Trẻ mọc răng hàm mẹ cần lưu ý những vấn đề gì? Nha khoa Thùy Anh
Mọc răng hàm là vấn đề mà mọi đứa trẻ đều phải trải qua. Trong quá trình này bé có thể bị sốt nên quấy khóc khiến mẹ lo lắng. Bởi vậy trong bài viết viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ những cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm, thông tin hữu ích này mẹ cần nắm rõ nhé.
Răng hàm là gì? Khi nào trẻ mọc răng hàm?
Răng hàm là chiếc răng có tác dụng giúp nghiền nát thức ăn tốt nhất trước khi thức ăn xuống bộ máy tiêu hóa và được cơ thể hấp thu dinh dưỡng. Bởi vậy, răng hàm là nhóm răng quan trọng nhất của cả hàm răng.
Thời điểm mọc răng sẽ có sự khác biệt ở mỗi trẻ, tùy vào tình trạng sức khỏe và việc mẹ bổ sung canxi của mẹ trong quá trình mang thai. Thông thường thì từ 4 – 6 tháng trẻ sơ sinh sẽ nhú chiếc răng đầu tiên. Khi đến 12 tháng tuổi sẽ có 6 chiếc răng và tới khi bé 2 tuổi thì sẽ có đủ 20 chiếc răng chi đều cho 2 hàm trên và dưới.
Với răng hàm thì trẻ sẽ mọc răng hàm trên trước ở độ tuổi từ 13 – 19 tháng. Hoặc cũng có thể mọc hàm dưới trước khi bé 14 – 18 tháng tuổi. Chiếc răng hàm thứ 2 có thể sẽ nhú lên khi bé 25 – 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 – 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Những chiếc răng hàm này của bé là răng hàm sữa, chúng sẽ tồn tại đến khi bé 5 – 6 tuổi. Và khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thì đây chính là răng vĩnh viễn, đi theo trẻ suốt cuộc đời.
Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
Mọc răng hàm sẽ gây nên những khó chịu đáng kể nhưng vì con còn nhỏ nên đôi khi khó truyền đạt được nguyên nhân gây đau đớn cho mình. Bởi vậy, bố mẹ cần chú ý dấu hiệu trẻ mọc răng hàm gồm:
– Cáu gắt
– Lợi có màu đỏ
– Chảy nước dãi
– Trẻ nhai đồ vật hoặc quần áo
– Bé tỏ ra khó chịu khi bị chạm vào lợi
Khi bé mọc răng hàm, con sẽ không sốt quá cao hoặc khó chịu dạ dày. Tuy nhiên, một vài trường hợp trẻ sẽ bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh liên quan tới dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều trẻ trong độ tuổi tập đi lại không khó chịu và tỏ ra thoải mái khi mọc răng hàm, ngược lại nhiều bé rất mệt mỏi.
Ngoài ra, một số trẻ khi mọc răng hàm trẻ có thể bị đau đầu, dấu hiệu mọc răng hàm sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, trẻ mệt mỏi nhưng không có nhiều thứ giúp con phân tán sự chú ý khỏi cơn đau.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/
Cách chăm sóc, giảm đau khi trẻ mọc răng hàm
– Khi mọc răng, trẻ sẽ có thể bị sốt, đau nhức dẫn đến chán ăn, mẹ đừng quát hay ép con ăn nhé. Hãy chia nhỏ bữa ăn của con, mỗi bữa con có thể ăn từng ít một.
– Mẹ hãy hầm nhừ, băm nhuyễn thức ăn để còn dễ nuốt hơn. Cho con uống thêm các loại nước mát để giảm đau nướu răng, giúp trẻ dễ chịu hơn.
– Đo nhiệt độ, nếu trẻ sốt từ 38 – 38,5 độ, thì mẹ hãy dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Chườm khăn tại nách, bẹn, trán cho trẻ. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, ở trong phòng thoáng mát. Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ mẹ nên tham khảo tư vấn bác sĩ để cho con dùng thuốc hạ sốt phù hợp.
– Theo dõi tình trạng trẻ bị tiêu chảy hàng ngày. Nên nhờ tư vấn từ bác sĩ để sử dụng men tiêu hóa phù hợp nếu trẻ mọc răng hàm bị tiêu chảy.
– Vệ sinh răng miệng cho con bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và răng cho bé sau ăn từ 30-60 phút, tránh để bé bị nôn ọe khi mẹ đưa tay vào trong miệng trẻ.
– Giữ vệ sinh phòng trẻ, đặc biệt là các đồ vật vừa tầm với của trẻ cần được diệt khuẩn thường xuyên, do trẻ mọc răng hàm sẽ xu hướng nhai gặm mọi đồ vật.
– Chuẩn bị cho trẻ những đồ vật là từ chất liệu mềm, an toàn cho sức khỏe, hình dạng tròn để trẻ gặm nướu nhai khi mọc răng.
– Nếu trẻ có biểu hiện sốt quá cao, ngủ li bì, tiêu chảy, bỏ ăn kéo dài cần cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán xem bé thực sự có mọc răng hàm hay mắc bệnh.
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm chắc chắn mẹ và bé sẽ đều vất vả, mẹ hãy nắm rõ những thông tin hữu ích trên để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn nhé!
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh