Trẻ bị phanh môi bám thấp không cắt có sao không? Bác sĩ Trí Nhân

Phanh môi là một nếp gấp niêm mạc có hình lăng trụ tam giác, xuất phát từ bề mặt phía trong của môi bám vào ranh giới niêm mạc miệng – lợi. Phanh môi có tác dụng giữ môi trên ôm khít bờ miệng, tạo nên nụ cười đẹp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điểm bám tận cùng của phanh môi lại nằm ở vị trí dưới. Đây đều là những trường hợp phanh môi bám thấp. Vậy trẻ bị phanh môi bám thấp có sao không? Phẫu thuật cắt phanh môi có cần thiết và an toàn hay không?

Vì vậy, trong bài viết này bác sĩ Trí Nhân, trực thuộc chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng Nha Khoa Thùy Anh sẽ mang đến cho các bạn thông tin về phanh môi và trẻ bị phanh môi bám thấp không cắt có làm sao không?

Độ bám của phanh môi là gì? Như thế nào là phanh môi bám bất thường?

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phân độ bám của phanh môi và như thế nào là phanh môi bám bất thường. 

Độ 1: Khi phanh bám vào ranh giới niêm mạc miệng – lợi, đây được xem là tình trạng phanh môi bám bình thường.

Độ 2: Khi phanh bám vào vùng lợi dính

Độ 3: Khi phanh bám tới nhú lợi

Độ 4: Khi phanh môi vượt qua mỏm ổ răng bám vào niêm mạc nhú lợi phía khẩu cái

Hậu quả của phanh môi bám thấp

Phanh môi bám thấp thường sẽ gây ra tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc hoặc sai lệch khớp cắn cho trẻ như tạo ra khe hở giữa 2 răng cửa giữa. Một số trường hợp nó còn làm xoay, lệch lạc các răng cửa. 

Trường hợp phanh môi bám thấp, đặc biệt là độ 3, 4 không chỉ ảnh hưởng tới môi và xương hàm, mà còn tác động tới mô nha chu vùng răng cửa trên, gây co kéo lợi, khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, dễ tích tụ mảng bám. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến túi nha chu, tiêu xương, tụt lợi,.. ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy khi trẻ gặp tình trạng phanh môi bám thấp, nhiều cha mẹ thường lo lắng về khoảng hở ở giữa các răng cửa trên. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng phanh môi bám thấp có thể sẽ giảm dần khi các răng nanh vĩnh viễn hàm trên mọc. Ngoài ra, có một vài quan điểm trái chiều về vai trò của phẫu thuật cắt phanh môi trong điều trị khe thưa, nhưng nó hiếm khi được chỉ định trong giai đoạn răng hỗn hợp mà thường được tiến hành trong giai đoạn đang chỉnh nha. 

Theo y văn: Phẫu thuật cắt phanh môi chỉ nên tiến hành khi phanh môi là nguyên nhân gây ra khe thưa giữa các răng cửa giữa hàm trên. Việc xác định chính xác nguyên nhân chỉ khi răng nanh đã mọc. Do đó phẫu thuật cắt phanh môi trên trước 11 tuổi thường không được chỉ định. Vì vậy, trẻ không nên phẫu thuật cắt phanh môi trước 11 tuổi, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Vậy khi nào trẻ được chỉ định cắt phanh môi trước 11 tuổi?

Theo Bệnh Học Nha Chu của Carranza: “Phanh môi gây ra vấn đề nếu nó bám quá gần viền lợi. Lực căng ở phanh môi sẽ kéo viền lợi ra xa răng. Tình trạng đó diễn biến lâu dài là điều kiện thuận lợi dẫn đến tích tụ mảng bám và khiến việc chải răng không có hiệu quả”. 

Cùng với đó, theo tài liệu bệnh học răng trẻ em: “Nếu như sự bám dính của phanh môi gây ra một lực sang chấn lên niêm mạc mặt ngoài của răng (tương đối ít gặp) thì phẫu thuật cắt phanh được chỉ định. Như vậy, phẫu thuật cắt phanh môi sớm là cần thiết nếu như trẻ gặp các vấn đề như bị đau hoặc khó khăn trong ăn nhai và phát âm.

Nếu xuất hiện khe thưa giữa 2 răng cửa, bác sĩ có thể tiến hành chỉnh nha cho bé trước khi can thiệp cắt phanh môi. Nếu răng có nguy cơ xuất hiện khe thưa tái phát sau khi đã điều trị bằng chỉnh nha, khi đó bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt phanh môi. 

Lưu ý: Không nên phẫu thuật cắt phanh môi trước khi đóng khe thưa, bởi vì vị trí cắt có thể hình thành sẹo khiến cho không thể đóng kín hoàn toàn khoảng hở giữa 2 răng cửa trên.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nieng-rang-cho-tre-10-tuoi-la-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/

Các phương pháp điều trị phanh môi bám thấp ở trẻ

Hiện nay, có 2 phương pháp cơ bản để điều trị phanh môi là: 

+ Kỹ thuật cắt phanh bằng kéo/dao thường 

+ Kỹ thuật cắt bằng laser– một kỹ thuật tiên tiến đã và đang được thực hiện tại nha khoa Thùy Anh.

Cắt phanh môi bám thấp bằng tiểu phẫu
Cắt phanh môi bám thấp bằng tiểu phẫu

Một số trường hợp chống chỉ định cắt phanh môi

Trong một số trường hợp phanh môi bám thấp nhưng được chống chỉ định cắt phanh môi, má, lưỡi là khi bệnh nhân còn quá nhỏ hoặc thể trạng quá suy kiệt hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính hay mãn tính mà chưa được điều trị ổn định như bệnh về máu, tim mạch, tiểu đường,…

Những lưu ý sau khi cắt phanh môi ở trẻ

Sau khi cắt phanh môi trẻ có thể đau, sốt nhẹ trong những ngày đầu. Tại vị trí cắt phanh môi thường có vệt màu trắng, đây là phần mô được xử lý để cầm máu cho vết thương. 

Dưới đây là những lưu ý mà cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ sau phẫu thuật:

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng và không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Không nên ngậm, cắn vật cứng để tránh tình trạng chảy máu.

– Hạn chế sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng.

– Uống thuốc được kê đơn và làm theo các chỉ định của bác sĩ. 

– Khi trẻ có những dấu hiệu như: chảy máu kéo dài, khó cầm máu, trẻ có biểu hiện sốt cao, nhiễm trùng tại vị trí cắt phanh… cần đưa trẻ tái khám hoặc liên lạc ngay với bác sĩ.

Trên đây là tổng hợp thông tin về phanh môi và hiện tượng phanh môi bám thấp ở trẻ. Tóm lại, khi trẻ em bị phanh môi bám thấp chúng ta chỉ nên phẫu thuật cắt phanh môi sau khi các răng nanh vĩnh viễn mọc lên, có nghĩa là vào khoảng 11 – 12 tuổi trở lên.

Đồng thời cha mẹ cũng cân lưu ý về những dấu hiệu phanh môi bám thấp ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển và khôn lớn của trẻ sau này.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background