chọn loại trụ xịn 1 chút, các thành phần răng giả bên trên có thể thay đổi, duy trụ implant đã cấy vào xương hàm thì sẽ theo bạn mãi mãi. 

Abutment: Đây là phần trung gian kết nối giữa chân implant và răng sứ bên trên. Abutment chỉ được gắn cố định chắc chắn vào chân implant khi có sự tích hợp giữa xương hàm và bề mặt ngoài implant. Có thể ví Abutment như một cùi răng với tác dụng nâng đỡ chụp sứ phía trên.

Vấn đề có thể xảy ra với abutment là lỏng vít siết abutment vào chân implant bên dưới. Khi đó bạn cũng sẽ thấy răng sứ của mình tự nhiên lung lay. 

– Răng sứ: Đây là phần đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn. Răng sứ chế tác dưới 2 dạng là sứ kim loại và răng toàn sứ. Thân răng sứ gắn vào abutment thuộc giai đoạn cuối cùng của quá trình cấy ghép implant. 

Vấn đề có thể xảy ra với răng sứ là sự bong chất gắn, do răng sứ có thể gắn vào abutment bằng keo. 

Nguyên nhân khiến răng implant bị lỏng và cách khắc phục

 Tình trạng lỏng, rơi răng Implant là điều mà không một ai mong muốn gặp phải. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Thứ nhất, do vít kết nối giữa abutment, răng sứ và trụ implant bị lỏng

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, do đặc tính cấu trúc các thành phần implant cố định với nhau bằng ốc vít. Cho dù chế tạo bằng titan có độ cứng cao nhưng sau một thời gian chịu lực kim loại sẽ có sự giãn nở nhất định, sự mỏi của kim loại làm cho thành phần kết nối lỏng ra. Để đảm bảo liên kết chắc chắn giữa răng sứ và chân implant, thông thường bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám sau 6 tháng, 1 năm 1 lần nhằm siết lại răng implant giúp bệnh nhân ăn nhai ổn định. 

Nếu các bạn chẳng may ăn nhai thấy răng implant bị lỏng trước lịch hẹn thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý tránh ăn nhai vào răng đó sẽ gây đau, đọng thức ăn, nghiêm trọng hơn là gãy, trờn vít.

Tỉ lệ lỏng vít kết nối khác nhau từng hãng implant, nếu bạn lựa chọn hãng implant uy tín, sở hữu công nghệ xử lý bề mặt tốt, độ bền cao hơn, vật liệu chống biến dạng, chống mỏi tốt thì sẽ ít nguy cơ lỏng vít hơn. Đương nhiên chi phí sẽ cao hơn so với các hãng implant giá rẻ, ít tên tuổi.

Một lựa chọn nha sĩ khuyến cáo chống lỏng vít implant là chọn dòng implant cao cấp với kết nối hàn lạnh Cone Morse, đây là lựa chọn rất tuyệt vời với bệnh nhân ở xa ví dụ ở nước ngoài và về Việt Nam làm răng. 

Thứ hai, do kỹ thuật lắp răng của bác sĩ 

Lắp răng implant khác hoàn toàn với cách gắn một chiếc chụp răng sứ vào chân răng thật. Cấu trúc răng implant thiết kế để gắn kết với nhau thành một thể chính xác. Quy trình gắn phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, tay nghề.

cau-tao-cua-rang-implant-2 (1)

Bác sĩ phải kiểm tra độ khít sát các thành phần trước khi gắn đảm bảo độ chính xác, không có khe hở, không để sót chất gắn dư vì đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến lắng đọng thức ăn, vi khuẩn, gây viêm nhiễm quanh implant sau này.

 Tiếp theo, bơm rửa thật sạch trong lòng chân răng bằng dung dịch sát khuẩn, nếu như còn sót dịch, thức ăn đọng bên trong có thể là nguyên nhân khiến răng bị kẹt, không lắp kín khít hoặc vô tình để sót vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm về sau. 

Cuối cùng khối răng – abutment được lắp vào chân răng, siết với lực khoảng 30 – 35N. Nếu không vặn đủ chặt, qua quá trình ăn nhai sẽ gặp hiện tượng lỏng, rơi răng. Nói chung, do cấu trúc răng implant nhiều thành phần phức tạp, quá trình gắn gồm nhiều bước nên sẽ có nhiều nguy cơ bị lỏng hơn các răng sứ thông thường.

Thứ ba, do tình trạng khớp cắn và lực nhai

Thông thường, sau khi lắp răng xong bác sĩ sẽ mài chỉnh khớp cắn bằng giấy cắn màu đỏ để bệnh nhân không bị vướng cộm, ăn nhai bình thường. Nguyên tắc mài chỉnh khớp cắn đối với răng implant là chạm khớp với răng đối diện nhẹ hơn răng thật vì implant không có hệ thống dây chằng nha chu nên không có độ nhún như răng thật. Nếu như khớp cắn điều chỉnh không phù hợp, cao quá sẽ khiến răng implant chịu lực nhai quá mạnh, lâu dần các mối nối bị lỏng, biến dạng, nghiêm trọng hơn có thể gãy vít kết nối. Do vậy, nếu bệnh nhân thấy kênh cộm sau lắp răng cần liên hệ bác sĩ ngay để điều chỉnh lại, tránh nguy cơ hỏng hóc về sau.

Lực nhai mạnh, thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng như xương, dùng răng mở nắp chai… ở vị trí implant cũng có thể dẫn tới các nguy cơ, cần phải lưu ý khi sử dụng các răng implant, ăn nhai giữ gìn để có hàm răng chắc khỏe, bền lâu.

Tuy nhiên nếu xảy ra lỏng hay gãy vít kết nối do quá tải khớp cắn bạn cũng đừng lo lắng, nha sĩ chỉ cần siết lại vít với lực tiêu chuẩn khoảng 35 – 50N là được, tình huống gãy vít nha sĩ tiến hành lấy vít gãy, bước này có thể hơi mất thời gian so với xử lý thông thường, sau đó thay vít mới và lại vặn vào cho bạn ăn nhai bình thường. 

Thứ tư, do gãy – nứt vỡ chân răng implant

Tình trạng này xảy ra do chọn kích thước trụ Implant quá nhỏ so với xương hàm, hay viêm nhiễm tiêu xương nhiều ở vùng cổ implant trong khi lực nhai tác động tới implant lớn sẽ khiến implant bị gãy. Gãy cổ implant cũng hay gặp trên bệnh nhân có tật nghiến răng ban đêm.

Chân răng implant bị gãy, nứt

Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định tháo implant trồng lại chiếc răng khác hoặc thay thế bằng cầu răng nếu không tháo ra được.

Một trường hợp khác ít gặp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra đó là mất tích hợp implant với xương hàm khiến răng implant lung lay, tuột ra.

Chúng ta đều biết implant là thành phần cấy ghép bên ngoài đưa vào cơ thể, cũng giống như bất kỳ mô ghép nào khác, nó đều có tỉ lệ thất bại, bị cơ thể đào thải. Trong trường hợp này, chiếc implant sẽ được tháo bỏ, chờ cho vị trí cấy xương lành thương sau đó tiến hành cấy một implant mới.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến một chiếc răng implant trên miệng. Tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có những phương án xử lý, điều trị khác nhau. Tuy nhiên, cấy ghép implant vẫn là một kĩ thuật khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt và đào tạo bài bản cho nên việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn là hết sức cần thiết. Thực tế hầu hết các trường hợp lung lay implant đều do lỏng vít hoặc bong gắn và việc xử lý chỉ đơn giản là siết lại cho chặt. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khong-dau-an-toan-bao-hanh-20-nam/ 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục