Nha sĩ cần chú ý những vấn đề gì khi tạo hình và dán răng sứ veneer?

Răng sứ không còn xa lạ với tất cả mọi người, bởi nó là giải pháp hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng răng ố vàng, không đều, khe thưa, vỡ mẻ và rất nhiều vấn đề khác nữa. Chụp sứ truyền thống đáp ứng được tất cả các yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ trong các điều trị nha khoa. Nhưng việc mài nhỏ răng thường khiến cho mọi người cảm thấy lo lắng. Chính vì thế veneer ra đời là giải pháp xâm lấn tối thiểu, mài rất ít và vẫn đảm bảo thẩm mỹ, chức năng của hàm răng là những ưu điểm tuyệt vời của veneer. 

Với phương pháp dán răng sứ veneer, để đạt kết quả hoàn hảo nhất, đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần nắm rõ kỹ thuật chuẩn xác. Vậy khi tạo hình và dán sứ veneer, bác sĩ cần chú ý những gì? Tất cả thông tin sẽ được bác sĩ Huy đến từ khoa phục hình thẩm mỹ trong miệng tại nha khoa Thùy Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Răng sứ veneer là gì?

Veneer là 1 mặt sứ rất mỏng, dán lên mặt ngoài răng giúp cải thiện các khuyết điểm về hình thể như khe thưa, xỉn màu, dị dạng, vỡ mẻ,… Nói đơn giản thì veneer giống như 1 chiếc áo khoác bên ngoài răng, phục hồi hình thể, khắc phục các khuyết điểm và mang lại thẩm mỹ tự nhiên cho hàm răng của bạn.

Dưới đây là 1 vài case lâm sàng giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về dán sứ veneer: 

+ Case đầu tiên là trường hợp khe thưa nhóm răng cửa trên, sau khi dán sứ veneer 4 răng thì tình trạng khe thưa đã hết, lấy lại được sự tự tin với một nụ cười trẻ đẹp.

+ Tiếp theo là một trường hợp cũng thường gặp, bạn KH có 2 răng cửa bên dị dạng hình chêm. Sau khi thực hiện kỹ thuật veneer chúng ta thấy hàm răng đều hơn, hình thể tự nhiên, màu sắc giống các răng bên cạnh. Nhìn bằng mắt thường khó có thể phát hiện được bạn đã có 2 chiếc veneer vùng răng cửa.

Đặc tính của veneer là rất mỏng, độ dày chỉ từ 0,3 – 0,5mm. Trong hình bên dưới chúng ta có thể thấy độ dày của miếng veneer này chỉ 0,2mm.  

Chính vì đặc tính mỏng như vậy, BS điều trị cần có sự chỉn chu và tỉ mỉ trong khâu thiết kế, tạo hình và dán dính sứ. Vậy có những vấn đề gì cần lưu ý, chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết. 

Những vấn đề khi tạo hình và dán sứ veneer bác sĩ cần lưu ý?

Thứ 1: Xây dựng  kế hoạch điều trị rõ ràng

Chẩn đoán và lên kế hoạch là việc không thể bỏ qua. Kế hoạch chi tiết luôn được chuẩn bị và có đồng thuận của khách hàng trước khi bắt tay vào thực hiện. 

Tại nha khoa Thùy Anh, công nghệ Digital Smile design dựa theo các tiêu chuẩn về gương mặt, nụ cười, khớp cắn cùng với các mong muốn của khách hàng giúp tối ưu kết quả điều trị. 

Với những trường hợp chỉ làm 1 vài răng đơn lẻ thì gần như rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần làm lại hình thể, màu sắc cho tương đương răng bên cạnh. 

Đối với trường hợp thẩm mỹ nhiều răng hay toàn hàm, thì trước khi điều trị, bác sĩ cần chụp ảnh gương mặt, nụ cười đầy đủ từng tư thế, lấy dấu mẫu hàm và lên kế hoạch smile design cho khách hàng xem trước. Khi đó bạn sẽ chọn được hình dáng và màu sắc răng phù hợp gương mặt, sở thích, tính cách. Và cũng hình dung được nụ cười sau điều trị sẽ như thế nào một cách tường minh. 

Thứ 2: Sau khi lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn mài mô răng

Một vài chú ý chú ý khi mài răng làm răng sứ veneer: 

Phải xác định được dạng veneer sẽ mài

Có 3 loại veneer thường dùng như trong hình trên. Sự khác nhau giữa các loại, nằm ở việc mài rìa cắn các răng. 

– Loại A có tên incisal overlap là miếng dán phủ mặt ngoài rìa cắn và 1 phần mặt trong. Vì thiết kế như vậy nên veneer sẽ rất ổn định, tuy nhiên đặc biệt cần lưu ý về tiếp xúc khớp cắn với răng đối diện khi ăn nhai, và phải đảm bảo sự trơn tru của phần tiếp nối, tránh gây khó chịu trong hoạt động ăn nhai.

– Loại B butt margin chỉ định đa dạng nhất, mài ít hơn, lại dễ tạo hiệu ứng rìa cắn giúp tăng thẩm mỹ, không thay đổi khớp cắn nên rất dễ chịu khi sử dụng.

– Cuối cùng là mặt dán dạng màng feather, chỉ bao phủ mặt ngoài. Loại này chắc hẳn các bạn rất thích vì mài cực ít, trước sau mài gần như không có sự khác biệt nhiều, thẩm mỹ tốt và khớp cắn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên loại này sẽ hơi khó khi gắn veneer do dễ bị xoay lệch. 

Mỗi loại veneer đều có ưu nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ cần khám kỹ và đưa ra chỉ định trước điều trị. Dù là overlap, butt margin hay feather thì mức độ mài của veneer cũng là rất ít nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm. 

Thứ 3: Lượng  mô răng cần mài

Thông thường với veneer chúng ta chỉ cần mài rất ít hoặc thậm chí không mài. Mức độ mài trung bình từ 0,3 – 0,5mm tại cổ răng, 0,3 – 0,7mm mặt ngoài và 1 – 1,5mm phía rìa cắn. Con số cụ thể sẽ tùy vào tình trạng răng, ví dụ như răng lệch ngoài sẽ mài nhiều hơn, răng dị dạng nhỏ hoặc lệch trong có thể không mài hoặc mài rất ít,…

Việc mài sửa soạn nên dựa trên hình dạng sau cùng của phục hình mà chúng ta mong muốn thông qua mẫu mockup mô phỏng trên miệng (có được sau khi thiết kế smile design). Việc này sẽ giúp tiết kiệm 1 lượng men đáng kể và tăng độ bền về lâu dài.

Lượng mô răng cần sửa soạn cũng liên quan đến màu sắc phục hình sau cùng. Trong cuốn The Science and Art of Porcelain Laminate Veneer, Dr. Galip Gurel đã đưa ra 1 nguyên tắc: Cứ 0,2mm mài sửa soạn sẽ tăng được 1 tông màu. 

Khi thực hành lâm sàng, chúng tôi thường sử dụng mũi định hướng 3 bánh xe như hình dưới đây để dễ dàng xác định chính xác độ sâu cần mài, k mài thiếu hay mài quá nhiều mô răng của bạn.

Có 1 nguyên tắc khi sửa soạn mà bác sĩ luôn phải lưu ý đó là mài răng theo các bình diện – tôn trọng giải phẫu răng. Thực tế là răng của bạn không phẳng lì như mặt bàn mà luôn có các diện cong lồi theo góc khác nhau nhằm đảm bảo thẩm mỹ và chức năng.

Mặt ngoài răng cửa sẽ có 3 vùng giải phẫu cần lưu ý.

– Lồi cổ răng là vùng thoát thức ăn giúp bảo vệ nướu khỏi tác động của thức ăn trong quá trình nhai và nghiền.

– Rìa cắn liên quan đến cung cười, thẩm mỹ, phát âm. 

– Bình diện giữa rìa cắn và cổ răng liên quan trực tiếp đến cử động môi khi há ngậm miệng. 

Bạn thử tưởng tượng, nếu chiếc răng sau làm bị chìa ra ngoài thì việc ngậm miệng sẽ rất khó, hay 1 chiếc răng dài quá mức gây cắn môi liên tục cũng làm cho bạn vô cùng khó chịu.

Để sản phẩm sau cùng đảm bảo được nguyên tắc về giải phẫu, khi sửa soạn veneer bác sĩ sẽ phải mài theo 3 bình diện giải phẫu, đặt mũi khoan theo các hướng khác nhau, tao thành 1 diện cong đều đặn mặt ngoài giống như hình dưới đây.

Thứ 4: Lưu ý quan trọng khi sửa soạn là luôn phải bo tròn các góc cạnh và đánh bóng

Việc tạo ra 1 bề mặt răng trơn nhẵn, k có các góc cạnh sắc sẽ giúp tăng độ bền phục hình, giảm nguy cơ nứt gãy, vỡ sứ, tạo các điểm quang học giúp phản chiếu ánh sáng giống răng thật.

Sau khi việc sửa soạn mài mô răng hoàn tất, bác sĩ sẽ ghi dấu và chuyển dấu cho labo chế tác răng sứ dựa trên các tiêu chuẩn thẩm mỹ đã được lên kế hoạch từ ban đầu. Các veneer gắn cố định vào răng của bạn nhờ chất gắn chuyên dụng. 

Các vấn đề cần được quan tâm khi tiến hành dán sứ

Yêu cầu quan trọng dành cho vật liệu gắn veneer là phải tạo được lực dán tốt và hiệu ứng màu sắc: 

– Lực dán tạo ra nhờ các liên kết giữa men răng – chất gắn – veneer thông qua sự xói mòn bề mặt men và sứ, tạo ra lưu giữ hóa học và vi cơ học đảm bảo cho độ bền chắc của phục hình. 

– Màu phục hình sau cùng tạo bởi màu của veneer (60%), màu của chất gắn (10%) và màu của cùi răng (30%). 

Khi cùi răng sáng (ND1,2,3) veneer sẽ rất thuận lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể đẩy những màu răng sứ rất sáng như 0M1, 0M2. Nhưng khi cùi răng tối (ND4,5,6) thì lựa chọn màu răng quá sáng lại tương đối mạo hiểm, phục hình không còn trong như với các cùi sáng màu. Các màu 1M1, 0M3 dễ đạt thẩm mỹ cao hơn các màu quá sáng. Còn với các màu cùi quá tối như ND7,8,9 thì veneer không phải lựa chọn tối ưu.

– Có 1 mẹo nhỏ khi gắn veneer để chúng ta dễ dàng hình dung ra kết quả sau cùng, đó là thử màu với các tuýp try-in. Try-in là vật liệu dùng để thử màu chất gắn, có các dải màu từ Light – natural – warm giống với màu vật liệu gắn sau cùng. Khi làm ít răng, nếu màu veneer sáng hơn hoặc tối hơn răng thật một chút thì chúng ta có thể dùng chất gắn để điều chỉnh màu sắc cho hài hòa hơn.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy tham khảo các case dưới đây: Bạn khách hàng đến nha khoa Thùy Anh với tình trạng răng ố vàng, mòn mẻ rìa cắn nhiều răng, khe thưa 2 răng cửa giữa hàm trên, các tam giác đen hàm dưới.

Bác sĩ chỉ định màu cùi case này là ND5 – 6. Màu răng sau điều trị là 0M3.

Dưới đây là hình ảnh trước và sau khi dán veneer của bạn, các khuyết điểm đã khắc phục hoàn toàn.

Trên đây là 1 vài lưu ý khi tạo hình và dán sứ veneer bác sĩ Huy chia sẻ tới bạn đọc. Dán sứ veneer là giải pháp phục hình răng với nhiều ưu điểm tích hợp, để phương pháp này phát huy hiệu quả tối ưu thì trình độ của bác sĩ có vai trò rất quan trọng, các bạn cần lưu ý lựa chọn kỹ địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn trước khi thực hiện điều trị nhé. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background