Sáp nha khoa là gì? Bí kíp sử dụng sáp nha khoa giảm đau khi niềng răng
Nếu bạn đang thực hiện điều trị niềng răng với mắc cài, bạn có thể thường xuyên gặp tình huống mắc cài, dây cung và các khí cụ lỉnh kỉnh trong miệng cọ xát gây xước môi má lưỡi. Các vết xước mô mềm có thể xuất hiện ngay trong ngày đầu, tuần đầu hoặc các đợt thay siết dây cung. Cách đơn giản – hiệu quả nhất để dự phòng và đối phó với tình trạng này là sử dụng 1 ít sáp nha khoa bịt đầu sắc nhọn lại. Sáp nha khoa sẽ giúp hình thành 1 barrier giữa mắc cài với mô mềm. Việc sử dụng sáp nha khoa khá dễ dàng, nha sĩ thường training trực tiếp cho bạn.
Sáp nha khoa là gì?
Sáp nha khoa là sản phẩm được sử dụng để giảm đau và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Thành phần gồm các thanh sáp, có độ dài khoảng 5cm và thành phần hoàn từ sáp ong (mật ong thiên nhiên). Bạn có thể an tâm nếu không may nuốt vào bụng, chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý tháo sáp nha khoa ra trước khi ăn uống, khi đi ngủ và khi cần vệ sinh răng miệng nhé!
Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa
Bước 1: Chuẩn bị sáp nha khoa
Ngay sau khi bạn gắn mắc cài, thường thì nha sĩ của bạn sẽ đưa cho bạn 1 ít sáp luôn, nếu nha sĩ đưa cho bạn quá ít hoặc bạn chẳng may làm mất thì bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc hoặc trên mạng, bạn có thể hỏi nha sĩ vài địa chỉ cụ thể để tiện mua dùng thêm nếu cần.
+ Thời điểm ngay sau gắn niềng răng, bạn chưa quen với việc có những dị vật sắc nhọn bằng kim loại trong miệng nên thời kỳ này bạn cần nhiều sáp nhất.
+ Giai đoạn sau khi đã quen với việc mang khí cụ rồi, môi má cũng trở nên chai sạn hơn thì nhu cầu sáp nha khoa giảm xuống, thậm chí nhiều bạn không cần dùng.
Bạn cũng cần chú ý cho mình, sáp nha khoa sử dụng trực tiếp trong miệng, nghĩa là ngậm trong môi trường nước bọt, chúng ta có thể nuốt bất cứ lúc nào, bạn nên chọn một sản phẩm tin cậy. Có thể tìm recomment từ chính nha sĩ của bạn, hoặc mua những sản phẩm nổi tiếng, đắt đắt tí xíu, nhớ kiểm tra hạn sử dụng cẩn thận bạn nhé.
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ
Rửa sạch tay với xà phòng, nước sạch trong vòng ít nhất 20 giây và sát khuẩn, sau đó làm khô tay trước khi dùng sáp để tránh dẫn vi khuẩn cho răng nướu.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp
Điều này giúp giảm vi khuẩn trong miệng, giúp sáp nha khoa đứng trên một môi trường sạch sẽ. Nếu vội không kịp chải răng trước khi dùng sáp, ít nhất bạn cũng phải làm sạch vị trí cần xử lý.
Bạn cũng nên làm khô mắc cài, vì trên nền khô thì sáp sẽ bám chắc chắn hơn là nền ẩm ướt, bạn có thể thổi khô hoặc sử dụng bông, giấy để lau trực tiếp.
Bước 4: Bấm một ít sáp đủ dùng cho 1 vị trí duy nhất
Bạn lấy lượng sáp vừa đủ, vê miếng sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng ít nhất là 5s, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp hơi mềm ra tí xíu, dễ dàng khi thực hiện thao tác.
Sáp có thể bịt kín bất cứ điểm sắc nhọn nào trong miệng, những vị trí thường hay gặp là mắc cài, chỉ thép buộc vùng răng phía trước, dây cung thừa ra ở các răng sau. Vị trí có thể dễ dàng phát hiện ra bằng cảm nhận đau và đối chiếu vị trí tương ứng chọc vào đó. Bạn cần bảo vệ để vết thương không lan rộng, lan nhanh ra xung quanh tránh các nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 5: Đặt sáp
+ Bạn sử dụng ngón tay vê sáp thành hình tròn, sau đó đưa vào và miết vào vị trí bị đau do mắc cài, nếu mắc cài ở tận phía trong răng hàm, thì bạn chỉ dùng ngón trỏ, luồn ngón trỏ vào sâu. Bạn nên cố gắng miết sáp để dàn đều và dính chặt lên mắc cài.
+ Khi bạn áp sáp vào mắc cài thì ngay lập tức vị trí đau sẽ biến mất, nếu bạn còn cảm nhận bất cứ điểm đau nào khác thì bạn hãy bôi lên đó tiếp nhé.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp niềng răng khấp khểnh trả góp 0% TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa
+ Bạn hãy luôn mang theo sáp bên mình, vì sáp cũ trên răng có thể bị rơi ra bất cứ lúc nào mà mình bất cẩn.
+ Không bao giờ được để miếng sáp bám trên răng quá 2 ngày vì có thể gây tích tụ mảng bám khởi phát sâu răng, viêm lợi, mất khoáng bề mặt men răng sau này.
+ Sáp nha khoa cũng đọng, thấm thức ăn vì vậy nếu trong quá trình ăn nhai không quá đau đớn bạn có thể bỏ sáp ra. Sau bữa ăn mình sẽ đặt trở lại.
+ Sáp nha khoa rất an toàn vì vậy có thể để như vậy mà đi ngủ, vì các bạn biết lúc ngủ hàm của chúng ta không hoàn toàn đứng yên, nó vẫn có thể nghiến, hoặc bạn thay đổi tư thế áp má xuống gối, chỗ bị xước có thể gây ra cơn đau điếng người làm bạn thức giấc. Một miếng sáp nha khoa vào vị trí đó cũng rất hữu ích.
+ Với bệnh nhân niềng răng là trẻ em, thì bạn nên tháo ra cho bé, vì nguy cơ sáp nha khoa lọt vào đường thở sẽ nguy hiểm.
+ Bạn có thể tháo miếng sáp trước khi đánh răng, hoặc bạn có thể đánh răng và sáp sẽ theo bàn chải đi ra ngoài luôn cũng đc.
Nếu không dùng sáp nha khoa thì có giải pháp thay thế nào không?
Trả lời: Bạn có thể dùng silicone, silicone thì đàn hồi tốt hơn, bám dính chắc chắn hơn sáp nhiều, dễ vê tròn, dát mỏng, không ngấm nước bọt và có bề mặt đặt biệt trơn láng. Tuy nhiên nhược điểm của silicone là đắt, và bạn phải tạo môi trường khô thì silicone mới tạo hình được.
Trong trường hợp bạn không thể khống chế được các cơn đau, cơn đau kéo dài dai dẳng thì nên liên hệ với nha sĩ để có những tác động hiệu quả và triệt để hơn bạn nhé
Qua thông tin trên, bạn có thể thấy rằng sáp chính là bảo bối giúp bạn giảm đau, giúp bạn vượt qua hành trình niềng răng vất vả một cách nhẹ nhàng nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về việc sử dụng sáp khi niềng răng, hãy liên hệ ngay với nha khoa Thùy Anh, bác sĩ chuyên khóa sẽ giải đáp miễn phí mọi thắc mắc của bạn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh