Cầu răng liệu có phải là lựa chọn hoàn hảo để thay thế răng mất?

Khi mất một hoặc nhiều răng thì đều gặp phải sự khó chịu, không thoải mái khi ăn nhai, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có như các bệnh lý về da liễu, đường ruột…. Mất răng cũng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó khăn khi phát âm dẫn tới mất tự tin khi giao tiếp. Việc khôi phục răng mất là cần thiết, tuy nhiên nhiều người hiện nay còn băn khoăn giữa việc trồng răng bằng phương pháp bắc cầu hay cấy ghép implant thì phương pháp nào tốt hơn? 

Thông tin về 2 phương pháp phục hình răng mất: Trồng răng implant và cầu răng sứ

Tìm hiểu về phương pháp cấy ghép Implant

Đây là phương pháp trồng răng hiện đại nhất được thay thế cho hầu hết các trường hợp mất răng. Một hay một vài trụ có hình dáng giống chiếc đinh ốc làm bằng titan được đặt vào trong xương hàm vị trí răng đã mất, sau đó dùng mão răng hoặc cầu răng chụp lên phía trên để thay thế một hoặc nhiều răng.

Phương pháp cấy ghép implant phục hình răng mất

Trồng răng implant là giải pháp tối ưu cho những người mất răng bởi nhiều ưu điểm vượt trội của nó. Các y văn đã đưa ra con số tỷ lệ thành công lên tới 95%, thời gian tồn tại khoảng hơn 20 năm. Cảm giác ăn nhai do răng Implant đem lại tự nhiên và thoải mái gần giống răng thật. Phương pháp này không phải mài răng kế cận chỗ mất răng, vì thế nó không gây hại gì đến các răng khác, đây cũng là cách trồng răng duy nhất ngăn ngừa được sự tiêu xương hàm sau này.

Những ưu điểm kể trên cho thấy cấy ghép Implant xứng đáng là lựa chọn hàng đầu để thay thế cho tình trạng mất răng. Tuy nhiên không có một phương pháp nào hoàn hảo cả, đây là một điều trị phẫu thuật xâm lấn để đặt implant vào xương hàm, thời gian kéo dài khoảng 3 – 6 tháng và có thể phải đi lại nhiều lần hơn so với các phương pháp khác. Vì thế, những người cao tuổi có sức khỏe toàn thân yếu, hay người có bệnh lý liên quan đến máu, gan, thận… thì không thể thực hiện các phẫu thuật này. Cũng như kinh phí chi trả cho cấy ghép Implant khá cao nên đây cũng là một nhược điểm lớn. Và lúc này, cầu răng chính là một lựa chọn không thể nào tốt hơn.

Phương pháp làm cầu răng thay thế răng mất

Với cầu răng, chỉ sau 3 ngày bạn đã có một chiếc răng mới để ăn nhai ngon miệng, vừa đảm bảo thẩm mỹ và chức năng lâu dài, thì liệu bạn có sẵn sàng lựa chọn phương pháp này không? 

Cầu răng là phương pháp phục hồi răng mất bằng cách bắc cầu 2 bên giữa các răng bị mất, mỗi bên của cầu răng được gắn lên những chiếc răng khỏe mạnh gọi là răng trụ, và phần răng giả nằm ở giữa thay thế răng mất gọi là nhịp cầu.  

Về ưu điểm thì độ thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của cầu răng gần giống như răng thật. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để thích nghi với phương pháp này. Thời gian hoàn thiện khá nhanh, trong vòng khoảng 3 ngày bạn đã có răng để ăn nhai. 

So với cấy ghép implant thì chi phi thấp hơn và bạn không cần trải qua một case phẫu thuật nào cả. Về tuổi thọ thì bạn cầu răng có thể song hành cùng bạn khoảng 7-10 năm, và sẽ lâu hơn nếu được chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định được phương án này. Đặc trưng là phải mài răng 2 bên để làm răng trụ nên chỉ áp dụng khi khoảng mất răng không quá dài, và yêu cầu các răng trụ phải khoẻ, đủ để nâng đỡ cho cầu răng sau này. Như vậy sẽ chỉ định cho các trường hợp có đủ điều kiện sau:

– Khi bạn mất từ 1-3 răng liền kề hoặc mất 1-2 răng xen kẽ nhau.

– Các răng trụ bên cạnh còn chắc khoẻ, không mắc các bệnh lý viêm nhiễm hay nha chu. 

Làm cầu răng cho trường hợp mất 2 răng liền kề

 Cách thiết kế cầu răng để có thể ăn nhai tốt và tuổi thọ lâu dài
Giữa phần nhịp cầu răng giả và bề mặt sống hàm phía dưới luôn có một khoảng cách dù lớn hay nhỏ. Nếu khoảng trống này không được thiết kế tốt, sẽ là nơi mắc kẹt thức ăn. Tại nha khoa Thùy Anh, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật thiết kế cầu răng như sau: 

Lựa chọn vật liệu phù hợp: Không phải chọn vật liệu đắt tiền là tốt, đối với vị trí mất răng là răng hàm thì nên lựa chọn vật liệu sứ kim loại vì nó có khả năng đàn hồi và chịu lực nhai tốt hơn. Đối với răng cửa thì nên chọn vật liệu toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và không đổi màu theo thời gian.

Hình ảnh răng sứ kim loại và toàn sứ

Lựa chọn nhịp cầu đúng: Kiểu nhịp cầu thường lựa chọn cho thiết kế cầu răng là nhịp cầu hình trứng, hay hình oval như hình dưới. Nó có hình dạng giống như giải phẫu sinh lý của cổ răng thật nên thức ăn khó đọng lại.

Lựa chọn răng trụ: Ví dụ mất 1 răng thì chỉ cần mài 2 răng trụ hai bên, nhưng nếu mất 3 răng liền kề, đặc biệt là vị trí răng hàm lớn thì cần tăng số lượng răng trụ lên. Hình thể của răng trụ sau khi mài càng song song càng tốt.

Bên cạnh một thiết kế cầu răng đúng chuẩn, thì cách vệ sinh răng miệng tốt sẽ góp phần tăng tuổi thọ cho cầu răng. Nếu bạn không đi thăm khám định kỳ, đồng thời có các thói quen xấu như thường xuyên ăn đồ dai cứng, dùng nhiều đồ uống có tính acid, uống rượu, hút thuốc lá cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.  

Quy trình làm cầu răng sứ

Về cơ bản thì quy trình làm cầu răng thường diễn ra trong khoảng 2-3 buổi:

– Ở buổi đầu tiên, nếu răng bạn đủ tiêu chuẩn làm cầu răng thì bác sĩ sẽ gây tê, mài tạo hình các răng trụ, và lấy dấu. Sau đó dấu răng sẽ được gửi đến labo để chế tác ra cầu răng sứ cho từng cá nhân. Trong thời gian đợi chờ răng sứ, bạn sẽ được đeo răng tạm để bảo vệ răng thật nhằm tránh các tác nhân bên ngoài.

– Buổi 2 bác sĩ thử sườn của cầu răng để kiểm tra độ khít sát của răng trụ và viền lợi. Buổi này thường có thể diễn ra đối với các cầu răng có thiết kế phức tạp.

– Buổi 3 là gắn cố định cầu răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn và lên lịch hẹn tái khám cho bạn.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background