Giai đoạn nào là đau nhất trong một cuộc nhổ răng? Nha khoa Thùy Anh

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng trải qua một lần nhổ răng trong đời. Mỗi khi nói đến nhổ răng trong mỗi chúng ta đều rất sợ… nó còn là nỗi ám ảnh của một số người vì nhắc đến nó là ai cũng nghĩ đến việc nhổ một chiếc răng ra sẽ rất “đau”. Nhổ răng không đau là làm cho bênh nhận không cảm thấy đau trong 1 cuộc nhổ răng hay phương pháp vô cảm trong gây tê. Phương pháp này phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tê của bệnh nhân và kỹ thuật gây tê của bác sĩ.

Tuy nhiên trong nhổ răng sẽ xuất những thời điểm bệnh nhân bị đau đó là khi mà khả năng vô cảm bị suy yếu hay là thuốc tê giảm tác dụng. Vậy thì thời điểm nào thuốc tê bị suy yếu hay giai đoạn nào là đau nhất trong nhổ răng? Bác sĩ Cương – trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng sẽ thông tin tới bạn vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Trường hợp bệnh nhân có chỉ định nhổ răng 

Đây là case nhổ răng do chính bác sĩ Cương thực hiện. Các bạn cùng xem những khó khăn gặp phải trong case này nhé.

Bệnh nhân 27 tuổi, đau răng 38 hàm dưới bên phải, khám sưng nề vùng răng 38. Bệnh nhân há miệng tốt. Chụp X – Quang thấy răng 38 mọc lệch gần 90 độ, có 2 chân phân kỳ, chân răng dài, dùi trống, gần sát ống thần kinh, khe dây chằng nha chu rất hẹp, mật độ xương đặc (trên phim cản quang trắng lên quanh vùng răng 8). 

Có thể thấy đây là 1 ca răng khó phải nói là rất khó trong phân loại nhổ răng khôn.

Đầu tiên là giai đoạn gây tê

Tại sao giai đoạn này lại đau mặc dù là chúng ta rất rõ ràng là tiêm thuốc tê vào phải hết đau, nhưng tại sao lúc tiêm tê lại có cảm giác đau hay đau buốt. Thật ra khi ta tiêm tê vào thì vùng tê bị tăng áp lực đột ngột gây đau, ngoài ra thì cũng do nồng độ PH của thuốc tê khác với nồng độ PH môi trường cơ thể nên gây đau.

Với các bác sĩ chuyên môn sâu sẽ khéo léo đưa một lượng vừa đủ thuốc tê vào mà không làm tăng áp lực, giúp thuốc tê khuếch tán ra xung quanh kiểm soát tối đa cơn đau cho bệnh nhân. Từ đó tăng hiệu quả thuốc tê cũng như một trải nghiệm nhẹ nhàng cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu này.

Giai đoạn gây tê không hiệu quả mà vẫn phải nhổ cho xong

Thật ra thì không có chiếc răng nào là không thể gây tê được chỉ là chúng ta gây tê chưa đúng cách. Gây tê tốt sẽ làm cho cuộc nhổ răng của bệnh nhân trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu.

Nguyên nhân gây tê kém hiệu quả 

– Viêm tổ chức mô mềm quanh răng 38 làm cho tác dụng của thuốc tê bị giảm ảnh hưởng đến việc gây tê tại chỗ.

– Chân răng dài, xương đặc, khe dây chằng nha chu hẹp dẫn đến việc ngấm thuốc tê chậm, khó thực hiện kỹ thuật gây tê dây chằng.

Vì vậy, đối với trường hợp trên thì bác sĩ cần nhận định chính xác để có thể gây tê hiệu quả tối đa như kết hợp tê vùng và tê tại chỗ diện rộng hơn, có thể gây tê nội tủy nếu cần và đặc biệt cũng rất quan trọng đó là thời gian chờ sau khi gây tê (khoảng 5 – 10phút) cũng sẽ lâu hơn nhằm giúp thuốc tê có thể ngấm sâu vào tổ chức mô. Và chúng ta chỉ nên nhổ răng khi đã gây tê tốt, khi chưa gây tê được thì không được nhổ răng.

Trong case này sau khi nhổ răng xong bệnh nhân trong lúc ngồi chờ theo dõi thì vẫn xem điện thoại và không có cảm giác đau nhức gì mặc dù vừa trải qua thời gian phẫu thuật khá là lâu (trên 1 tiếng).

Giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn thoát tê trong khi nhổ

Các bạn thử tưởng tượng đang nhổ răng mà chiếc răng của mình vẫn chưa được lấy ra mà cơn đau kéo đến, ảnh hưởng tâm lý là yếu tố tăng mức nhạy cảm với cơn đau. Bệnh nhân cực kỳ ám ảnh như là bị tra tấn thần kinh mà nguyên nhân của nó có thể là do: Viêm mô mềm quanh răng, kỹ thuật gây tê chưa tốt, bóc vạt quá sớm, ca nhổ răng kéo dài quá lâu. Vậy thì để khắc phục chúng ta cần gây tê bổ sung tê tại chỗ (như tê dây chằng, tê nội tủy), tê vùng nhằm bổ sung lượng thuốc tê đã mất để có thể kết thúc ca một cách an toàn, nhẹ nhàng, không gây ám ảnh cho bệnh nhân.

Một lưu ý nhỏ trong nhổ răng khi chúng ta cảm thấy đau có thể giơ tay trái để thông báo cho bác sĩ để bác sĩ kịp thời bổ sung thuốc tê.

Giai đoạn 3 là giai đoạn sau nhổ răng

Giai đoạn này thuốc tê bắt đầu giảm tác dụng do cơ chế đào thải của cơ thể và đỉnh điểm là 1,2 tiếng sau nhổ răng, sau đó cơn đau sẽ hạ dần. Việc giúp bệnh nhân giảm đau hay vượt qua giai đoạn này bằng cách tăng thời gian tê như gây tê bổ sung một lượng vừa đủ, nhổ răng sang chấn tối thiểu là cực kỳ cần thiết.

Thông thường sưng, đau trong khoảng 3 ngày đầu là biểu hiện bình thường của cơ thể và sau đó các triệu chứng này sẽ giảm dần nhưng một vài trường hợp sau nhổ 3 đến 5 ngày cơn đau trở lại và ngày càng tăng thì chúng ta cần thông báo cho bác sĩ và cần quay lại để kiểm tra. 

Bất thường của huyệt ổ răng, một trong số đó là giai đoạn viêm sau nhổ răng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm sau nhổ răng là: sau khi nhổ chưa làm sạch huyệt ổ răng, huyệt ổ răng bị dắt thức ăn hay cục máu đông trong huyệt ổ răng tiêu quá nhanh dẫn đến viêm ổ răng khô và tình trạng này có nguy cơ cao hơn với những người hút thuốc lá.

Tùy vào tình trạng viêm huyệt ổ răng mà cơn đau có thể có nhiều mức độ khác nhau; mức độ đau nhẹ, âm ỉ kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân cho đến rất đau, cơn đau dữ dội, đau lan lên đầu đến mất ăn mất ngủ.

Ngoài ra trên phim toàn cảnh ta còn thấy chân răng nằm sát ống thần kinh răng dưới. Chúng ta có thể chụp thêm phim CT-conbeanm, bác sĩ sẽ cố gắng lấy bỏ toàn bộ chiếc răng 8 nhưng với trường hợp chân răng quá gần ống thần kinh thì có thể chủ động để lại phần chóp tránh tổn thương đến thần kinh.

Kết luận chung là để tiên lượng mức độ khó của răng chúng ta cần dựa vào các yếu tố như: Tình trạng mô viêm quanh răng, há miệng của bệnh nhân có hạn chế hay không, mật độ xương,… ngoài ra cần có phim panorama, phim CT conbean, phim cận chóp để từ đó có chẩn đoán và kế hoạch chính xác trong từng trường hợp cụ thể.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background