Niềng răng bị chảy máu lợi phải làm sao? Nha khoa Thùy Anh

Để hành trình niềng răng của bạn diễn ra một cách dễ chịu nhất thì ngoài sự quyết tâm bạn cũng cần trang bị cho mình một vốn kiến thức nha khoa thật tốt để xử lý hoặc nhận biết những vấn đề mình đang mắc phải trong quá trình niềng răng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một biến chứng hay xảy ra trong quá trình niềng răng đó là “chảy máu lợi khi niềng răng “ nguyên nhân và cách xử trí…

Nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu khi niềng răng

Niềng răng là giải pháp mang tới một nụ cười đẹp cùng hàm răng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong suốt quá trình niềng răng không phải mọi chuyện đều diễn ra một cách dễ chịu và thoải mái. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như cảm giác vướng víu khó chịu khi đeo mắc cài, khó chịu khi ăn uống, đau nhức khi mỗi lần thay dây cung ,cắm vít cũng như trải qua đủ các cung bậc cảm xúc để đến được tới ngày tháo mắc cài với nụ cười mà bạn hằng mơ ước. 

Và chảy máu khi niềng răng là tình trạng bạn có thể gặp phải, nó thường xảy ra do các nguyên nhân sau: 

Nguyên nhân thứ 1: Do khí cụ chỉnh nha gây xước , chảy máu

Mô mềm trong miệng như môi, má, lưỡi rất dễ bị đau khi tiếp xúc với vật liệu cứng như mắc cài, dây cung. Đây là thách thức mà bạn sẽ phải trải qua trong suốt quá trình niềng răng, nhưng nó cũng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hoặc có thể xử lý được. Chúng ta hãy cùng quan sát một số hình ảnh sau đây để có thêm những kiến thức chuẩn bị cho chính bản thân mình.

Trường hợp đầu tiên dây cung thừa có thể đâm vào má gây đau

Được xử lý bằng cách bạn lấy một mẩu sáp ấn vào vùng dây cung thừa để giải quyết tạm thời trước khi đến nha sĩ để cắt bỏ nếu không có sáp bạn sử dụng bông gòn để tránh dây cung làm tổn thương thêm mô mềm.

Dây cung thừa đã được xử lý bằng sáp
Và được bác sĩ nha khoa cắt bỏ

Trường hợp tiếp theo sợi dây thép thừa đâm vào má 

Bạn có thể dùng đầu bút chì để đẩy sợi dây thép vào trong
Ngoài ra những vùng sắc nhọn khác nếu như gây đau nhức cũng có thể sử dụng bằng sáp nha khoa.

Kết hợp với dùng sáp nha khoa để xử lý vùng bị loét gây ra do dụng cụ bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, sát khuẩn nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng cũng như giảm đau nhức.

Nguyên nhân thứ 2: Viêm lợi gây chảy máu

Một số nguyên nhân chính gây viêm lợi khi niềng răng là :

– Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Khi đeo mắc cài, bộ niềng răng vướng víu khiến thức ăn dễ mắc vào và khó lấy ra bằng cách thông thường, vi khuẩn, mảng bám hình thành trên mắc cài lan xuống nướu lâu ngày hình thành viêm nướu.

Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn phải thay đổi gần như hoàn toàn thói quen cũng như cách thức vệ sinh răng miệng bằng cách chăm sóc răng miệng kĩ hơn, sử dụng kết hợp nhiều dụng cụ, biện pháp chăm sóc răng miệng khác nhau.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thoi-gian-deo-nieng-rang-mat-bao-lau/

Sử dụng bàn chải kẽ để vệ sinh răng miệng kĩ hơn
Bạn có thể sử dụng máy tăm nước cũng rất hữu ích cho việc làm sạch răng. Máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám, làm sạch vụn thức ăn ngay kẽ và cũng đừng quên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.

– Thiếu hụt dinh dưỡng

Trong quá trình niềng răng bạn ăn uống giảm sút, ngại ăn uống khi có mắc cài khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và canxi làm suy giảm sức khỏe răng miệng.

Chảy máu lợi cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một số vitamin . 

Ví dụ: Thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen, mà collagen là thành phần không thể thiếu trong các thành mạch máu do vậy nếu thiếu vitamin C thì thành mạch máu sẽ yếu và dễ chảy máu. 

Hoặc cơ thể bị thiếu vitamin K – một vitamin rất quan trọng trong quá trình hình thành cục máu đông, thiếu vitamin K cũng là một nguyên nhân gây chảy máu kéo dài.

Ngoài ra còn một số vitamin khác cũng cực kỳ quan trọng như vitamin B3, sắt tham gia ổn định thành mạch thiếu những chất này cũng gây chảy máu lợi.

Vì vậy nếu cơ thể thiếu hụt trầm trọng vitamin bác sĩ có thể kê bổ xung thêm vitamin kết hợp thêm với đơn thuốc điều trị viêm lợi. Đồng thời uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng, canxi và vitamin cho răng và nướu chắc khỏe chống lại sự phát triển của viêm nướu.

– Do mắc bệnh toàn thân

Những người mắc bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, rối loạn tiểu cầu hoặc xấu hơn có thể là bệnh ung thư máu cũng có biểu hiện triệu chứng lên nướu răng vì vậy nếu bạn đã vệ sinh rất sạch, lấy cao răng định kỳ và bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ mà tình trạng chảy máu chân răng vẫn không đỡ thì cần đến với bác sĩ để kiểm tra lại bệnh lý toàn thân .

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc chống đông làm máu loãng ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đột quỵ  hoặc các bệnh nhân nữ đang mang bầu cơ thể thay đổi hoocmon cũng dễ gây viêm nướu.

Như các bạn đã thấy chảy máu chân răng khi niềng răng có rất nhiều nguyên nhân một số có thể cải thiện được một cách dễ dàng còn một số lại là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn cần được thăm khám và đưa ra lời khuyên từ trực tiếp bác sĩ . Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn có thể hiểu biết về tình trạng này và cải thiện nó kịp thời giúp quá trình niềng răng của bạn thoải mái hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, mọi thông tin chi tiết về giải pháp niềng răng vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background