Bệnh viêm khớp thái dương hàm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau nhức hàm, khó mở miệng… gây ảnh hưởng tới khả năng ăn uống từ đó khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm bạn cần hết thức thận trọng bởi có thể bạn đã bị bệnh viêm khớp thái dương hàm. Vậy bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị như thế nào? 

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp gồm diện khớp của xương thái dương và xương hàm dưới cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương là giúp cho hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,…

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh khớp Thái Dương Hàm

Các nhóm nguy cơ có thể gây bệnh khớp Thái Dương Hàm (TMD) bao gồm:

– Yếu tố khớp cắn 

– Stress

– Chấn thương 

– Nghiến răng và các thói quen cận chức năng như cắn bút, cắn móng tay…

– Các nguồn đau sâu liên quan đến thần kinh trung ương như đau ung thư, hạch…

Triệu chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm

Hình ảnh mô tả triệu chứng TMD, bạn sẽ thấy nó biểu hiện tại rất nhiều cấu trúc cơ quan, ví dụ như ở hàm răng, ở mắt, đau đầu, cổ, thậm chí vấn đề nuốt, ù tai…

Bệnh lý khớp thái dương hàm biểu hiện lên những rối loạn về tư thế, rối loạn chức năng và rối loạn cấu trúc: 

1. Về mặt tư thế

Dáng đứng bệnh nhân có thể không thẳng, bị vẹo cột sống, đầu nghiêng sang một bên ở cả trong tư thế nghỉ ngơi thư giãn nhất. Khi cười nhìn thấy gương mặt căng thẳng và nụ cười không cân đối khóe mép bên cao bên thấp. 

Dấu hiệu rối loạn tư thể nguyên nhân là do sự thay đổi tư thế hàm dưới dẫn đến thay đổi tư thế đầu, tư thế đầu sẽ làm thay đổi toàn bộ kết cấu cột sống. 

Với những người có khớp cắn ngược thì đầu hơi hếch lên trên, những người có vấn đề đường thở hẹp hàm đầu lại hơi hướng ra trước. Đây là những biểu hiện điển hình của rối loạn tư thế trong bệnh lý Thái Dương Hàm. 

Các biểu hiện tiếp theo có thể ghi nhận tại răng, hệ thống cơ và tại khớp:

– Các biểu hiện hay gặp ở răng bao gồm: Mòn cổ răng, răng cửa bị xoay – dịch chuyển theo thời gian, mòn mặt nhai, ê buốt cả hàm, đặc biệt tình trạng nứt vỡ răng. 

Trường hợp mòn phẳng răng cửa, các răng hàm mòn múi tiến triển nếu chỉ muốn phục hồi răng cửa sẽ cực kỳ khó khăn. Khi đó giải pháp tốt nhất là phục hồi toàn bộ mới đảm bảo chức năng – thẩm mỹ lâu dài. 

– Biểu hiện vùng cơ: Đau cơ góc hàm, đau cơ vùng thái dương hay đau vai gáy, co khít hàm… 

2. Biểu hiện ở khớp  

Dễ nhận thấy nhất là há miệng có tiếng kêu hoặc tiếng sột soạt. Bệnh nhân cũng có thể đau vùng mang tai, ù tai, há miệng hạn chế, thậm chí không thể há miệng. 

Bệnh khớp thái dương hàm chỉ biểu hiện khi đáp ứng thích nghi không thể bù đắp nổi sự tàn phá do yếu tố nguy cơ tạo ra. Một sự tranh cãi trong nha khoa xuất hiện là có nên điều trị dự phòng bệnh lý Thái Dương Hàm hay không? 

Điều trị dự phòng nghĩa là phát hiện ra triệu chứng phải điều trị ngay theo hướng bị TDH. Ví dụ phát hiện rối loạn tư thế sẽ mài chỉnh khớp cắn, làm máng nhai điều chỉnh lại hệ thống đầu mặt. Phát hiện thấy mòn cổ răng là hàn trám sau đó tái tạo lại hướng dẫn răng nanh và có thể chế tác máng nhai nếu miếng trám không ổn định. 

Hiện nay quan điểm nha khoa hiện đại là không điều trị dự phòng do các biểu hiện triệu chứng nhẹ TMD gặp quá nhiều, Nếu bệnh nhân khỏe mạnh, có cuộc sống tâm lý, tinh thần tốt thì vẫn có thể chung sống hòa bình với viêm khớp TMD. 

Các rối loạn tư thế, hay biểu hiện nhẹ như có tiếng kêu mà không đau, một vài cản trở cắn chúng tôi sẽ không can thiệp mà để theo dõi thêm, đồng thời chỉ cho bệnh nhân một vài bài tập và liệu pháp hành vi kìm hãm bệnh.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-co-nguy-hiem-khong-nha-khoa-thuy-anh/

Bị khớp thái dương hàm điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị ghi nhận trong y văn bao gồm: Thay đổi khớp cắn, dùng máng nhai, vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi, áp hồng ngoại, siêu âm khớp, phẫu thuật khớp. 

Phân chia đơn giản triết lý điều trị có thể là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Hiện nay triết lý điều trị bảo tồn được ưa chuộng hơn do nó không gây tổn hại cấu trúc, điều trị đơn giản mà vẫn theo dõi được đáp ứng điều trị để có phương án leo thang từ từ. 

Tại Nha Khoa Thùy Anh, chúng tôi chỉ áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn và can thiệp xâm lấn cũng chỉ giới hạn ở việc thay đổi khớp cắn. 

1. Điều trị bảo tồn

Đầu tiên bệnh nhân sẽ trải qua thăm khám, xác định các vùng tổn thương chuẩn xác. Tùy vào thể bệnh mà hướng dẫn bài tập vận động hàm. Đó giống như những bài tập thể dục cơ chức năng giúp cơ vận động đều đặn hơn, điều hòa hơn 

Các cản trở cắn cũng được điều chỉnh, tuy nhiên sẽ không điều chỉnh xâm lấn mà chỉ tạo các tiếp xúc đều tại tương quan tâm khi có điểm chạm đều cả 2 vùng bên trái và bên phải mỗi vùng chạm ít nhất 2 cặp răng trên dưới là được. Cản trở bên làm việc, bên thăng bằng cũng bị loại bỏ. Mài chỉnh khớp cắn tiến hành trong 3 lần hẹn, mỗi lần hẹn cách nhau 2 tuần. 

Sau khi hoàn tất điều chỉnh khớp cắn bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân mang máng nhai ban đêm, nếu có đau cấp tính thì sẽ đeo cả ngày rồi rút dần thời gian lại. 

2. Điều trị xâm lấn can thiệp lên răng

Các biện pháp thay đổi khớp cắn cũng có thể nghĩ đến như tái tạo hướng dẫn răng nanh, làm phục hình răng sứ, chỉnh nha giúp đều đặn lại cung hàm cũng như vận động khớp trơn tru hơn. 

Trường hợp bệnh nhân cắn sâu liên hệ mật thiết với TMD, vì vậy sau khi triệu chứng ổn định tương đối, một liệu pháp niềng răng giải cắn sâu, giải nén lồi cầu sẽ rất hiệu quả. 

Một số can thiệp chỉnh nha khác như trường hợp cắn hở do tiêu lồi cầu. Nha sĩ sẽ theo dõi khi tình trạng tiêu ngừng tiến triển sẽ xoay mặt phẳng cắn khớp loại bỏ cắn hở đồng thời giảm lực nén tạo điều kiện cho một sự tái cấu trúc lồi cầu tốt hơn.

>>> Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm ăn gì, kiêng gì? 

Điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh

+ Chụp phim conebeam CT khảo sát khu vực lồi cầu, khe khớp trước, khe khớp sau, khe khớp trên, khe khớp dưới từ đó xác định được sự di lệch đĩa khớp cũng như điều chỉnh lồi cầu giảm nén vùng mô sau đĩa. 

+ Sử dụng giá khớp full adjustment mô phỏng chính xác chuyển động nhai, chúng tôi sẽ điều chỉnh khớp cắn giả định trên giá khớp sau đó mới thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân nhằm đảm bảo kết quả tiên lượng tốt nhất. 

+ Sử dụng sensor phát hiện điểm cản trở khớp cắn T-scans, và phương pháp xác định bằng máy tính, điện tử đảm bảo độ chính xác 100%, hoàn toàn ưu thế so với giấy cắn cơ năng truyền thống. 

+ Bác sĩ trực tiếp điều trị tốt nghiệp các khóa học chuyên sâu về khớp cắn, khớp Thái Dương Hàm, đau đầu mặt trong nước và quốc tế. 

+ Cam kết bệnh nhân khỏi bệnh 100% và bảo hành dài hạn. Hệ thống chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp bạn sẽ luôn giữ kết nối với bác sỹ để feedback cũng như xử lý kịp thời khi có bất cứ vấn đề gì thắc mắc. 

Trên đây là thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm. Khi bị khớp thái dương hàm, bạn cần tìm tới cơ sở nha khoa uy tín để có giải pháp điều trị sớm nhất, tránh để tình trạng này gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

19 thoughts on “Bệnh viêm khớp thái dương hàm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào Phi Hùng, sẽ có rất nhiều nguyên nhân khiến em mắc phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm (TMD). Để có thể cải thiện bệnh lý này, bác sĩ tại Nha Khoa Thuỳ Anh sẽ thực hiện điều trị bảo tồn cho em bằng máng nhai em nhé. Em sẽ cần đeo máng nhai theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ có thể điều trị khớp cắn giúp em. Bên cạnh đó thì sẽ kết hợp với việc sử dụng công nghệ Tscan, máy Tens để hỗ trợ quá trình điều trị cho em. Em có thể nhắn tin qua fanpage Nha Khoa Thuỳ Anh: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 để phòng khám có thể tư vấn cho cụ thể cho em hơn nữa nhé.

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào Ngọc Ánh, với những biểu hiện như bạn mô tả thì có thể bạn đang bị bệnh lý khớp thái dương hàm. Khớp kết nối hai hàm của bạn có thể đang bị chệch khiến bạn không thể há miệng lớn như bình thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về khớp thái dương hàm để bác sĩ có thể nắn lại khớp cho bạn. Với trường hợp này thì bạn nên qua gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nhé, vì để lâu có thể để lại biến chứng cho khớp. Để cụ thể hơn thì em có thể nhắn tin qua fanpage Nha Khoa Thuỳ Anh: https://www.facebook.com/thuyanhclinic/ hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 phòng khám sẽ tư vấn chi tiết cho em hơn nhé

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào bạn, biểu hiện há mở miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác hơn thì bạn nên đi thăm khám, chụp phim xq ạ. Nếu như há mở miệng có tiếng kêu không kèm theo hiện tượng đau nhức thì có thể chưa cần thiết điều trị ngay, tuy nhiên nếu như có kèm theo đau nhức thì mình sẽ cần điều trị bạn ạ

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Nhung với vấn đề khớp thái dương hàm gây đau nhức như vậy thì bạn nên đến gặp bác sĩ khớp thái dương hàm sớm, bác sĩ có thể nắn chỉnh lại khớp về đúng vị trí cho bạn, và có thể sử dụng phương pháp khác như máng nhai, hoặc vật lý trị liệu…
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

  1. H. Nhu says:

    Dạ bs cho con hòi ạ . Con bị tìn trạng cương hàm mỗi khi nhai hoặc ngáp hoặc há to sẽ bị đâu và phát ra tiềng khực khực. Sau thời gian dài thì nó ko con kêu như vậy nữa nhưng mà con không há to miệng được sinh hoạt ăn uống rất khó khăn vif bị đau khi há to hết cỡ ạ chỉ bi bị đau khi ăn đồ ăn lớn con nhai thì bth không cảm giác đau ạ cho con hiir điều trị có khó không ạ cần tốn bao nhiêu thời gian ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, theo như mô tả thì có thể là bạn đang gặp tình trạng về bệnh lý khớp thái dương hàm. Tại phòng khám thì sẽ điều trị theo hướng bảo tồn, bác sĩ sẽ thiết kế cho bạn 1 chiếc máng để bạn có thể đeo, và hàng tháng bạn sẽ tới khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ tiến hành chỉnh máng nhai cho bạn. Thời gian điều trị thì sẽ tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của khớp ạ.
      Để được tư vấn kĩ hơn về phương pháp bạn có thể nhắn tin qua fanpage Nha Khoa Thuỳ Anh: https://www.facebook.com/292489854291644/inbox hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 nhé

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, chi phí điều trị khớp thái dương hàm tại phòng khám có chi phí là 15 triệu được giảm còn 10 triệu ạ. Ngoài việc sử dụng máng nhai để nắn chỉnh khớp cắn, bác sĩ còn kết hợp một số phức hợp điều trị nâng cao như: sử dụng máy tens để giúp thư giãn cơ, căn chỉnh khớp cắn với công nghệ Tscan… Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline nhé: 0869800308 – 0965800318

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Qua mô tả thì có thể bạn đang gặp bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Mình có thể điều trị khỏi được bạn nhé, tuỳ vào mức độ của bệnh mà thời gian điều trị sẽ là khác nhau ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  2. Lê Văn says:

    Thời gian đeo máng nhai thông thường là bao lâu? Khi có việc như họp hành phải nói nhiều thì có tạm thời bỏ ra được không? Đeo máng có nói được bình thường không? Cảm ơn ad?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, thời gian đeo máng nhai thì sẽ tuỳ vào mức viêm khớp thái dương hàm của bạn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Có người chỉ cần đeo máng vào ban đêm khi đi ngủ, nhưng cũng có trường hợp cần đeo 24/24 bạn ạ. Trong những dịp bắt buộc như họp hành, phải nói nhiều thì mình có thể tháo ra tạm thời, sau đó đeo lại ạ
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

  3. Đặng Tuấn Vũ says:

    E bị đau bên thái dương trái há miệng ra là đau khó khăn trong ăn uống có lúc nhức vào trong răng.nhưng há miệng không nghe tiếng lục cục của khớp.cho em hỏi là bệnh gì ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há mở miệng bị đau là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cần thăm khám trực tiếp và đánh giá thêm trên phim hình ảnh phim XQ nữa mới có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng của mình. Em nên đi thăm khám để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của mình cụ thể hơn nhé.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background