Các loại mắc cài niềng răng thông dụng và bí quyết lựa chọn
Bác sĩ chỉnh nha có thể sử dụng mắc cài kim loại buộc chun hoặc thông minh, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong để niềng răng cho bạn. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây sẽ là thông tin về các loại niềng răng mắc cài và những bí quyết lựa chọn mắc cài niềng răng.
Mắc cài niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nụ cười rất được ưa chuộc hiện nay. Không lâu nữa, làn sóng chỉnh nha sẽ lấn át răng sứ, vì giá trị cốt lõi và tính văn minh của loại hình điều trị này. Trong các hình thức niềng thì niềng răng mắc cài vẫn là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mắc cài niềng răng là khí cụ chỉnh nha được sử dụng cùng dây cung để tạo lực kéo răng. Hiện nay có các loại mắc cài niềng răng khác nhau đang được áp dụng.
Các loại mắc cài niềng răng thông dụng
1. Các loại niềng răng mắc cài kim loại
1.1. Mắc cài kim loại thường
Là loại mắc cài kinh điển, có lịch sử ra đời đầu tiên so với các loại khác. Mắc cài có thể làm bằng vật liệu thép không gỉ, kim loại quý… dây cung mắc vào mắc cài bằng cách buộc chun hoặc dây thép.
Loại mắc cài này đòi hỏi bạn phải có nhiều lần hẹn hơn với nha sĩ để kịp buộc và kích hoạt dây cung, bạn cũng sẽ hay bị dắt thức ăn, vướng víu, thường bị chọc vào môi má hơn do các dây thép buộc chằng chịt lên trên. Chun buộc là môi thường lý tưởng để mảng bám phát triển lâu ngày tích tụ vết ố, làm đổi màu chun, thậm chí có mùi rất khó chịu.
1.2. Mắc cài kim loại tự buộc thông minh
Mắc cài thông minh có nắp trượt, tự động đóng mở để khóa dây cung vào khe mắc cài, không cần buộc chun hay dây thép nên dễ chịu hơn cho toàn bộ quá trình niềng răng.
Mắc cài tự buộc/thông minh duy trì lực tác động liên tục của khóa tự buộc vào dây cung nên bạn giảm được số lần hẹn với nha sĩ, rút ngắn thời gian điều trị. Dây cung cũng trượt ít ma sát hơn nên điều trị thuận lợi khi kéo đóng khoảng cũng như dàn đều.
Mắc cài tự buộc thông minh có thể làm từ kim loại thép không rỉ hoặc sứ. Mắc cài tự buộc thiết kế nhỏ gọn hơn mắc cài buộc chun nên nhìn thẩm mỹ và sang hơn.
1.3. Mắc cài Pitt/Damon
Là dòng mắc cài tự buộc đầu tiên trên thế giới được sản xuất bởi hãng Ormco. Cơ chế hoạt động tương tự như mắc cài truyền thống nhưng mắc cài này không sử dụng dây chun mà dây cung và mắc cài được kết nối với nhau bằng công nghệ tự buộc độc đáo.
Ưu điểm là dễ sử dụng, tích lực lâu hơn, có độ bền cao, thao tác nhanh chóng giúp di chuyển răng nhẹ nhàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
2. Mắc cài niềng răng bằng sứ
Là mắc cài được làm từ sứ và các hợp kim vô cơ khác, có nhiều màu khác nhau thích hợp với màu răng nên thẩm mỹ, giảm lộ mắc cài. Cách thức hoạt động của mắc cài sứ tương tự như mắc cài kim loại.
Ưu điểm của mắc cài sứ là tính thẩm mỹ cao, khi đeo mắc cài sứ nếu đứng cách người khác khoảng 3 – 5m thì bạn sẽ không bị phát hiện là đang đeo niềng. Phù hợp với những bạn có đặc thù công việc phải giao tiếp nhiều.
Mắc cài sứ được làm từ sứ nên không đây kích ứng mô mềm. Góc cạnh của mắc cài sứ cũng ít gò nên sẽ không gây vướng víu, tổn thương cho môi, má.
Nhược điểm của mắc cài sứ là cồng kềnh, dễ bị vỡ mẻ do đặc tính ăn nhai người việt hay ăn đồ cứng dai, cơ sinh học điều trị cũng không thuận lợi bằng các loại mắc cài kim loại.
Phần chốt niềng răng cũng cao nên gây cảm giác cộm, vướng víu, không thoải mái.
3. Mắc cài niềng răng mặt trong
Sự khác biệt của phương pháp này so với các loại mắc cài khác chính là ở vị trí gắn mắc cài. Thay vì gắn ở phía ngoài thì tất cả mắc cài và khí cụ được gắn vào mặt trong của răng để tạo lực kéo dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Ưu điểm của mắc cài mặt trong có là đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao khi niềng, còn nhược điểm chính là chi phí cao và việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ điều trị cũng phải có kỹ thuật chuyên môn cao mới có thể thực hiện.
Yếu tố quyết định giá trị các loại mắc cài niềng răng
Mỗi loại mắc cài niềng răng lại có nhiều hãng khác nhau sản xuất – phân phối, cùng là mắc cài thường nhưng có những hãng rất đắt, lại cũng có những hãng rất rẻ như mắc cài Trung Quốc. Thực ra thì giá trị của các loại mắc cài niềng răng được đánh giá thông qua:
+ Tính chính xác của việc chế tác mắc cài: Mắc cài rất nhỏ, lại chứa đựng nhiều chi tiết trên đó, các chi tiết càng chế tác chính xác thì càng ít biến chứng xảy ra sau này.
+ Việc chế tác đế mắc cài niềng răng cực kỳ quan trọng: Mắc cài tốt thì phần đế được xử lý kỹ nên hạn chế bong dán sau này. Phần đế thiết kế mỏng, đồng đều, phù hợp giải phẫu thân răng cũng khiến kết quả chỉnh nha đẹp hơn, không bị hiện tượng răng lệch cung khi tháo.
+ Thiết kế rãnh mắc cài: Thể hiện độ torque của hệ mắc cài đó, rãnh mắc cài cũng là nơi dây cung luồn vào nhằm tác động lực di chuyển răng, chính vì vậy rãnh mắc cài phải chế tác chính xác, nếu không điều trị chắc chắn có biến chứng.
+ Vật liệu làm mắc cài: Mắc cài xịn thì khi bạn ăn uống hay tác động lực kéo sẽ ít bị vỡ, mẻ, cong vênh. Ngoài ra, sự đồng bộ về hệ thống vật liệu, gia công chính xác giúp cơ chế trượt lý tưởng hơn, giảm được ma sát bất lợi trong quá trình nha sĩ kích hoạt lực.
Vì những điều kể trên, nha sĩ sẽ lọc ra một số thương hiệu uy tín, có độ tin cậy cao, để sử dụng vừa tốt cho bệnh nhân vừa đảm bảo an toàn hành nghề. Các loại mắc cài trôi nổi của Trung Quốc tuyệt đối không nên sử dụng.
Mắc cài niềng răng có vai trò rất quan trọng trong quá trình niềng răng nên trước khi nha sĩ gắn nó lên răng của bạn, bạn nên yêu cầu nha sĩ cho xem tem mác, để tiện tra cứu xem loại nha sĩ sử dụng cho bạn có chính xác là loại bạn đã chọn không.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-su-gia-bao-nhieu-uu-diem-cua-mac-cai-su/
Giá các loại niềng răng mắc cài là bao nhiêu?
Giá các loại niềng răng mắc cài trung bình hiện nay từ 20 – 65 triệu. Mắc cài thông minh chi phí sẽ cao hơn mắc cài buộc chun, mắc cài sứ sẽ cao hơn mắc cài kim loại. Và loại cao nhất hiện nay đó là mắc cài mặt trong. Ngoài ra, giá các loại niềng răng mắc cài cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người, trường hợp cần sử dụng khi cụ sẽ tính thêm chi phí, nếu không sẽ là trọn gói.
Dưới đây là bảng giá niềng răng mắc cài tại nha khoa Thùy Anh bạn có thể tham khảo:
Loại niềng răng | Giá niêm yết (2 hàm) | Giá khuyến mãi (2 hàm) |
Mắc cài thép buộc chun | 28.000.000đ | 25.000.000đ |
Mắc cài tự khóa thông minh | 33.000.000đ | 30.000.000đ |
Mắc cài Pitts | 39.000.000đ | 35.000.000đ |
Mắc cài sứ thẩm mỹ | 45.000.000đ | 40.000.000đ |
Mắc cài sứ thẩm mỹ thông minh | 50.000.000đ | 45.000.000đ |
Niềng răng mặt lưỡi |
65.000.000đ | 50.000.000đ |
Mắc cài OrthoClassic – Mỹ |
23.000.000đ | 20.000.000đ |
Niềng răng trong suốt Invisalign | 90.000.000 – 140.000.000đ | 45.000.000đ – 100.000.000đ |
Bí quyết lựa chọn các loại niềng răng mắc cài
+ Nếu bạn yêu cầu cao về thẩm mỹ trong thời gian niềng răng, sợ xấu khi đeo niềng thì bạn nên chọn mắc cài sứ, mắc cài mặt trong thậm chí cả những loại hình niềng răng khác như niềng vô hình bằng máng trong suốt invisalign.
+ Nếu tài chính của bạn hạn chế, bạn có thể chọn mắc cài kim loại buộc chun. Loại mắc cài này cũng sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bạn nếu quá trình niềng răng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ niềng răng giỏi chuyên môn.
Tuy nhiên dùng mắc cài thường bạn phải chấp nhận đến nha sĩ nhiều hơn, mắc cài có thể chọc vào môi má khó chịu hơn, thời gian tháo tác trên ghế răng cũng dài hơn, ngoài ra bạn cũng phải rất chăm chỉ vệ sinh răng miệng do hệ thống dây chun và thép buộc làm mắc và lắng đọng thức ăn nhiều.
+ Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn nên chọn mắc cài tự buộc. Đó là sự lựa chọn tốt nhất, thông minh nhất cả về trải nghiệm điều trị lẫn hiệu quả điều trị.
Ở Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn đang tồn tại tình trạng chọn chi phí niềng răng dựa vào việc chọn loại mắc cài. Thực tế ra, chi phí điều trị phải dựa vào độ nặng nhẹ của ca lâm sàng mới đúng. Mắc cài thì cũng chỉ là 1 trong những loại vật liệu, loại phương tiện để nha sĩ di chuyển răng đến vị trí mong muốn.
Ở một số nước phát triển, nha sĩ sẽ tính chi phí điều trị dựa vào sự phức tạp của kế hoạch điều trị và cho phép bạn thoải mái chọn loại mắc cài, loại nào cũng từng đó tiền. Khi đó bệnh nhân sẽ được khuyên dùng mắc cài tự buộc kim loại nhiều hơn là mắc cài sứ và mắc cài thường vì tính ưu việt của nó.
Trên đây là thông tin về các loại mắc cài niềng răng và bí quyết chọn loại mắc cài phù hợp với bạn. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp nhất nhé.
>>> Xem thêm: Niềng răng trả góp 0 lãi suất
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh