Khớp cắn chéo là gì? Phân biệt các dạng khớp cắn chéo
Một trong những dạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt nhất là tình trạng khớp cắn chéo. Vậy khớp cắn chéo là tình trạng như thế nào? Phân biệt các dạng khớp cắn chéo và thời điểm thích hợp để điều trị khớp cắn chéo trong bài viết dưới đây.
Khớp cắn chéo là như thế nào?
Khớp cắn chéo là tình trạng sai lệch hàm răng, khi mà các răng ở trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau, phát vỡ sự đối xứng của 2 hàm răng trên và dưới, đồng thời gây ra sự thiếu cân đối của răng trên toàn bộ cung hàm.
Tuy 2 hàm không cân đối nhưng khớp cắn chéo ít có biểu hiện ra bên ngoài. Người đối diện khi nhìn vào sẽ khó phát hiện bạn bị khớp cắn chéo không. Nhưng khi cười thì nụ cười của bạn lại kém tự nhiên và mất thẩm mỹ.
Các dạng răng khớp cắn chéo thường gặp
1. Răng cắn chéo phía trước (Cắn ngược)
Dễ dàng nhận diện khi mà cắn ngược được đặc trưng bởi một hoặc nhiều răng trước hàm trên cắn khớp với mặt trong của răng cửa hàm dưới. Từ các bạn nhỏ đang tuổi phát triển tới người trưởng thành đều có tình trạng cắn ngược răng tương đối phổ biến.
Nguyên nhân của cắn chéo phía trước:
– Ảnh hưởng từ di truyền
– Thói quen cắn trượt hàm dưới ra trước, đẩy lùi hàm trên ra sau
– Chiều dài cung hàm không đủ, răng khấp khểnh
– Sai hình xương
Các dạng cắn chéo phía trước:
+ Thứ 1: Cắn chéo phía trước do răng
Khớp cắn chéo do răng thông thường là hệ quả của trục răng nghiêng lệch, khấp khểnh dẫn đến sự đan chéo của một hay một vài răng trước, trong khi nền xương 2 hàm không có chênh lệch bất thường. Với kiểu cắn chéo này, niềng răng thông thường có thể giải khớp cắn tương đối dễ dàng. Cách làm là sắp đều răng bằng hệ thống mắc cài, dây cung, có thể hỗ trợ thêm bởi lò xo mở khoảng hoặc nhổ răng để có thêm khoảng trống, mở khớp phía sau để giải cắn chéo phía trước như chúng tôi minh họa trên hình.
+ Thứ 2: Cắn chéo phía trước do xương
Những bạn cắn chéo có kiểu mặt lõm (mặt lưỡi cày) môi trên lui sau, môi dưới nhô ra trước, khi phân tích phim sọ nghiêng thấy có sự bất thường như xương hàm trên thiểu sản hoặc xương hàm dưới quá phát thì tình trạng cắn chéo đó có nguyên nhân do xương. Một trường hợp cắn chéo do xương khác là khi độ rộng xương hàm trên quá hẹp so với xương hàm dưới.
Đứng trước các ca cắn chéo có yếu tố do xương, phương án điều trị trở nên phức tạp và có nhiều lựa chọn hơn. Đôi khi thể nhẹ bác sĩ có thể điều trị ngụy trang bằng niềng răng bù trừ, đưa các răng về khớp cắn đúng. Nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy. Khi chênh lệch xương lớn nằm ngoài giới hạn niềng răng thì kéo răng thôi là không đủ để hết cắn chéo, bác sĩ cần sử dụng những biện pháp xâm lấn hơn như nong rộng cung răng, nong rộng xương hàm bằng MSE, phẫu thuật xương hàm.
2. Răng cắn chéo phía sau
Cắn chéo phía sau là rối loạn khớp cắn theo chiều ngang, chỉ sự lồng múi bất thường của các răng hàm lớn, răng hàm nhỏ nằm phía sau mỗi cung hàm. Nếu như cắn chéo phía trước dễ dàng nhìn thấy thì cắn chéo phía sau lại được chú ý khi bạn có những biểu hiện như lệch mặt, lệch cằm, hàm dưới trượt sang bên khi vận động, cũng có thể là khó ăn nhai, cắn má… hay thậm chí phải khi gặp bác sĩ kiểm tra bạn mới biết mình có cắn chéo răng sau.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nguyen-nhan-khien-guong-mat-tro-nen-mat-can-doi-thieu-tham-my/
Cũng tương tự như cắn ngược thì nguyên nhân dẫn đến cắn chéo phía sau có thể do di truyền thiểu sản xương hàm trên, quá sản xương hàm dưới, do thói quen hay do chấn thương trong thời kì răng sữa ảnh hưởng tới giai đoạn mọc răng vĩnh viễn…
Các dạng của cắn chéo phía sau
– Cắn chéo chức năng
– Cắn chéo do xương ổ răng
– Cắn chéo do xương
– Khớp cắn cắt kéo
Vậy thời điểm chỉnh khớp cắn chéo lý tưởng là khi nào?
Hãy đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ sớm để bác sĩ có thể phát hiện tình trạng cắn chéo nếu có hay bất kì vấn đề răng miệng nào khác. Bởi cắn chéo được phát hiện càng sớm càng có thể điều trị xâm lấn tối thiểu, tránh những biến chứng kéo theo do cắn chéo lâu năm gây ra.
Chẳng hạn như cắn chéo ở độ tuổi 6 – 12 đặc biệt 6 – 7 tuổi, khi các bạn nhỏ bắt đầu thay răng. Nếu có cắn chéo phía trước do xương bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị hỗ trợ tháo lắp vào răng là hàm Facemask: Không xâm lấn, không phẫu thuật để kích thích sự phát triển xương hàm trên do xương còn dễ uốn nắn. Nếu chỉ có cắn chéo do răng nâng khớp và gắn một vài mắc cài cũng có thể giải cắn chéo tại vùng răng trước.
Khi phát hiện có hẹp xương hàm trên ở độ tuổi dậy thì 12 – 13, bác sĩ có thể dùng hàm nong nhanh có tác dụng lực lớn giúp tách đường khớp hàm trên nhằm tăng kích thước theo chiều ngang sửa chữa cắn chéo xương, đồng thời tăng chiều dài cung hàm. Ở tuổi vị thành niên nếu quá trình tăng trưởng xương đã dừng lại, khi đó hàm nong nhanh đơn giản không còn khả thi với một số trường hợp, bác sĩ có thể cần dùng tới hàm nong xương MSE có gắn cố định vào nền xương hàm như hình bên trên đã trình bày để hỗ trợ nong tách đường khớp.
>>> Xem thêm: Chi phí niềng răng khớp cắn chéo
Còn đối với các ca có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ khuyến cáo nên đợi tới tuổi trưởng thành 18 trở đi để cấu trúc xương hàm dừng phát triển và ổn định cũng như sức khỏe toàn thân cho phép thực hiện cuộc phẫu thuật lớn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng răng khớp cắn chéo. Qua đó nếu như bạn có phát hiện thấy tình trạng răng lệch lạc cắn chéo hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn điều trị kịp thời.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh